Don Jong Un
Trai thôn

Công nghệ deepfake đang thổi bùng cơn ác mộng mới tại Hàn Quốc, khi hàng ngàn nạn nhân bất đắc dĩ trở thành tâm điểm của những bức ảnh ghép khiêu dâm mà họ chưa từng thực hiện. Từ học sinh, giáo viên cho đến sinh viên đại học, không ai là ngoại lệ.
Khi nạn nhân có thể là bất cứ ai
Vào một buổi trưa hè năm 2021, Ruma đang ăn trưa thì điện thoại cô bất ngờ liên tục rung lên vì những tin nhắn dồn dập.
Khi mở ra, cô như chết lặng: những bức ảnh khuôn mặt của cô, bị cắt ghép lên cơ thể khỏa thân, đang lan truyền trong một nhóm chat trên ứng dụng Telegram.
Kèm theo đó là những lời bình luận thô tục, miệt thị cùng những tin nhắn nặc danh chế nhạo: "Thấy mình trong clip sex thế này có vui không? Thừa nhận là cô thích đi".
Nạn nhân của Deepfake có thể là bất cứ ai. (Ảnh minh họa: Adobe Stock)
Cơn ác mộng chưa dừng lại khi những kẻ tấn công tiếp tục đe dọa phát tán rộng rãi hình ảnh và thách thức rằng cảnh sát sẽ không bao giờ tìm ra chúng.
“Tôi choáng váng trước những hình ảnh mà cả đời chưa từng dám tưởng tượng," Ruma chia sẻ với CNN. Vì lý do an toàn, CNN đã thay đổi tên thật của cô.
Tại Hàn Quốc, nơi từng rúng động bởi hàng loạt vụ quay lén phụ nữ trong nhà vệ sinh và tống tiền qua Telegram, công nghệ deepfake đang mở ra một mặt trận mới khốc liệt hơn.
Giờ đây, bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân, ngay cả khi họ chưa từng chụp hay gửi ảnh nhạy cảm.
Tình hình đặc biệt nghiêm trọng trong các trường học
Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, chỉ từ tháng 1 đến đầu tháng 11 năm ngoái, hơn 900 học sinh, giáo viên và nhân viên trường học đã báo cáo là nạn nhân của tội phạm tình dục sử dụng deepfake.
Con số này chưa bao gồm các trường đại học, nơi cũng ghi nhận hàng loạt vụ việc tương tự.
Trước áp lực dư luận, quốc hội Hàn Quốc đã nhanh chóng thông qua luật mới:
Nạn nhân tự mình đi tìm công lý
Khi Ruma tìm đến cảnh sát, cô được thông báo rằng yêu cầu thông tin người dùng từ Telegram khó có kết quả. Và như bao nạn nhân khác, cô nhận ra nếu chờ đợi, vụ việc của mình cũng sẽ chìm vào quên lãng.
Quyết tâm không để im lặng, Ruma cùng bạn bè đã tìm đến Won Eun-ji, nữ nhà báo, nhà hoạt động nổi tiếng từng vạch trần đường dây tội phạm tình dục số lớn nhất trên Telegram năm 2020.
Won lập một tài khoản ảo, giả dạng một người đàn ông trung niên để thâm nhập nhóm chat. Sau gần hai năm bí mật điều tra, cô phối hợp cùng cảnh sát để tiến hành bắt giữ.
Tháng 5/2024, hai cựu sinh viên của Đại học Quốc gia Seoul (SNU) bị bắt. Kẻ chủ mưu bị kết án 9 năm tù, đồng phạm lãnh 3,5 năm tù.
Tòa án nhận định: "Những hình ảnh khiêu dâm giả mạo này cực kỳ ghê tởm, những cuộc trò chuyện xung quanh chúng là cú sốc khủng khiếp... Chúng săn đuổi nạn nhân như con mồi, xúc phạm nhân phẩm họ, sử dụng ảnh từ lễ tốt nghiệp, đám cưới và cả những buổi sum họp gia đình".
Dù chiến thắng bước đầu, Ruma thừa nhận: "Tôi chưa thể hoàn toàn thanh thản. Đây mới chỉ là trận chiến đầu tiên".
Một giáo viên trung học, cô Kim, cho biết cô phát hiện mình bị nhắm tới khi học sinh gửi ảnh chụp màn hình những bức ảnh gợi dục, ghép từ hình ảnh trong lớp học của cô.
Ban đầu, đó chỉ là ảnh cơ thể bị chụp trộm. Nhưng chỉ sau hai ngày, deepfake đã biến nó thành ảnh khỏa thân sống động.
Giáo viên trung học Kim, người mà CNN chỉ tiết lộ họ vì lý do riêng tư và an toàn, chia sẻ rằng trải nghiệm này đã thay đổi cuộc đời cô mãi mãi. (Ảnh: Yoonjung Seo/CNN)
Cảnh sát cho biết họ chỉ có thể truy tìm người đăng tải nếu có lệnh tòa án gửi tới Twitter (nay đổi tên thành X), nền tảng nổi tiếng bảo vệ quyền riêng tư sau khi Elon Musk tiếp quản.
Không muốn mất thời gian, cô Kim tự mình điều tra và xác định thủ phạm là một học sinh trầm lặng trong lớp.
Dù kẻ thủ ác đã bị buộc tội, Kim thừa nhận: "Cuộc sống của tôi sẽ không bao giờ trở lại như xưa".
Cô cũng bức xúc khi công chúng thường xuyên coi nhẹ mức độ nghiêm trọng của deepfake: "Nhiều người cho rằng 'không phải cơ thể thật thì có gì nghiêm trọng.' Đó là sự thiếu hiểu biết và vô cảm".
Cuộc chiến trên không gian mạng: Chậm nhưng không bỏ cuộc
Áp lực đang gia tăng buộc các nền tảng mạng xã hội phải có hành động cụ thể.
Telegram, nơi nổi tiếng vì tính bảo mật, đã bắt đầu chia sẻ dữ liệu người dùng với chính quyền từ cuối năm ngoái, sau khi CEO Pavel Durov bị bắt tại Pháp và đối mặt với các cáo buộc liên quan đến kiểm soát nội dung yếu kém.
Đầu năm nay, Hàn Quốc ghi nhận bước đột phá đầu tiên: Cảnh sát thu thập được dữ liệu tội phạm từ Telegram, dẫn đến việc 14 người bị bắt với cáo buộc khai thác tình dục hơn 200 nạn nhân.
Trong số này có 6 trẻ vị thành niên, và hơn 70 đối tượng khác đang bị điều tra vì tạo và phát tán nội dung deepfake.
Dù đã có những thay đổi, các nạn nhân như Ruma cho rằng công lý thực sự vẫn còn rất xa.
"Không phải cứ tăng án phạt là đủ. Khi thủ phạm chưa bị bắt, khi nhiều nạn nhân vẫn phải sống trong sợ hãi, thì chúng ta vẫn chưa thực sự thay đổi được gì," Ruma nói. "Chúng ta còn cả một chặng đường dài để đi".
Khi nạn nhân có thể là bất cứ ai
Vào một buổi trưa hè năm 2021, Ruma đang ăn trưa thì điện thoại cô bất ngờ liên tục rung lên vì những tin nhắn dồn dập.
Khi mở ra, cô như chết lặng: những bức ảnh khuôn mặt của cô, bị cắt ghép lên cơ thể khỏa thân, đang lan truyền trong một nhóm chat trên ứng dụng Telegram.
Kèm theo đó là những lời bình luận thô tục, miệt thị cùng những tin nhắn nặc danh chế nhạo: "Thấy mình trong clip sex thế này có vui không? Thừa nhận là cô thích đi".

Cơn ác mộng chưa dừng lại khi những kẻ tấn công tiếp tục đe dọa phát tán rộng rãi hình ảnh và thách thức rằng cảnh sát sẽ không bao giờ tìm ra chúng.
“Tôi choáng váng trước những hình ảnh mà cả đời chưa từng dám tưởng tượng," Ruma chia sẻ với CNN. Vì lý do an toàn, CNN đã thay đổi tên thật của cô.
Tại Hàn Quốc, nơi từng rúng động bởi hàng loạt vụ quay lén phụ nữ trong nhà vệ sinh và tống tiền qua Telegram, công nghệ deepfake đang mở ra một mặt trận mới khốc liệt hơn.
Giờ đây, bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân, ngay cả khi họ chưa từng chụp hay gửi ảnh nhạy cảm.
Tình hình đặc biệt nghiêm trọng trong các trường học
Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, chỉ từ tháng 1 đến đầu tháng 11 năm ngoái, hơn 900 học sinh, giáo viên và nhân viên trường học đã báo cáo là nạn nhân của tội phạm tình dục sử dụng deepfake.
Con số này chưa bao gồm các trường đại học, nơi cũng ghi nhận hàng loạt vụ việc tương tự.
Trước áp lực dư luận, quốc hội Hàn Quốc đã nhanh chóng thông qua luật mới:
- Sở hữu hoặc xem nội dung khiêu dâm deepfake có thể bị phạt tới 3 năm tù hoặc 30 triệu won (hơn 600 triệu đồng).
- Tạo ra và phát tán nội dung deepfake phi tự nguyện có thể bị phạt tới 7 năm tù, tăng so với mức 5 năm trước đó.
Nạn nhân tự mình đi tìm công lý
Khi Ruma tìm đến cảnh sát, cô được thông báo rằng yêu cầu thông tin người dùng từ Telegram khó có kết quả. Và như bao nạn nhân khác, cô nhận ra nếu chờ đợi, vụ việc của mình cũng sẽ chìm vào quên lãng.
Quyết tâm không để im lặng, Ruma cùng bạn bè đã tìm đến Won Eun-ji, nữ nhà báo, nhà hoạt động nổi tiếng từng vạch trần đường dây tội phạm tình dục số lớn nhất trên Telegram năm 2020.
Won lập một tài khoản ảo, giả dạng một người đàn ông trung niên để thâm nhập nhóm chat. Sau gần hai năm bí mật điều tra, cô phối hợp cùng cảnh sát để tiến hành bắt giữ.
Tháng 5/2024, hai cựu sinh viên của Đại học Quốc gia Seoul (SNU) bị bắt. Kẻ chủ mưu bị kết án 9 năm tù, đồng phạm lãnh 3,5 năm tù.
Tòa án nhận định: "Những hình ảnh khiêu dâm giả mạo này cực kỳ ghê tởm, những cuộc trò chuyện xung quanh chúng là cú sốc khủng khiếp... Chúng săn đuổi nạn nhân như con mồi, xúc phạm nhân phẩm họ, sử dụng ảnh từ lễ tốt nghiệp, đám cưới và cả những buổi sum họp gia đình".
Dù chiến thắng bước đầu, Ruma thừa nhận: "Tôi chưa thể hoàn toàn thanh thản. Đây mới chỉ là trận chiến đầu tiên".
Một giáo viên trung học, cô Kim, cho biết cô phát hiện mình bị nhắm tới khi học sinh gửi ảnh chụp màn hình những bức ảnh gợi dục, ghép từ hình ảnh trong lớp học của cô.
Ban đầu, đó chỉ là ảnh cơ thể bị chụp trộm. Nhưng chỉ sau hai ngày, deepfake đã biến nó thành ảnh khỏa thân sống động.

Cảnh sát cho biết họ chỉ có thể truy tìm người đăng tải nếu có lệnh tòa án gửi tới Twitter (nay đổi tên thành X), nền tảng nổi tiếng bảo vệ quyền riêng tư sau khi Elon Musk tiếp quản.
Không muốn mất thời gian, cô Kim tự mình điều tra và xác định thủ phạm là một học sinh trầm lặng trong lớp.
Dù kẻ thủ ác đã bị buộc tội, Kim thừa nhận: "Cuộc sống của tôi sẽ không bao giờ trở lại như xưa".
Cô cũng bức xúc khi công chúng thường xuyên coi nhẹ mức độ nghiêm trọng của deepfake: "Nhiều người cho rằng 'không phải cơ thể thật thì có gì nghiêm trọng.' Đó là sự thiếu hiểu biết và vô cảm".
Cuộc chiến trên không gian mạng: Chậm nhưng không bỏ cuộc
Áp lực đang gia tăng buộc các nền tảng mạng xã hội phải có hành động cụ thể.
Telegram, nơi nổi tiếng vì tính bảo mật, đã bắt đầu chia sẻ dữ liệu người dùng với chính quyền từ cuối năm ngoái, sau khi CEO Pavel Durov bị bắt tại Pháp và đối mặt với các cáo buộc liên quan đến kiểm soát nội dung yếu kém.
Đầu năm nay, Hàn Quốc ghi nhận bước đột phá đầu tiên: Cảnh sát thu thập được dữ liệu tội phạm từ Telegram, dẫn đến việc 14 người bị bắt với cáo buộc khai thác tình dục hơn 200 nạn nhân.
Trong số này có 6 trẻ vị thành niên, và hơn 70 đối tượng khác đang bị điều tra vì tạo và phát tán nội dung deepfake.
Dù đã có những thay đổi, các nạn nhân như Ruma cho rằng công lý thực sự vẫn còn rất xa.
"Không phải cứ tăng án phạt là đủ. Khi thủ phạm chưa bị bắt, khi nhiều nạn nhân vẫn phải sống trong sợ hãi, thì chúng ta vẫn chưa thực sự thay đổi được gì," Ruma nói. "Chúng ta còn cả một chặng đường dài để đi".