Cqson
Địt Bùng Đạo Tổ
Mấy hôm nay đọc tin tức mà thấy thương cảm cho người Mỹ bởi đáng lẽ ra họ không phải nhiễm Covid-19 và tử vong nhiều như thế. Vì sao ở một nước có nền y tế phát triển, kinh tế giàu có lại không thể đối phó hiệu quả với dịch bệnh? Vì sao Việt Nam không giàu như Mỹ và một số quốc gia khác nhưng có thể làm tốt hơn?
Rõ ràng không phải do kinh tế mà do chính thái độ, hành động, giải pháp phòng ngừa của mỗi nước khác nhau. Trước tiên, hãy nói về cách ứng phó dịch Covid-19 của Mỹ. Khi xuất hiện 1000 ca nhiễm ở bang California, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố dừng giao thương với Châu Âu. Mặc dù sau đó ông chủ Nhà trắng đã quyết định dừng toàn bộ đường bay từ Châu Âu về Mỹ nhưng có vẻ đây là quyết sách đã quá muộn. Làn sóng công dân trở về nước tránh dịch không được kiểm soát chặt chẽ trước đó, lại thêm việc Mỹ gần như không có biện pháp triệt để phòng dịch ví dụ như cách ly số lượng lớn người nhiễm, không khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nên kết cục một siêu cường quốc thất thủ trước sự lây lan của Covid-19.
Ngay cả khi công dân Mỹ có dấu hiệu bị nhiễm Covid-19 thì họ cũng phải đắn đo, thậm chí không dám đến trung tâm y tế để khám chữa bệnh vì chi phí điều trị quá đắt đỏ và gần như cả hệ thống y tế tiên tiến chỉ để phục vụ cho người giàu có của Mỹ mà thôi. Một công dân Mỹ phát hoảng khi cầm trên tay hóa đơn 35.000 USD sau khi được chữa trị khỏi Covid-19. Vậy nên đừng hỏi tại sao chỉ trong một ngày Mỹ ghi nhận thêm hơn 18.000 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm của Mỹ đã tăng lên 141.812 và có 2.475 người tử vong?
Giờ đây, Mỹ đã thất thủ trước Covid-19, Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên phải thừa nhận số ca tử vong tại nước này có thể đạt mốc 100.000 người hoặc cao hơn nữa. Nếu như Việt Nam chấp nhận thiệt hại kinh tế để bảo vệ bằng được tính mạng và sức khỏe của người dân thì Mỹ lại cho rằng nếu họ giữ mức tử vong dưới mốc 100.000 ca là “đã làm rất tốt rồi”. Thậm chí, Thống đốc bang Texas Dan Patrick còn lạnh lùng tuyên bố rằng: “Những người cao tuổi nên chết để cứu nền kinh tế”. Câu nói này có lẽ sẽ là câu nói để đời của ông ấy khi gây ra sự tổn thương tột cùng đối với người già ở bang Texas nói riêng và người già trên cả nước Mỹ nói chung.
Rõ ràng không phải do kinh tế mà do chính thái độ, hành động, giải pháp phòng ngừa của mỗi nước khác nhau. Trước tiên, hãy nói về cách ứng phó dịch Covid-19 của Mỹ. Khi xuất hiện 1000 ca nhiễm ở bang California, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố dừng giao thương với Châu Âu. Mặc dù sau đó ông chủ Nhà trắng đã quyết định dừng toàn bộ đường bay từ Châu Âu về Mỹ nhưng có vẻ đây là quyết sách đã quá muộn. Làn sóng công dân trở về nước tránh dịch không được kiểm soát chặt chẽ trước đó, lại thêm việc Mỹ gần như không có biện pháp triệt để phòng dịch ví dụ như cách ly số lượng lớn người nhiễm, không khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nên kết cục một siêu cường quốc thất thủ trước sự lây lan của Covid-19.
Ngay cả khi công dân Mỹ có dấu hiệu bị nhiễm Covid-19 thì họ cũng phải đắn đo, thậm chí không dám đến trung tâm y tế để khám chữa bệnh vì chi phí điều trị quá đắt đỏ và gần như cả hệ thống y tế tiên tiến chỉ để phục vụ cho người giàu có của Mỹ mà thôi. Một công dân Mỹ phát hoảng khi cầm trên tay hóa đơn 35.000 USD sau khi được chữa trị khỏi Covid-19. Vậy nên đừng hỏi tại sao chỉ trong một ngày Mỹ ghi nhận thêm hơn 18.000 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm của Mỹ đã tăng lên 141.812 và có 2.475 người tử vong?
Giờ đây, Mỹ đã thất thủ trước Covid-19, Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên phải thừa nhận số ca tử vong tại nước này có thể đạt mốc 100.000 người hoặc cao hơn nữa. Nếu như Việt Nam chấp nhận thiệt hại kinh tế để bảo vệ bằng được tính mạng và sức khỏe của người dân thì Mỹ lại cho rằng nếu họ giữ mức tử vong dưới mốc 100.000 ca là “đã làm rất tốt rồi”. Thậm chí, Thống đốc bang Texas Dan Patrick còn lạnh lùng tuyên bố rằng: “Những người cao tuổi nên chết để cứu nền kinh tế”. Câu nói này có lẽ sẽ là câu nói để đời của ông ấy khi gây ra sự tổn thương tột cùng đối với người già ở bang Texas nói riêng và người già trên cả nước Mỹ nói chung.