songhan
Thanh niên Ngõ chợ

Sandy Cay: Một Điểm Nóng Mới Ở Biển Đông Và Mối Liên Quan Với Việt Nam

Hải cảnh Trung Quốc căng cờ quốc gia trên Sandy Cay vào một ngày giữa tháng 4. Truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố vào ngày 25 tháng 4.
Ghi chú: Vì Sandy Cay là tên gọi chung cho một cụm nhiều cồn cát trong khi Đá Hoài Ân chỉ là tên của một trong những cồn cát đó, chúng tôi tạm dùng tên tiếng Anh cho đến khi xác định được tên tiếng Việt chính xác.
Sandy Cay, Trung Quốc gọi là Tiexian Jiao, là một nhóm các cồn cát nhỏ không người tọa lạc giữa Đảo Thị Tứ (do Philippines chiếm đóng) và Đá Xu Bi (do Trung Quốc chiếm đóng). Với vị trí này, Sandy Cay trở thành thực thể có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc. Tài liệu tham chiếu sớm nhất về thực thể địa lý này là từ năm 1867, khi Sandy Cay được xác định trong một cuộc khảo sát thủy văn bởi tàu HMS Rifleman như một bãi cát nằm cách Đảo Thị Tứ khoảng 4 hải lý về phía tây. Với đặc tính là thực thể nổi ở triều cao, Sandy Cay được hưởng vùng biển riêng theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, khiến nó trở thành một trong những tiêu điểm trong các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Hiện tại, khu vực này không tồn tại bất kỳ công trình kiên cố nào. Trước năm 2017, chưa có quốc gia nào thiết lập sự hiện diện thường trực.
Lập trường của Việt Nam ở Quần đảo Trường Sa, trong đó có Sandy Cay, sẽ giúp duy trì hoà bình và ổn định chung của khu vực
Giữa tháng 4 năm 2025, Lực lượng cơ quan chức năng nhà nước Trung Quốc đã triển khai cuộc đổ bộ đầu tiên mang tính chính thức lên Sandy Cay, khiến thực thể này nổi lên như một điểm nóng mới trong tranh chấp Biển Đông.
Lập trường của Việt Nam ở Quần đảo Trường Sa, trong đó có Sandy Cay, sẽ giúp duy trì hoà bình và ổn định chung của khu vực
Giữa tháng 4 năm 2025, Lực lượng cơ quan chức năng nhà nước Trung Quốc đã triển khai cuộc đổ bộ đầu tiên mang tính chính thức lên Sandy Cay, khiến thực thể này nổi lên như một điểm nóng mới trong tranh chấp Biển Đông.
Thời điểm diễn ra sự kiện khá đặc biệt khi trùng với một loạt các sự kiện ngoại giao cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Khoảng thời gian Hải cảnh Trung Quốc đổ bộ lên Sandy Cay và ra tuyên bố chủ quyền chính thức cũng là lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm Việt Nam, nơi ông được tiếp đón với lễ nghi trọng thị nhất. Mặc dù cuộc đổ bộ diễn ra vào giữa tháng Tư và bề ngoài tưởng như chỉ liên quan trực tiếp tới Philippines, nhưng mãi đến tận ngày 25 tháng 4, cách ít nhất một tuần sau cuộc đổ bộ và cách 4 ngày sau khi cuộc tập trận quy mô lớn giữa Philippines và Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 21 tháng 4, truyền thông Trung Quốc mới rầm rộ đưa tin.
Ngày truyền thông Trung Quốc công khai thông tin cũng là ngày 118 quân nhân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đặt chân trên TP. Hồ Chí Minh để cùng tham gia vào diễu binh kỷ niệm ngày đại lễ hoà bình, thống nhất đất nước của Việt Nam.
Sự kiện này không thể không khiến những người đã có bề dày thời gian nghiên cứu Biển Đông liên tưởng tới sự kiện năm 1988. Cùng khoảng thời gian Trung Quốc dùng hoả lực mạnh đánh chiếm Gạc Ma khiến 64 công binh của Hải quân Việt Nam hy sinh, Chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi đó đã công du tới Philippines, kêu gọi gác tranh chấp cùng khai thác – một bước đi được cho là phân hoá các quốc gia Đông Nam Á cùng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Để rồi năm 1995, khi thời cơ tới, Trung Quốc đã chiếm đóng Bãi Vành Khăn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Ngày truyền thông Trung Quốc công khai thông tin cũng là ngày 118 quân nhân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đặt chân trên TP. Hồ Chí Minh để cùng tham gia vào diễu binh kỷ niệm ngày đại lễ hoà bình, thống nhất đất nước của Việt Nam.
Sự kiện này không thể không khiến những người đã có bề dày thời gian nghiên cứu Biển Đông liên tưởng tới sự kiện năm 1988. Cùng khoảng thời gian Trung Quốc dùng hoả lực mạnh đánh chiếm Gạc Ma khiến 64 công binh của Hải quân Việt Nam hy sinh, Chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi đó đã công du tới Philippines, kêu gọi gác tranh chấp cùng khai thác – một bước đi được cho là phân hoá các quốc gia Đông Nam Á cùng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Để rồi năm 1995, khi thời cơ tới, Trung Quốc đã chiếm đóng Bãi Vành Khăn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Những thực thể Trung Quốc chiếm đóng trong giai đoạn cuối những năm 1980s, đầu những năm 1990s dù chỉ có 7 thực thể, nhưng đã để lại hệ luỵ to lớn cho hiện tại. Với sự phát triển về tiềm lực kinh tế và công nghệ, Trung Quốc đã có thể biến chúng thành những đảo nhân tạo rộng lớn, những tiền đồn được quân sự hoá và trang bị cơ sở hậu cần, tạo điều kiện cho các lực lượng Trung Quốc có thể duy trì hàng tháng trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác. Những thực thể trên Biển Đông có thể chỉ là những dải cát nhỏ, nhưng vùng biển xuất phát từ chúng, tuỳ vào tham vọng bá chủ mà có thể chồng lấn với hầu hết vùng biển của các quốc gia ven biển ở Biển Đông, biến những vùng biển không tranh chấp của các quốc gia Đông Nam Á trở thành tranh chấp.
Đó có lẽ cũng là nguyên nhân vì sao suốt nhiều năm qua, dù vấp phải nhiều chỉ trích sức ép, Việt Nam vẫn kiên quyết không từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, không để tranh chấp Hoàng Sa bị cô lập khỏi mối quan tâm quốc tế. Giữ vững lập trường với quần đảo Trường Sa không phải là vấn đề của chủ nghĩa dân tộc, mà là giữ vững cơ sở pháp lý để Việt Nam có thể cùng với các quốc gia khác có cùng ý chí ngăn chặn tham vọng bá quyền tiếp tục chiếm đóng mới và hợp pháp hóa những vùng biển xung quanh.
Đó có lẽ cũng là nguyên nhân vì sao suốt nhiều năm qua, dù vấp phải nhiều chỉ trích sức ép, Việt Nam vẫn kiên quyết không từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, không để tranh chấp Hoàng Sa bị cô lập khỏi mối quan tâm quốc tế. Giữ vững lập trường với quần đảo Trường Sa không phải là vấn đề của chủ nghĩa dân tộc, mà là giữ vững cơ sở pháp lý để Việt Nam có thể cùng với các quốc gia khác có cùng ý chí ngăn chặn tham vọng bá quyền tiếp tục chiếm đóng mới và hợp pháp hóa những vùng biển xung quanh.
Diễn biến tranh chấp Sandy Cay theo dòng thời gian
2017-2020: Sandy Cay nổi lên như một điểm tranh chấp
Vào tháng 8 năm 2017, các tàu hải quân và hải cảnh Trung Quốc đã bao vây Sandy Cay sau khi Philippines triển khai kế hoạch xây dựng các nhà trú ẩn cho ngư dân tại khu vực này. Mặc dù không có bằng chứng xác thực về việc lực lượng Trung Quốc đổ bộ lên bãi cát, hành động phong tỏa đã ngăn chặn hiệu quả khả năng tiếp cận của Philippines. Các nguồn tin độc lập ghi nhận Philippines đã ngừng xây dựng cơ sở hạ tầng trên Sandy Cay sau khi Trung Quốc phản đối.
Cũng kể từ tháng 8 năm 2017, các báo cáo truyền thông, văn bản chính phủ và hình ảnh vệ tinh đã cho thấy tàu Trung Quốc liên tục hiện diện bất thường (loitering) quanh khu vực cụm Đảo Thị Tứ (Thitu Reefs), bao gồm khu vực lân cận Sandy Cay. Những tàu này bề ngoài trông giống tàu đánh cá cỡ lớn, nhưng bị nghi ngờ là tàu dân quân biển được ngụy trang, thường hoạt động kết hợp với tàu hải cảnh và hải quân Trung Quốc theo đội hình phân lớp (layered formation). Đáng chú ý, máy bay trực thăng quân sự Trung Quốc cũng được ghi nhận bay qua khu vực này.
2017-2020: Sandy Cay nổi lên như một điểm tranh chấp
Vào tháng 8 năm 2017, các tàu hải quân và hải cảnh Trung Quốc đã bao vây Sandy Cay sau khi Philippines triển khai kế hoạch xây dựng các nhà trú ẩn cho ngư dân tại khu vực này. Mặc dù không có bằng chứng xác thực về việc lực lượng Trung Quốc đổ bộ lên bãi cát, hành động phong tỏa đã ngăn chặn hiệu quả khả năng tiếp cận của Philippines. Các nguồn tin độc lập ghi nhận Philippines đã ngừng xây dựng cơ sở hạ tầng trên Sandy Cay sau khi Trung Quốc phản đối.
Cũng kể từ tháng 8 năm 2017, các báo cáo truyền thông, văn bản chính phủ và hình ảnh vệ tinh đã cho thấy tàu Trung Quốc liên tục hiện diện bất thường (loitering) quanh khu vực cụm Đảo Thị Tứ (Thitu Reefs), bao gồm khu vực lân cận Sandy Cay. Những tàu này bề ngoài trông giống tàu đánh cá cỡ lớn, nhưng bị nghi ngờ là tàu dân quân biển được ngụy trang, thường hoạt động kết hợp với tàu hải cảnh và hải quân Trung Quốc theo đội hình phân lớp (layered formation). Đáng chú ý, máy bay trực thăng quân sự Trung Quốc cũng được ghi nhận bay qua khu vực này.
Tháng 2 năm 2018, cựu nghị sĩ Hạ viện Philippines Gary Alejano công bố thông tin cho thấy các tàu Trung Quốc đã áp sát một tàu hải quân Philippines đang tuần tra gần khu vực, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ đụng độ vũ trang. Mặc dù Bộ Quốc phòng Philippines không chính thức xác nhận sự việc, nguồn tin nội bộ tiết lộ các tàu Trung Quốc đã có những hành vi quần thảo nguy hiểm mang tính đe dọa ở khoảng cách dưới 500 mét.
Tháng 3 năm 2019, Thị trưởng đô thị Kalayaan Roberto del Mundo xác nhận mỗi khi tàu cá Philippines tìm cách tiếp cận các cồn cát quanh Đảo Thị Tứ, tàu Trung Quốc lập tức tiến đến theo dõi và bao vây. Ông mô tả: “Họ dùng tàu lớn chặn đường, chiếu đèn laser và dùng loa cảnh báo – đó là chiến thuật hù dọa có hệ thống nhằm ngăn chặn hoạt động hợp pháp của chúng tôi.”
Vào tháng 4 năm 2019, Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santiago Sta. Romana tiết lộ rằng hai nước từng đạt được “thỏa thuận tạm thời” nhằm duy trì tình trạng không chiếm đóng tại Sandy Cay. Thỏa thuận này được cho là đã được thiết lập từ tháng 9 năm 2017, ngay sau sự kiện Philippines dừng xây dựng cơ sở hạ tầng trên bãi cát sau khi vấp phải phản đối của Trung Quốc. Theo nội dung thỏa thuận, cả hai bên cam kết không triển khai hoạt động xây dựng hoặc thiết lập hiện diện quân sự tại Sandy Cay, đồng thời duy trì nguyên trạng địa lý của khu vực. Tuy nhiên, thỏa thuận không được công bố chính thức và không đi kèm cơ chế giám sát ràng buộc, dẫn đến những tranh cãi về tính hiệu quả của thoả thuận. Các chuyên gia pháp lý quốc tế nhận định đây là nỗ lực ngoại giao nhằm giảm căng thẳng tức thời, nhưng không giải quyết được căn nguyên tranh chấp về chủ quyền. Việc Trung Quốc tiếp tục triển khai tàu cá và tàu hải cảnh quanh Sandy Cay sau thỏa thuận cho thấy sự bất cân xứng trong tuân thủ cam kết. Trong khi Philippines kiềm chế hoạt động xây dựng, Trung Quốc vẫn duy trì hiện diện de facto thông qua lực lượng dân quân biển. Sự kiện này cũng phản ánh thách thức trong việc áp dụng các thỏa thuận song phương không chính thức vào thực tiễn quản lý tranh chấp phức tạp tại Biển Đông.
Tháng 3 năm 2019, Thị trưởng đô thị Kalayaan Roberto del Mundo xác nhận mỗi khi tàu cá Philippines tìm cách tiếp cận các cồn cát quanh Đảo Thị Tứ, tàu Trung Quốc lập tức tiến đến theo dõi và bao vây. Ông mô tả: “Họ dùng tàu lớn chặn đường, chiếu đèn laser và dùng loa cảnh báo – đó là chiến thuật hù dọa có hệ thống nhằm ngăn chặn hoạt động hợp pháp của chúng tôi.”
Vào tháng 4 năm 2019, Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santiago Sta. Romana tiết lộ rằng hai nước từng đạt được “thỏa thuận tạm thời” nhằm duy trì tình trạng không chiếm đóng tại Sandy Cay. Thỏa thuận này được cho là đã được thiết lập từ tháng 9 năm 2017, ngay sau sự kiện Philippines dừng xây dựng cơ sở hạ tầng trên bãi cát sau khi vấp phải phản đối của Trung Quốc. Theo nội dung thỏa thuận, cả hai bên cam kết không triển khai hoạt động xây dựng hoặc thiết lập hiện diện quân sự tại Sandy Cay, đồng thời duy trì nguyên trạng địa lý của khu vực. Tuy nhiên, thỏa thuận không được công bố chính thức và không đi kèm cơ chế giám sát ràng buộc, dẫn đến những tranh cãi về tính hiệu quả của thoả thuận. Các chuyên gia pháp lý quốc tế nhận định đây là nỗ lực ngoại giao nhằm giảm căng thẳng tức thời, nhưng không giải quyết được căn nguyên tranh chấp về chủ quyền. Việc Trung Quốc tiếp tục triển khai tàu cá và tàu hải cảnh quanh Sandy Cay sau thỏa thuận cho thấy sự bất cân xứng trong tuân thủ cam kết. Trong khi Philippines kiềm chế hoạt động xây dựng, Trung Quốc vẫn duy trì hiện diện de facto thông qua lực lượng dân quân biển. Sự kiện này cũng phản ánh thách thức trong việc áp dụng các thỏa thuận song phương không chính thức vào thực tiễn quản lý tranh chấp phức tạp tại Biển Đông.
Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2019, tàu khảo sát của Cục Thông tin Tài nguyên và Bản đồ Quốc gia Philippines đã tiến hành thu thập dữ liệu thủy văn tại các cồn cát quanh khu vực Sandy Cay mà không gặp bất kỳ sự cản trở nào từ tàu Trung Quốc. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực khẳng định quyền nghiên cứu khoa học của Manila tại khu vực.
Đến tháng 6 năm 2020, ngư dân địa phương trên Đảo Thị Tứ chia sẻ với phóng viên rằng tình hình đã “cải thiện đáng kể”, đồng thời khẳng định tàu Trung Quốc “không còn chặn đường” họ tiếp cận các cồn cát. Ghi nhận thực địa của nhóm báo chí cũng xác nhận việc đổ bộ an toàn lên một cồn cát mà không vấp phải phản ứng trực tiếp, dù sau đó một tàu hải cảnh Trung Quốc đã xuất hiện ở khoảng cách gần. Trong chuyến thăm Đảo Thị Tứ để khánh thành cầu cảng, Tư lệnh Hải quân Philippines, Phó Đô đốc Giovanni Carlo Bacordo, quan sát thấy hàng ngày có từ 6 đến 7 tàu cá Trung Quốc hiện diện gần Sandy Cay, cho thấy sự hiện diện thường xuyên của Trung Quốc và khả năng có sự hiện diện của lực lượng dân quân biển tại đây.
Đến tháng 6 năm 2020, ngư dân địa phương trên Đảo Thị Tứ chia sẻ với phóng viên rằng tình hình đã “cải thiện đáng kể”, đồng thời khẳng định tàu Trung Quốc “không còn chặn đường” họ tiếp cận các cồn cát. Ghi nhận thực địa của nhóm báo chí cũng xác nhận việc đổ bộ an toàn lên một cồn cát mà không vấp phải phản ứng trực tiếp, dù sau đó một tàu hải cảnh Trung Quốc đã xuất hiện ở khoảng cách gần. Trong chuyến thăm Đảo Thị Tứ để khánh thành cầu cảng, Tư lệnh Hải quân Philippines, Phó Đô đốc Giovanni Carlo Bacordo, quan sát thấy hàng ngày có từ 6 đến 7 tàu cá Trung Quốc hiện diện gần Sandy Cay, cho thấy sự hiện diện thường xuyên của Trung Quốc và khả năng có sự hiện diện của lực lượng dân quân biển tại đây.
Đầu tháng Giêng năm 2021, một video do ngư dân địa phương từ Đảo Thị Tứ ghi lại cho thấy nhiều tàu Trung Quốc liên tục chặn đường ông tiếp cận một cồn cát. Trước hành vi quấy nhiễu, ngư dân buộc phải rút lui về đảo.
Tháng 3 năm 2021, chính phủ Philippines tăng cường hoạt động tuần tra tại Biển Đông. Kể từ đó, các tàu quân sự và thực thi pháp luật Philippines thường xuyên hiện diện quanh cụm Thị Tứ, và đến năm 2022 chưa ghi nhận vụ việc tàu Trung Quốc can thiệp vào các cuộc tuần tra này. Thành công ban đầu này được cho là kết quả từ việc Manila áp dụng chiến lược hiện diện chủ động, kết hợp giám sát công nghệ cao và phối hợp liên ngành.
Tháng 3 năm 2021, chính phủ Philippines tăng cường hoạt động tuần tra tại Biển Đông. Kể từ đó, các tàu quân sự và thực thi pháp luật Philippines thường xuyên hiện diện quanh cụm Thị Tứ, và đến năm 2022 chưa ghi nhận vụ việc tàu Trung Quốc can thiệp vào các cuộc tuần tra này. Thành công ban đầu này được cho là kết quả từ việc Manila áp dụng chiến lược hiện diện chủ động, kết hợp giám sát công nghệ cao và phối hợp liên ngành.
