Vozlitisme
Địt Bùng Đạo Tổ

Tin từ Hiếu Gió :
baoquocte.vn
Việt Kiều Houston gặp TBT,CTN Tô Lâm.
Ngày 22 tháng 9 năm 2024, một số tờ báo ở Việt Nam đưa tin TBT, CTN Tô Lâm gặp gỡ nhóm trí thức người Việt sinh sống tại Houton Hoa Kỳ.
Đại diện cho nhóm này là ông Vũ Văn Lê.Ông Lê có lẽ là Việt Kiều gặp gỡ nhiều lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam, hầu như phái đoàn Việt Nam nào sang Mỹ, ông Lê đều được gặp gỡ, tiếp chuyện. Những lần về Việt Nam, ông cũng từng được các ông Trần Quốc Vượng, Vương Đình Huệ tiếp đón trịnh trọng.
Ông Lê được báo chí Việt Nam mô tả là một nhà sưu tầm đồ cổ, đặc biệt là những cổ vật của Việt Nam như đồ gốm Chu Đậu, sơn mài Thành Lễ và nhiều đồ cổ quý hiếm khác.
Nhưng ít báo chí nào nói về cuộc đời của người đàn ông này.
Ông Lê là một người có máu kinh doanh từ trẻ, thời VNCH ông nhận thấy ngư dân mỗi lần ra khơi đánh cá, do dầu và đá cây để ướp cá mang theo có giới hạn. Nên chỉ đi ngắn ngày là quay về bờ đổ cá và tiếp dầu. Ông đã đầu tư một tàu to chở dầu và đá cây đậu sẵn ở một toạ độ thích hợp. Ngư dân đánh bắt cá xong chỉ chạy đến tàu ông, đổ cá và lấy dầu lấy đá cây. Mấy tàu to của ông chạy đi chạy lại, ông còn móc ngoặc với hải quân VNCH để bảo vệ tàu của ông trước bọn cướp biển Thái Lan.
Biến cố 1975 ập đến, ông Lê rời Việt Nam xuống thuyền sang Philipin và ở trong trại tị nạn. Trong những ngày tháng ở trại tị nạn Philippin, ông đã nghĩ ra sáng kiến đánh cá bán cho Nhật. Ông trình bày ý tưởng với lãnh đạo trại tị nạn để họ trình cấp trên. Sáng kiến được chấp thuận với mức ăn chia thoả thuận, ông Lê chọn những người dân chài trong số những người tị nạn và tổ chức đánh bắt cá bán cho người Nhật. Công việc đánh cá của ông rất thành công, thì ông được sang Mỹ định cư.
Có một bài báo của Mỹ vào khoảng năm 1982 gì đó đã mô tả ông là người Việt đầu tiên có 1 triệu usd tiền lời kinh doanh ở Mỹ.
Ông Lê mở một chuỗi nhà hàng trên đường xa lộ, nhà hàng của ông bán buffet với giá 9 usd một suất. Ông chế ra món mề gà, gan gà tẩm bột rán, miến xào giá trong các món ở nhà hàng mình. Chuỗi nhà hàng sau đó được ông bán đi 70% thu về cả trăm triệu usd. Có tiền ông tham gia câu lạc bộ doanh nhân Houston để tìm hiểu phương thức kinh doanh, cách làm ăn của doanh nhân Mỹ, đặc biệt ông có hứng khởi với ngành khai thác dầu.
Ông Lê ở cùng người vợ đã cùng ông trải qua thăng trầm từ thuở còn lập nghiệp ở Việt Nam. Hiện ông sống ở khu Champion Dr, một khu phố có nhiề rất nhiều cây cổ thụ hai bên đường. Trong nhà của ông như một viện bảo tàng chứa đồ cổ, giữa nhà là một tủ kính bày những đồ tặng lưu niệm của các lãnh đạo Việt Nam. Khu vườn của nhà ông có nhiều cây quý và luôn có 2 người Mễ chăm sóc hàng ngày.
Ông Lê mang nhiều hoài bão đóng góp để kinh tế Việt Nam phát triển, gần 20 năm nay ông nhiều lần gặp lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, ông đưa ra nhiều ý kiến đề xuất làm nọ, làm kia. Ông cũng được mời về Việt Nam trong sự đón tiếp trịnh trọng của các lãnh đạo cao cấp.
Thế nhưng sau nhiều lần gặp, chẳng có việc gì cụ thể được tiến hành. Ông Lê bẵng đi thời gian dài từ năm 2015 chẳng còn tha thiết gặp ai nữa.
Tưởng ông Lê đã hết mộng đem sức mình đóng góp cho quê hương, vui vẻ với tuổi già. Hôm nay ông tái xuất hiện gặp gỡ TBT, CTN Tô Lâm. Và ông lại tràn trề hy vọng, nhiệt huyết như báo đăng .
'' Đại diện nhóm trí thức người Việt ở Houston, ông Vũ Văn Lê bày tỏ xúc động được gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sau nhiều năm; cảm ơn tình cảm chân thành mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã dành cho bà con người Việt sinh sống ở nước ngoài, cũng như sự quan tâm, chia sẻ với ông về văn hoá, lịch sử đất nước. Luôn tự hào về lịch sử hào hùng của đất nước và vui mừng nhận thấy đất nước ngày càng phát triển, ông Vũ Văn Lê khẳng định dù đã định cư và làm việc nhiều năm ở Hoa Kỳ, nhưng dòng máu Việt Nam không bao giờ ngừng chảy trong mình và các thế hệ trí thức người Việt chưa bao giờ ngừng nghĩ về Việt Nam và luôn cố gắng đóng góp trí tuệ, tâm huyết cho tương lai một đất nước Việt Nam cường thịnh''
Ông Vũ Văn Lê - Người gom góp cổ vật Việt trên đất Mỹ
TGVN. Sau ba năm miệt mài sưu tầm, bộ sưu tập cổ vật và văn hóa Việt Nam trải dài lịch sử 4.000 năm của ông Vũ Văn Lê - một người Mỹ gốc Việt đang sinh sống tại bang Houston (Texas, Mỹ) đã lên hơn 5.000 món đồ quý giá.
Báo Wall Street Journal năm 1985 từng viết về một doanh nhân tiêu biểu người Mỹ gốc Việt thành công đi lên từ hai bàn tay trắng. Đó chính là ông Vũ Văn Lê đã sang Mỹ định cư từ năm 1975 và cũng là cố vấn sáng lập Nhóm Nghiên cứu Dầu khí Houston.
[td][/td]
[td]Ông Vũ Văn Lê và gia đình dành trọn cho niềm đam mê sưu tầm cổ vật và văn hóa Việt Nam.[/td]
Đến nay, khi đã về hưu, ông Lê và gia đình dành trọn cho niềm đam mê sưu tầm cổ vật và văn hóa Việt Nam. Có lẽ, không nơi nào trên Trái đất này, các cổ vật Việt Nam lại được một cá nhân gom góp đầy đủ như vậy, đặc biệt trên tinh thần sưu tập và bảo tồn thực sự chứ không phải nhằm mục đích thương mại.
Hành trình từ con tem ViệtVũ Văn Lê kể hành trình sưu tập của ông bắt đầu bằng bộ tem Việt Nam được cháu gái biếu tặng – bộ tem này đã được gom góp từ Na Uy trong suốt đời học trò của người cháu. Đây cũng là thời điểm, ông Lê phát hiện rằng từ lúc sinh ra ở Hà Nội tới nay, trong 75 năm của cuộc đời, ông đã chứng kiến Việt Nam trải qua nhiều thể chế chính trị khác biệt. Từ thời Nhà Nguyễn, thuộc địa Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Cộng hoà Lâm thời miền Nam, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam…, những di tích Việt Nam của mọi thời lần lượt xuất hiện qua những con tem được xếp đặt theo biên niên, mang dấu ấn của nhiều ước vọng. Với ông, chúng là những chứng tích hữu ích cho công việc đánh giá lịch sử sau này.
Nhận thức được ý nghĩa ấy, ông Lê cùng gia đình bắt tay gom góp đồ sành gốm và những vật phẩm nghệ thuật ở miền Nam trước năm 1975. Công việc này không hề dễ dàng, bởi chưa đầy nửa thế kỷ, gốm Biên Hoà, phẩm vật sơn dầu xưa ở miền Nam đã trở thành hiếm hoi, kể cả ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhờ cần mẫn gom góp từng mảnh, từng miếng, cũng như may mắn, ông đã gom được một số lớn, cả trăm món gốm Biên Hoà do lính Mỹ đem về từ xưa với khá nhiều phẩm vật sơn mài của Thành Lễ từ Mỹ, Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Bỉ...
Với kinh nghiệm tích lũy, sự cần mẫn sưu tầm và tham gia đấu giá trên hệ thống mạng Invaluable nối kết các sàn đấu giá quốc tế, gia đình ông đã gom được từ khắp thế giới một số trống đồng, nhiều vật dụng cổ sơ đời Đông Sơn, đồ đất nung thời Hán Việt, gốm Hoa nâu, Hoa lam, men rạn từ các đời Lý-Trần-Lê tới thời Trịnh Nguyễn phân tranh và đặc biệt nhất là hàng trăm món gốm cổ Chu Đậu vớt lên từ đáy biển Hội An - những di vật của tổ tiên được biển cả bảo tồn từ hơn trăm năm trước. Về Ký cổ men xanh lam (Bleu de Hue) hay Gốm Ký Kiểu, ông gom được khá nhiều cổ vật xanh lam Việt Nam, đặt làm từ Trung Quốc riêng cho thị trường Việt thế kỷ XVIII, XIX… của các thời Lê-Trịnh, triều đình nhà Nguyễn.
Đặc biệt, ông còn may mắn thâu góp được những vật phẩm quý hiếm của tiền nhân như chiếc chén vua Lê Thái Tổ ban cho Nguyễn gia tộc, cây đàn tì sứ của vua nhà Thanh tặng cho vua Gia Long, bát chén của Tôn Nhân Phủ, con châu chấu ngọc vua Thiệu Trị đeo để cầu xin dẹp nạn dịch châu chấu, các chén bát sâm thang của vua Minh Mạng, khay đèn thuốc phiện của vua Khải Định và Bảo Đại, chiếc độc bình Yoshida của Nhật Hoàng tặng vua Bảo Đại, cặp Lân ngọc đen gác vườn thượng uyển của vua Thiệu Trị... Đa số những quý vật này được ông mua đấu giá ở GWS từ kho tàng thuộc gia đình hoàng tộc đang sống ở California và đấu giá ở Paris, Genève.Không chỉ vậy, ông còn có thêm bộ sưu tập tranh cũng độc đáo không kém với các tác phẩm độc bản của các danh họa Việt bao gồm Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân, Lê Bá Đảng, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tư Nghiêm…
Sưu tập để hiến tặngKhẳng định mê say cổ ngoạn chỉ là lý do phụ, ông Vũ Văn Lê cho biết chính yếu của việc sưu tập này là sự cố gắng gom góp lại các vật dụng xưa cũ của tổ tiên với hy vọng sẽ ghép lại được một hình tượng văn hoá Việt Nam trải dài trong 4.000 năm lịch sử hiện hữu trên dải đất mảnh mai hình chữ S.
Ông tin tưởng sẽ thực hiện được chuyện này nhờ Internet ngày nay đã nối kết thế giới, nhờ quan hệ Việt Mỹ phát triển vượt bậc trong hơn hai mươi năm qua và nhờ sự nồng nhiệt khao khát tìm về nguồn của các thế hệ trẻ Việt Nam trong và ngoài nước.
Theo ông, mỗi thế hệ trẻ Việt Nam lớn lên ở Mỹ đều thiệt thòi vì chiến tranh và loạn lạc đã cướp đi rất nhiều di sản văn hóa của đất nước. Họ đều mong muốn hiểu rõ gốc tích đích thực của dòng giống Việt, để từ đó tìm ra một đường đi xán lạn cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam trong tương lai.
Bởi vậy, gia đình ông sẽ vẫn tích cực theo đuổi công việc này, kể cả sẽ mời mọc thêm những bạn bè thân thiết có cùng một lý tưởng để bộ sưu tập càng phong phú thêm.
“Năm 2014, khi về Việt Nam, tôi đã nhận thấy đó là một trong những thời điểm hạnh phúc nhất của đời mình. Chúng tôi luôn nhắc nhở con cháu dù được sinh ra ở đâu và mang quốc tịch gì thì vẫn mang trong mình dòng máu Việt. Một ngày nào đó toàn bộ bộ sưu tập này sẽ được trở về Việt Nam, sẽ là tặng phẩm cho một đại học, hay một viện nghiên cứu tại Việt Nam để thế hệ trẻ Việt Nam thưởng lãm, hoặc sẽ được lưu lại ở một viện bảo tàng tư nhân tại Mỹ cho thế hệ trẻ trong và ngoài nước hiểu được lịch sử tổ tiên, ông cha ta”, ông Lê chia sẻ.
[td][/td]![]()

Ông Vũ Văn Lê - Người gom góp cổ vật Việt trên đất Mỹ
Sau ba năm miệt mài sưu tầm, bộ sưu tập cổ vật và văn hóa Việt Nam trải dài lịch sử 4.000 năm của ông Vũ Văn Lê đã lên hơn 5.000 món đồ quý giá.
