sami88
Con chim biết nói
"Đánh lận con đen" giữa ĐỘC LẬP và TỰ TRỊ !
Đáng cảnh tỉnh trước "lập luận" - xuất hiện trên mạng - cho rằng nhiều triều đại hồi xưa nối nhau nhưng vẫn chỉ là đất nước "Tự trị". Bời vì Trung Hoa phong "Vương" cho nhiều vua "An Nam", chứng tỏ đây là một đất nước hưởng chế độ "Tự trị" không hơn không kém (!).
/1/ "Độc lập", tức hệ thống hành chánh từ trên xuống dưới là người bổn xứ, có phải vậy chăng? Đây chỉ là yếu tố "cần", chưa phải yếu tố "đủ". Bởi tự trị thì người bổn xứ vẫn cai quản việc phân bổ nhân sự, kể cả người đứng đầu vẫn bổn xứ 100% ...
Đến đây, trong việc chọn lựa "nhân sự tối cao" ("VUA") đã thể hiện SƯ KHÁC NHAU giữa tự trị và Độc Lập. Là tự trị, người bổn xứ dù được chọn lên ngôi vua nhưng nếu sau đó Tàu không ưng thì buộc phải chọn người khác.
Là ĐỘC LẬP, khác hẳn! Tàu không công nhận thì, mặc kệ "thiên triều".
/2/ Điều này được minh chứng bằng lịch sử.
LÊ LỢI lên ngôi VUA, vào năm 1428. Năm sau, sai sứ qua Tàu làm thủ tục "xin sắc phong". Nhưng, Tàu không công nhận vai trò "quốc vương" của Lê Lợi, mà chỉ sắc phong "Quyền thự An Nam quốc sự" (vào năm 1431).
Tàu không phong "quốc vương", Lê Lợi vẫn cứ là VUA, vẫn CHÁNH DANH trong dòng lịch sử đất nước của người Việt! CHÁNH DANH rạng rỡ, vì đã giành được độc lập cho đất nước, đánh sụp ách đô hộ của nhà Minh.
Thử tưởng tượng: nếu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi không thành công, công sức của nhà Trần, nhà Lý... trước đó "đổ sông đổ biển" vì đất nước đã trở thành "quận" của nước Tàu!
Lê Lợi là "người Trại", không phải "người Kinh" (theo cách định danh vào đời Trần, "người Kinh" là người ở kinh thành và các vùng phụ cận, "người Trại" là người sống ở phương Nam).
Sau khi Lê Lợi giành được độc lập, ông không dùng tên gọi "Thăng Long" nữa mà đổi thành "Đông Kinh".
Lê Lợi xưng Vua, lên ngôi "Thái tổ Cao Hoàng đế". Tàu phản ứng cách nào? Ngậm hột thị, không thể buộc triều đình nước Việt thay đổi ngôi VUA!
/3/ Sẵn nói thêm, cho tỏ: vì sao ngày xưa có thủ tục "xin phong vương", gắn liền với "triều cống"?
Thượng sách trong bang giao là cố gắng tránh chiến tranh (nếu có thể). Thay vì đổ máu dân lành, sẽ là "đổ tiền đổ bạc" (triều cống), là dùng giải pháp ngoại giao.
Theo lề thói hồi xưa, ngoại giao hòa hiếu là "xin phong vương" cho đúng vai vế tiểu quốc đối với đại quốc. Bằng thể thức "phong vương", triều đình bên Tàu ắt mát mặt (và được "hậu hĩ" bằng triều cống tiền bạc, sản vật).
Chỉ là như vậy. Còn Tàu có "phong vương" hoặc không - xin chú ý, nhấn mạnh: nước Việt KHÔNG LỆ THUỘC, KHÔNG TÙY THUỘC vào việc công nhận "phong vương"!
Đơn cử như trường hợp Vua Lê Lợi (nêu trên).
/4/ Lạ thật, có những người gọi là nhà nghiên cứu sử (người Kinh) cho rằng "được phong vương thì mới chính danh", nếu chưa được triều đình bên Tàu công nhận qua sắc phong thì cũng vẫn chưa có sự "đảm bảo" giá trị hợp pháp trong mắt người dân (!?).
Trong mắt người dân nào? Trong mắt người... nước Tàu, hẳn nhiên, thì mới "chính danh", "hợp pháp". Sao đầu óc nô lệ đến vậy?
Ở Đàng Ngoài, không ít vua thời Lê Trung hưng tỏ ra hớn hở được Tàu phong "An Nam quốc vương", nhưng các chúa Trịnh ngay tại kinh đô coi không ra thể thống gì!
* Để ý: nếu thời nào, vua nào mà hớn hở quá mức, đánh đồng "được Tàu phong vương mới ... chính danh", ắt rước lấy não trạng lệ thuộc Tàu!
Như Lê Chiêu Thống được phong "An Nam quốc vương" (vào năm 1778), sau đó rước quân Thanh vào kinh đô ở Đàng Ngoài, hầu hạ bọn chúng.
/5/ Nếu "tự trị" thì không thủ đắc được chủ quyền lãnh thổ, không được phép có chủ quyền về ngoại giao. Tỉ như xứ sở đó có đặt những mối bang giao với nước ngoài, đều phải được sự chấp thuận từ "hoàng đế". Và, quân đội của "hoàng đế" có quyền đi vào lãnh thổ tự trị.
NHƯNG, ở ĐÀNG TRONG, các chúa Nguyễn đã KHÔNG tùy thuộc vào việc "công nhận, phong vương" của nhà Thanh. Nghĩa là dù "không công nhận" đi nữa, chẳng thành vấn đề! Vì sao?
Bởi vì điều lớn lao nhứt, hê trọng nhứt là: dựng xây nền độc lập, phát triển xứ sở thịnh vượng.
Các chúa Nguyễn đã không dựa dẫm vào "mô hình Trung Hoa" làm chuẩn mực, mà tiếp cận với thương mại và công nghệ từ Nhựt Bổn, và các nước phương Tây.
Nhờ vậy, Đàng Trong phát triển! Một minh chứng về sức mạnh quân sự: vào năm 1642, 1643 thủy quân của Đàng Trong đã đánh tan thủy binh Hòa Lan toa rập với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài!
----------------------------------------------
Tiếc rằng, về sau này, đời vua Thiệu Trị, Tự Đức của nhà Nguyễn đã TỪ BỎ kinh nghiệm kiến quốc của tiền nhơn là các chúa Nguyễn, lại đội lấy lên đầu "mô hình Trung Hoa" khiến cho thế và lực đất nước suy kiệt dần....
----------------------------------------------------------
"Dấu ấn định cõi" (Đàng Trong), với nhiều điều thú vị, cần ghi lại - đã được trình bày trong cuốn sách DẤU, và sách VỌNG tái bản!
Quí bạn in.box cho fb Nguyễn Chương-Mt.
Đáng cảnh tỉnh trước "lập luận" - xuất hiện trên mạng - cho rằng nhiều triều đại hồi xưa nối nhau nhưng vẫn chỉ là đất nước "Tự trị". Bời vì Trung Hoa phong "Vương" cho nhiều vua "An Nam", chứng tỏ đây là một đất nước hưởng chế độ "Tự trị" không hơn không kém (!).
/1/ "Độc lập", tức hệ thống hành chánh từ trên xuống dưới là người bổn xứ, có phải vậy chăng? Đây chỉ là yếu tố "cần", chưa phải yếu tố "đủ". Bởi tự trị thì người bổn xứ vẫn cai quản việc phân bổ nhân sự, kể cả người đứng đầu vẫn bổn xứ 100% ...
Đến đây, trong việc chọn lựa "nhân sự tối cao" ("VUA") đã thể hiện SƯ KHÁC NHAU giữa tự trị và Độc Lập. Là tự trị, người bổn xứ dù được chọn lên ngôi vua nhưng nếu sau đó Tàu không ưng thì buộc phải chọn người khác.
Là ĐỘC LẬP, khác hẳn! Tàu không công nhận thì, mặc kệ "thiên triều".
/2/ Điều này được minh chứng bằng lịch sử.
LÊ LỢI lên ngôi VUA, vào năm 1428. Năm sau, sai sứ qua Tàu làm thủ tục "xin sắc phong". Nhưng, Tàu không công nhận vai trò "quốc vương" của Lê Lợi, mà chỉ sắc phong "Quyền thự An Nam quốc sự" (vào năm 1431).
Tàu không phong "quốc vương", Lê Lợi vẫn cứ là VUA, vẫn CHÁNH DANH trong dòng lịch sử đất nước của người Việt! CHÁNH DANH rạng rỡ, vì đã giành được độc lập cho đất nước, đánh sụp ách đô hộ của nhà Minh.
Thử tưởng tượng: nếu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi không thành công, công sức của nhà Trần, nhà Lý... trước đó "đổ sông đổ biển" vì đất nước đã trở thành "quận" của nước Tàu!
Lê Lợi là "người Trại", không phải "người Kinh" (theo cách định danh vào đời Trần, "người Kinh" là người ở kinh thành và các vùng phụ cận, "người Trại" là người sống ở phương Nam).
Sau khi Lê Lợi giành được độc lập, ông không dùng tên gọi "Thăng Long" nữa mà đổi thành "Đông Kinh".
Lê Lợi xưng Vua, lên ngôi "Thái tổ Cao Hoàng đế". Tàu phản ứng cách nào? Ngậm hột thị, không thể buộc triều đình nước Việt thay đổi ngôi VUA!
/3/ Sẵn nói thêm, cho tỏ: vì sao ngày xưa có thủ tục "xin phong vương", gắn liền với "triều cống"?
Thượng sách trong bang giao là cố gắng tránh chiến tranh (nếu có thể). Thay vì đổ máu dân lành, sẽ là "đổ tiền đổ bạc" (triều cống), là dùng giải pháp ngoại giao.
Theo lề thói hồi xưa, ngoại giao hòa hiếu là "xin phong vương" cho đúng vai vế tiểu quốc đối với đại quốc. Bằng thể thức "phong vương", triều đình bên Tàu ắt mát mặt (và được "hậu hĩ" bằng triều cống tiền bạc, sản vật).
Chỉ là như vậy. Còn Tàu có "phong vương" hoặc không - xin chú ý, nhấn mạnh: nước Việt KHÔNG LỆ THUỘC, KHÔNG TÙY THUỘC vào việc công nhận "phong vương"!
Đơn cử như trường hợp Vua Lê Lợi (nêu trên).
/4/ Lạ thật, có những người gọi là nhà nghiên cứu sử (người Kinh) cho rằng "được phong vương thì mới chính danh", nếu chưa được triều đình bên Tàu công nhận qua sắc phong thì cũng vẫn chưa có sự "đảm bảo" giá trị hợp pháp trong mắt người dân (!?).
Trong mắt người dân nào? Trong mắt người... nước Tàu, hẳn nhiên, thì mới "chính danh", "hợp pháp". Sao đầu óc nô lệ đến vậy?
Ở Đàng Ngoài, không ít vua thời Lê Trung hưng tỏ ra hớn hở được Tàu phong "An Nam quốc vương", nhưng các chúa Trịnh ngay tại kinh đô coi không ra thể thống gì!
* Để ý: nếu thời nào, vua nào mà hớn hở quá mức, đánh đồng "được Tàu phong vương mới ... chính danh", ắt rước lấy não trạng lệ thuộc Tàu!
Như Lê Chiêu Thống được phong "An Nam quốc vương" (vào năm 1778), sau đó rước quân Thanh vào kinh đô ở Đàng Ngoài, hầu hạ bọn chúng.
/5/ Nếu "tự trị" thì không thủ đắc được chủ quyền lãnh thổ, không được phép có chủ quyền về ngoại giao. Tỉ như xứ sở đó có đặt những mối bang giao với nước ngoài, đều phải được sự chấp thuận từ "hoàng đế". Và, quân đội của "hoàng đế" có quyền đi vào lãnh thổ tự trị.
NHƯNG, ở ĐÀNG TRONG, các chúa Nguyễn đã KHÔNG tùy thuộc vào việc "công nhận, phong vương" của nhà Thanh. Nghĩa là dù "không công nhận" đi nữa, chẳng thành vấn đề! Vì sao?
Bởi vì điều lớn lao nhứt, hê trọng nhứt là: dựng xây nền độc lập, phát triển xứ sở thịnh vượng.
Các chúa Nguyễn đã không dựa dẫm vào "mô hình Trung Hoa" làm chuẩn mực, mà tiếp cận với thương mại và công nghệ từ Nhựt Bổn, và các nước phương Tây.
Nhờ vậy, Đàng Trong phát triển! Một minh chứng về sức mạnh quân sự: vào năm 1642, 1643 thủy quân của Đàng Trong đã đánh tan thủy binh Hòa Lan toa rập với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài!
----------------------------------------------
Tiếc rằng, về sau này, đời vua Thiệu Trị, Tự Đức của nhà Nguyễn đã TỪ BỎ kinh nghiệm kiến quốc của tiền nhơn là các chúa Nguyễn, lại đội lấy lên đầu "mô hình Trung Hoa" khiến cho thế và lực đất nước suy kiệt dần....
----------------------------------------------------------
"Dấu ấn định cõi" (Đàng Trong), với nhiều điều thú vị, cần ghi lại - đã được trình bày trong cuốn sách DẤU, và sách VỌNG tái bản!
Quí bạn in.box cho fb Nguyễn Chương-Mt.
