SK Telecom
Gió lạnh đầu buồi
(VNF) - Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tại TP. HCM giảm 34,6% và vốn đăng ký cũng giảm đến 52,3%.
TIN LIÊN QUAN- Metro số 2 TP. HCM dừng vốn ODA, chuyển sang vốn đầu tư công05/05/2025 06:50

Ngày 8/5, UBND TP. HCM tổ chức cuộc họp về tình hình, kết quả kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 5/2025.
TP. HCM có số doanh nghiệp thành lập mới giảm 34,6%
Đáng chú ý, chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 của thành phố vươn lên vị trí 21, tăng 12 bậc so với năm trước. Thành tích này là minh chứng rõ nét cho quyết tâm cải cách, xây dựng nền hành chính hiện đại, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp của thành phố.Theo Giám đốc Sở Tài chính TP. HCM Lê Thị Huỳnh Mai, trong 4 tháng đầu năm, các chỉ tiêu đều đạt tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ.
Cụ thể, trong tháng 4, tổng thu du lịch ước đạt 19.919 tỷ đồng, tăng gần 30% so cùng kỳ năm 2024. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 128.886 tỷ đồng, tăng 37,6% so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 444.885 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, còn một số khó khăn do những biến động khó lường của thương mại quốc tế và từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, một số doanh nghiệp thành phố có thị trường xuất khẩu chính ở Mỹ bị tác động, ảnh hưởng nhất định trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Từ đầu năm đến nay, vốn đăng ký bổ sung của doanh nghiệp tăng cao (đạt hơn 167.000 tỷ đồng, tăng gần 74%), nhưng doanh nghiệp thành lập mới giảm 34,6% về số lượng và giảm 52,3% về vốn đăng ký. Giải ngân vốn đầu tư công được 7,2% tổng vốn của năm, chưa đạt kế hoạch…
Kinh tế TP. HCM hiện vẫn còn một số thách thức. Theo đó TP.HCM được giao kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 là 85.500 tỷ đồng, đặt mục tiêu giải ngân đạt 95% và phấn đấu 100%. Tuy nhiên, đến ngày 29/4, TP. HCM mới giải ngân được 6.068 tỷ đồng, đạt 7,2% kế hoạch.
Giải quyết thủ tục đầu tư cho các dự án lớn
TP. HCM được định hướng không chỉ là trung tâm thương mại mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quá trình này đang gặp khó khăn khi nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu, đầu tư công chậm giải ngân, trong khi nhiều dự án còn vướng mắc trong thủ tục và quy trình triển khai.
Tại cuộc họp, lãnh đạo TP. HCM nhìn nhận tiến độ giải ngân đầu tư công còn chậm. Do đó, thời gian tới cần tập trung tháo gỡ thủ tục cho các dự án lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Thời gian qua, TP. HCM đã tổ chức 7 cuộc họp về đầu tư công và giải quyết khó khăn, vướng mắc cho dự án, công trình trọng điểm. Đồng thời, ban hành 21 văn bản chỉ đạo liên quan đến đầu tư công.
Sở Tài chính cũng tổ chức nhiều cuộc họp với ban quản lý dự án, quận huyện, chủ đầu tư để xác định cụ thể từng vướng mắc khó khăn, báo cáo UBND TP.HCM xử lý. Trong đó, tập trung giải quyết thủ tục đầu tư cho các dự án lớn có khả năng đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công như: Dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1, quốc lộ 22, đường trục Bắc Nam từ Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành, quốc lộ 13. Bốn dự án BOT này có tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó là 2 dự án cải tạo rạch Văn Thánh với 5.561 tỷ đồng và cầu đường Bình Tiên với 871 tỷ đồng. Ngoài ra là 9 dự án có quy mô lớn có kế hoạch giải ngân trong năm khoảng 16.873 tỷ đồng. Trong đó có dự án cao tốc TP. HCM - Mộc Bài, dự kiến tháng 6 sẽ giải ngân được 4.000 tỷ đồng.
Mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Tại cuộc họp, lãnh đạo UBND TP. HCM đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sẽ triển khai trong tháng 5. Trong đó, ưu tiên đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, chủ động, linh hoạt, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả với những vấn đề phát sinh, kiên định mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt trên 8,5% theo chỉ tiêu của Chính phủ giao, thậm chí nỗ lực cao để đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số.TP. HCM đã đề ra các giải pháp trọng tâm cho tháng 5 và 6. Thành phố sẽ tập trung tăng tốc giải ngân đầu tư công, siết chặt kỷ cương hành chính, sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn nhưng hiệu quả. Các sở ngành Tư pháp, Nội vụ, Tài chính được giao nhiệm vụ cụ thể trong xây dựng cơ chế hỗ trợ quá trình sáp nhập và đổi mới quản lý hành chính.
TP. HCM cũng đẩy mạnh mục tiêu cắt giảm 30% thủ tục hành chính, thành lập các tổ kiểm tra đột xuất tại nhiều cơ quan để giám sát tiến độ cải cách. Các đơn vị như UBND cấp quận - huyện, Sở Tài chính, Sở Xây dựng và Ban quản lý các khu công nghệ cao là những nơi sẽ được kiểm tra trực tiếp để đánh giá tính thực thi.
Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, UBND TP. HCM yêu cầu cụ thể hóa Nghị quyết về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, bảo đảm phân bổ ít nhất 3% ngân sách chi cho lĩnh vực này, theo đúng định hướng phát triển của Trung ương.
Ngoài ra, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cũng được TP. HCM xem là động lực trọng tâm. Sở Tài chính và các cơ quan liên quan được giao xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để triển khai hiệu quả nghị quyết trong đời sống, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân vươn lên mạnh mẽ hơn nữa.