“Định luật sắt của các siêu dự án”: Tại sao 99% các siêu dự án thất bại

Don Jong Un

Đẹp trai mà lại có tài
Vatican-City

Nghiên cứu của nhà kinh tế Bent Flyvbjerg cho thấy chỉ có 0,5% các dự án từ 1 tỷ USD trở lên hoàn thành đúng ngân sách, đúng tiến độ và đạt lợi ích như dự kiến. Lời khuyên của ông: nghĩ chậm, hành động nhanh, và thực hiện dự án như xây mô hình Lego.​

Nhà kinh tế thuộc Đại học Oxford Bent Flyvbjerg đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu về việc lập kế hoạch và quản lý các “siêu dự án” – cụm từ mà ông dùng cho những dự án cần ít nhất 1 tỷ USD đầu tư: tàu, đường hầm, tòa nhà văn phòng, sân bay, kính viễn vọng hoặc thậm chí là Olympic.

Ông đã tổng kết những kết quả nghiên cứu của mình trong cuốn sách “How Big Things Get Done” (tạm dịch: “Những việc lớn được thực hiện như thế nào”), xuất bản năm 2023.

Chủ đề chung của cuốn sách là những việc lớn được thực hiện rất tệ. Chúng quá tốn kém, mất quá nhiều thời gian và có lợi ích thường kém xa kỳ vọng. Đây là cái mà Tiến sĩ Flyvbjerg gọi là “Định luật sắt của các siêu dự án”: “quá ngân sách, quá thời gian, thiếu lợi ích, hết lần này đến lần khác”.

Dù ông đã dự đoán các siêu dự án có thành tích kém, khi ông đi vào phân tích dữ liệu, kết quả thậm chí còn tệ hơn, được tóm tắt trong 3 con số thảm hại:

  • 47,9% hoàn thành đúng ngân sách.
  • 8,5% hoàn thành đúng ngân sách và đúng tiến độ.
  • 0,5% hoàn thành đúng ngân sách, đúng tiến độ và lợi ích đạt kỳ vọng.
99,5% các dự án không đạt mục tiêu theo cách này hay cách khác. Nhưng con số đó cũng không phản ánh được mức độ thất bại của của những dự án này. Tiến sĩ Flyvbjerg phát hiện rằng sự phức tạp, mới mẻ và độ khó của các siêu dự án làm gia tăng rủi ro và có thể dẫn đến kết quả cực kỳ tệ.

“Bạn không nên kỳ vọng chúng sẽ tệ”, ông nói. “Bạn nên kỳ vọng một tỷ lệ khá lớn sẽ tệ theo cách thảm họa”.

Tiến sĩ Flyvbjerg đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu về các siêu dự án. Ảnh: Bent Flyvbjerg/WSJ.

Tiến sĩ Flyvbjerg đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu về các siêu dự án. Ảnh: Bent Flyvbjerg/WSJ.
Hành trình tìm hiểu siêu dự án của ông bắt đầu ở quê hương vào thập kỷ 1990. Khi đó, Đan Mạch đang thi công một trong những dự án xây dựng tốn kém nhất trong lịch sử đất nước: siêu dự án Vành đai Lớn. Nó gồm hai cầu và một đường hầm nối những hòn đảo đông dân nhất của đất nước. Dự án này tiến triển tệ với các thời hạn bị bỏ lỡ và các kế hoạch bị xóa sổ.

Khi ông hỏi một câu cơ bản về siêu dự án, ông không thể tìm được câu trả lời thỏa đáng. “Mặc dù hàng nghìn tỷ USD đã được chi trên thế giới cho những dự án như vậy, không ai biết chúng có đúng tiến độ hay ngân sách hay không”. Cách duy nhất để tìm ra câu trả lời là tự mình thu thập dữ liệu.

Trong 5 năm sau, ông đã thu thập một danh sách 258 dự án cơ sở hạ tầng lớn. Những gì ông phát hiện ra đủ để thuyết phục ông rằng Đan Mạch không phải là một trường hợp ngoại lệ.

Một bài nghiên cứu là không đủ về chủ đề này với ông. Câu hỏi của Tiến sĩ Flyvbjerg trở thành một nỗi ám ảnh. Nghiên cứu đầu tiên trở thành hàng chục bài. 258 dự án ban đầu trở thành 16.000 tòa nhà chọc trời, sân bay, bảo tàng, nhà hát, lò phản ứng hạt nhân, đường và đập thủy điện ở 136 quốc gia. Không chỉ các siêu dự án mà còn có các dự án nhỏ hơn.

Ông háo hức đưa những kết quả của mình vào thực tiễn khi được các trưởng dự án tham khảo ý kiến.

“Tôi thông muốn làm loại học giả chỉ viết cho các tạp chí học thuật”, ông nói. “Tôi muốn những nghiên cứu đó được dùng trong thế giới thật

Cầu Vành đai Lớn của Đan Mạch là ví dụ kinh điển về một siêu dự án đi chệch hướng, theo Tiến sĩ Flyvbjerg. Ảnh: Lars Laursen/AFP/Getty Images.

Cầu Vành đai Lớn của Đan Mạch là ví dụ kinh điển về một siêu dự án đi chệch hướng, theo Tiến sĩ Flyvbjerg. Ảnh: Lars Laursen/AFP/Getty Images.
Ông nói với các trưởng dự án rằng người ta gặp khó với siêu dự án vì một lý do đơn giản: Họ là con người.

Con người vốn lạc quan và đánh giá thấp thời gian cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ trong tương lai – một hiện tượng thiên kiến nhận thức được gọi là “sai lầm lập kế hoạch” (“planning fallacy”) – dù chúng ta đã mắc sai lầm tương tự bao nhiêu lần trong quá khứ đi nữa. Chúng ta luôn có thể phớt lờ những thất bại cũ và tự dối mình rằng lần này sẽ khác.

Chúng ta cũng chịu sự chi phối của quyền lực và các thế lực làm bóp méo thực tế. Các siêu dự án không diễn ra trong phòng thí nghiệm và thường bị chính trị hóa. Lấy ví dụ về nguồn vốn: “Làm thế nào để có nguồn vốn”, ông nói. “Bằng cách làm cho nó trông đẹp trên giấy. Bạn đánh giá thấp chi phí để nó trông rẻ hơn, và bạn rút ngắn lịch tiến độ để trông như bạn có thể thực hiện nhanh hơn”.

Trong nghiên cứu của mình, ông chỉ ra rằng những người liên quan cũng bị cuốn hút bởi cái mà ông gọi là “4 siêu phàm”.

Thứ nhất là siêu phảm công nghệ: các kỹ sư và nhà công nghệ phấn khích do việc xây các dự án lớn và sáng tạo, thúc đẩy giới hạn công nghệ, như xây tòa nhà cao nhất, cầu dài nhất, máy bay nhanh nhất hay thứ gì đó chưa từng có.

Thứ hai là siêu phàm chính trị: các chính trị gia phấn khích khi xây dựng những công trình làm tượng đài cho họ và lý tưởng của họ. Các siêu dự án hiển hiện trong thế giới thực và thu hút sự chú ý của mọi người. Chúng cũng thu hút truyền thông và làm hình ảnh của các chính trị gia nổi bật hơn, ví dụ như khi họ cắt băng khánh thành dự án.

Thứ ba là siêu phàm kinh tế: niềm vui của các nhà đầu tư, doanh nhân và công nhân khi kiếm nhiều tiền từ siêu dự án. Với ngân sách khổng lồ, có đủ tiền cho mọi người gồm nhà thầu, kỹ sư, kiến trúc sư, tư vấn, công nhân xây dựng và vận tải, ngân hàng, chủ đầu tư, chủ đất, luật sư…

Cuối cùng là siêu phàm thẩm mỹ: niềm vui của các nhà thiết kế và người khác khi họ nhìn thấy một công trình lớn và đẹp như cầu Cổng Vàng ở San Francisco và Nhà hát Opera Sydney.

Các thiên kiến nhận thức và chính trị, cùng với 4 siêu phàm trên, khiến người ta đưa ra những quyết định tồi, hoặc im lặng trước những quyết định tồi.

Nghĩ chậm, hành động nhanh và nguyên tắc Lego

Vậy làm sao thực hiện được những việc lớn?

Điều duy nhất làm cho tiến sĩ Flyvbjerg hứng thú hơn sự thất bại của 99,5% siêu dự án là thành công của 0,5%. Bài học của ông có thể áp dụng với bất kỳ loại dự án nào, siêu hay không, bao gồm hai lời khuyên đặc biệt giá trị.

Kiến trúc sư Frank Gehry đã dành 2 năm thiết kế trước khi khởi công dự án Bảo tàng Guggenheim Bilbao ở Tây Ban Nha. Cách làm này là một chìa khóa để tránh chậm tiến độ và vượt ngân sách, theo Tiến sĩ Flyvbjerg. Ảnh: Reuters/Vincent West.

Kiến trúc sư Frank Gehry đã dành 2 năm thiết kế trước khi khởi công dự án Bảo tàng Guggenheim Bilbao ở Tây Ban Nha. Cách làm này là một chìa khóa để tránh chậm tiến độ và vượt ngân sách, theo Tiến sĩ Flyvbjerg. Ảnh: Reuters/Vincent West.
Đầu tiên: Nghĩ chậm, hành động nhanh.

Điều trớ trêu là nhiều siêu dự án chậm tiến độ vì không dành đủ thời gian cho việc lập kế hoạch, cách hiệu quả nhất để giảm thiểu bất ổn và rủi ro. Không nên thi công trước khi biết chính xác mình đang làm gì.

Sau khi được giao dự án Bảo tàng Guggenheim Bilbao ở Tây Ban Nha, kiến trúc sư Frank Gehry đã dành 2 năm thử nghiệm các thiết kế và tình chỉnh các mô hình trong xưởng của mình. Tiến sĩ Flyvbjerg nói rằng việc lập kế hoạch tỉ mỉ là lý do kỳ quan kiến trúc này mở cửa đúng tiến độ vào năm 1997 và dưới ngân sách 100 triệu USD.

Lời khuyên thứ hai liên quan đến một sản phẩm từ quê hương ông: Lego.

“Thật đáng kinh ngạc những điều bạn có thể làm với các khối Lego”, ông viết. “Một khối Lego là một thứ nhỏ, nhưng bằng cách lắp ráp hơn 9.000 khối, bạn có thể xây dựng một trong những bộ Lego lớn nhất”.

“Câu hỏi mà mọi trưởng dự án nên hỏi là: Thứ nhỏ nhất chúng ta có thể lắp ráp với số lượng lớn thành một thứ lớn là gì?”, ông cho biết. “Lego của chúng ta là gì?”.

“Tính mô-đun là từ cồng kềnh để chỉ ý tưởng đơn giản là những thứ lớn được làm từ những thứ nhỏ”, ông viết. “Tìm nó trên thế giới, và bạn sẽ thấy nó ở khắp mọi nơi”, bao gồm “phần mềm, tàu điện ngầm, phần cứng, khách sạn, tòa nhà văn phòng, trường học, nhà máy, bệnh viện, tên lửa, vệ tinh, ô tô và cửa hàng ứng dụng”. “Chúng đều có tính mô-đun sâu sắc, được xây bằng một khối cơ bản. Chúng có thể nhân quy mô lên cực kỳ nhanh chóng, trở nên tốt hơn, nhanh hơn, lớn hơn và rẻ hơn trong quá trình đó”.

Siêu nhà máy của Tesla và trụ sở của Apple những ví dụ tốt về thiết kế mô-đun, theo Tiến sĩ Flyvbjerg. Nhưng một ví dụ ngon hơn là chiếc bánh cưới. Nướng một lớp. Rồi một lớp nữa. Rồi một lớp nữa. Sau đó xếp chúng chồng lên nhau – giống như Lego

sieu-du-an-4-1024x572.png


Một người đã nhìn thấy tiềm năng của tính mô-đun trước khi có từ để mô tả nó là Godtfred Kirk Christiansen, nhà điều hành Lego từ 1957 đến 1973 – giai đoạn mà doanh nghiệp do cha ông sáng lập lấy bằng sáng chế cho khối đồ chơi đã gây sốt trên toàn cầu.

Khi đó, Lego bán 265 loại đồ chơi. Ông Christiansen cho rằng chỉ cần một. “Một sản phẩm độc đáo và bền lâu, có thể được phát triển thành loại đồ chơi dễ chơi, dễ sản xuất và dễ bán”, tác giả Jens Andersen viết trong cuốn sách “The Lego Story” (tạm dịch: “Câu chuyện Lego”).

Những viên gạch Lego mang tính mô-đun, và doanh nghiệp Lego cũng vậy.

Quyết định đó đã thay đổi cuộc đời của nhiều đứa trẻ bao gồm Tiến sĩ Flyvbjerg. Ngay cả bây giờ, bất cứ khi nào cần mua quà cho em bé, ông cho biết mình luôn tìm đến những viên gạch nhựa nhiều màu quen thuộc.
 

Có thể bạn quan tâm

Top