Đề xuất không miễn thuế với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới

Don Jong Un

Thôi vậy thì bỏ
Vatican-City

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua giao dịch thương mại điện tử (TMĐT).​

Theo báo cáo từ Metric, chỉ trong quý I/2025, người tiêu dùng Việt Nam đã đặt mua hơn 80,6 triệu sản phẩm từ các nhà bán quốc tế thông qua nền tảng Shopee. Giá trị trung bình mỗi sản phẩm chỉ vào khoảng 45.206 đồng – chưa đến 2 USD, mức giá này đã bao gồm cả chi phí vận chuyển, hoặc được miễn phí ship nhờ chính sách hỗ trợ từ nền tảng.

Những con số này cho thấy sức hút mạnh mẽ của hàng nhập khẩu giá rẻ đối với người tiêu dùng Việt, đặc biệt là nhóm khách hàng có xu hướng mua sắm tiết kiệm. Với mẫu mã đa dạng, giá thành thấp cùng chính sách hậu cần linh hoạt, hàng quốc tế nhanh chóng mở rộng hiện diện và chiếm lĩnh một phần đáng kể thị phần TMĐT. Điều này đang tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối với các nhà bán trong nước. Bên cạnh đó, dù vẫn chiếm hơn 94% doanh số trên Shopee, nhưng các nhà bán nội địa lại đang đứng trước thách thức về thuế.

Mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua giao dịch thương mại điện tử (TMĐT).

Trong đó, VCCI bày tỏ quan ngại về quy định miễn thuế nhập khẩu đối với các đơn hàng có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống. Theo VCCI, cơ chế này chưa thực sự phù hợp và có nguy cơ tiếp tục tạo ra sự bất bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước.
tmdt.jpeg

Chỉ trong quý I/2025, người tiêu dùng Việt Nam đã đặt mua hơn 80,6 triệu sản phẩm từ các nhà bán quốc tế thông qua nền tảng Shopee.
Theo thống kê cho thấy, phần lớn giá trị của các đơn hàng TMĐT thường rất không vượt quá 1 triệu đồng. Cụ thể, năm 2024, hơn 324,1 triệu sản phẩm nhập khẩu được bán qua sàn Shopee, mang lại doanh thu 14.200 tỷ đồng – tương đương giá trị trung bình chỉ khoảng 43.682 đồng mỗi sản phẩm. Điều này có nghĩa là với mức ngưỡng miễn thuế hiện hành, phần lớn hàng hóa TMĐT nhập khẩu sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu.

Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn phải nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu đầu vào. Sự chênh lệch này vô hình trung tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa nước ngoài, đồng thời dẫn đến bất bình đẳng trong chính sách thuế.

Từ cơ sở đó, VCCI kiến nghị cơ quan soạn thảo cần cân nhắc xây dựng một chính sách thuế nhập khẩu toàn diện, không áp dụng miễn giảm theo giá trị đơn hàng đối với hàng hóa TMĐT. Tuy nhiên, VCCI cũng nhận định rằng việc triển khai chính sách thuế cho TMĐT sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc áp dụng mã HS – hệ thống phân loại hàng hóa thường dùng cho hình thức nhập khẩu truyền thống.

Theo VCCI, mỗi lô hàng TMĐT thường bao gồm nhiều đơn hàng nhỏ lẻ, với nhiều mặt hàng khác nhau, dẫn đến số lượng mã HS rất lớn trong một lần nhập khẩu. Sự đa dạng này khiến việc xác định mã HS chính xác trở nên phức tạp, gây chậm trễ quá trình thông quan, ảnh hưởng đến thời gian giao nhận, thậm chí có thể dẫn đến hủy đơn hàng – gây thiệt hại cho cả người bán và sàn TMĐT. Để xử lý, VCCI kiến nghị áp dụng biểu thuế đơn giản, theo nhóm hàng hóa (giỏ hàng), thay vì phân loại chi tiết từng mã HS. Hình thức này đã được Canada áp dụng từ năm 2012 và có thể là gợi ý hữu ích cho Việt Nam

VCCI cũng lưu ý rằng việc miễn thuế đối với các đơn hàng nhỏ còn xuất phát từ nguyên lý hợp lý chi phí hành chính để thu thuế đối với những sản phẩm có giá trị thấp đôi khi vượt quá số thuế thu được. Tuy nhiên, để xử lý hiệu quả bài toán này, cần có giải pháp chính sách phù hợp hơn.

https://znews.vn/de-xuat-khong-mien...-mai-dien-tu-xuyen-bien-gioi-post1555722.html
 

Có thể bạn quan tâm

Top