Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

TP HCMHàng người xếp hàng khoảng 3 km chờ vào bảo tháp chùa Thanh Tâm ở huyện Bình Chánh chiêm bái xá lợi Đức Phật Thích Ca, sáng 3/5.
Xem toàn màn hình
Khoảng 8h, trong bảo tháp của chùa Thanh Tâm - nơi tôn trí xá lợi Đức Phật - bảo vật quốc gia Ấn Độ, đông nghịt người dân tới chiêm bái.
Trước đó một ngày, chuyên cơ quân sự đưa xá lợi đã hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Sau nghi thức chuyển giao trang trọng, xá lợi được đưa về chùa Thanh Tâm, nơi diễn ra Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025.
Xá lợi được tôn trí trong tháp và bảo vệ nghiêm ngặt. Theo quy định ngoại giao của Ấn Độ, mỗi lần xá lợi được đưa ra nước ngoài đều được xem là sự kiện cấp quốc gia, tương đương chuyến công du của nguyên thủ.
Bảo vật trong đó có một phần xương đầu của người sáng lập tôn giáo được nhà khảo cổ học người Anh William Claxton Peppe (1852-1937) phát hiện ra ở Kapilavastu vào năm 1898.
Năm 1997, cộng đồng Phật giáo Thái Lan và các nghệ nhân đã làm một tháp mạ vàng, trên đỉnh có 109 gam vàng để bày tỏ lòng tôn kính và thờ xá lợi thật của Đức Phật.
Không gian tôn trí xá lợi được bài trí trang nghiêm, chia làm hai hướng vào và ra. Khách vào tháp chiêm bái không được mang theo nhang đèn, không chụp ảnh, quay phim. Mỗi người đi một vòng tròn quanh xá lợi rồi ra bên ngoài, thời gian khoảng một phút.
Người dân thành kính chắp tay cầu nguyện khi được nhìn thấy xá lợi của Đức Phật.
Bà Nguyễn Thị Lý, 76 tuổi, ở huyện Củ Chi đến chùa từ 3h, xếp hàng gần hai tiếng để được vào bảo tháp. "Tôi rất hạnh phúc khi nhìn thấy xá lợi, cảm thấy như hiện thân của Đức Phật", bà nói.
Nhiều đoàn tăng lữ nước ngoài tham gia đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc có mặt tại chùa Thanh Tâm từ sớm.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Bên ngoài khuôn viên chùa Thanh Tâm, dòng người khoảng 3 km, chia thành nhiều hàng nhỏ. Để đảm bảo trật tự, hạn chế ùn tắc tại các tuyến đường dẫn vào đại lễ, lực lượng CSGT, dân quân tự vệ, công an thường xuyên túc trực phân luồng.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Khách thập phương từ nhiều tỉnh thành cũng có mặt tại chùa từ sáng sớm. Để có thể vào trong bảo tháp chiêm bái xá lợi, người dân và phật tử phải xếp thành nhiều hàng.
Tại điểm cuối trước khi vào bảo tháp, có khu vực soi chiếu an ninh. Trung bình, mỗi người phải xếp hàng khoảng hai tiếng để vào trong bảo tháp. Dù đông nhưng mọi người trật tự, tuân theo sự hướng dẫn của lực lượng an ninh và tình nguyện viên.
Bà Hồng Hiền, 50 tuổi, đến từ quận 5, chen chúc trong dòng người đông nghịt. "Thời tiết rất nóng bức và khó chịu nhưng để tận mắt nhìn xá lợi Đức Phật thì cũng rất đáng", bà Hiền nói.
Bên ngoài khuôn viên trước chánh điện chùa, đông đúc phật tử thắp hương niệm Phật. Đến gần trưa, lượng khách tới chùa ngày càng đông.
Trong ba ngày diễn ra lễ, ở Học viện Phật giáo diễn ra nhiều hoạt động, gồm: trưng bày 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo qua các thời kỳ từ khi tôn giáo này du nhập vào Việt Nam, thả 12.000 hoa đăng, thượng cờ Phật giáo 500 m2...
Đại lễ Vesak 2025 là lần thứ tư Việt Nam đăng cai tổ chức, sau ba kỳ diễn ra vào các năm 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, năm 2014 tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, năm 2019 tại chùa Tam Chúc, Hà Nam. Ban tổ chức dự kiến đại biểu từ 80 quốc gia cùng hơn 10.000 phật tử tham gia ngày hội lớn nhất của tín đồ Phật giáo trên thế giới.

Khoảng 8h, trong bảo tháp của chùa Thanh Tâm - nơi tôn trí xá lợi Đức Phật - bảo vật quốc gia Ấn Độ, đông nghịt người dân tới chiêm bái.
Trước đó một ngày, chuyên cơ quân sự đưa xá lợi đã hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Sau nghi thức chuyển giao trang trọng, xá lợi được đưa về chùa Thanh Tâm, nơi diễn ra Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025.

Xá lợi được tôn trí trong tháp và bảo vệ nghiêm ngặt. Theo quy định ngoại giao của Ấn Độ, mỗi lần xá lợi được đưa ra nước ngoài đều được xem là sự kiện cấp quốc gia, tương đương chuyến công du của nguyên thủ.
Bảo vật trong đó có một phần xương đầu của người sáng lập tôn giáo được nhà khảo cổ học người Anh William Claxton Peppe (1852-1937) phát hiện ra ở Kapilavastu vào năm 1898.
Năm 1997, cộng đồng Phật giáo Thái Lan và các nghệ nhân đã làm một tháp mạ vàng, trên đỉnh có 109 gam vàng để bày tỏ lòng tôn kính và thờ xá lợi thật của Đức Phật.

Không gian tôn trí xá lợi được bài trí trang nghiêm, chia làm hai hướng vào và ra. Khách vào tháp chiêm bái không được mang theo nhang đèn, không chụp ảnh, quay phim. Mỗi người đi một vòng tròn quanh xá lợi rồi ra bên ngoài, thời gian khoảng một phút.

Người dân thành kính chắp tay cầu nguyện khi được nhìn thấy xá lợi của Đức Phật.

Bà Nguyễn Thị Lý, 76 tuổi, ở huyện Củ Chi đến chùa từ 3h, xếp hàng gần hai tiếng để được vào bảo tháp. "Tôi rất hạnh phúc khi nhìn thấy xá lợi, cảm thấy như hiện thân của Đức Phật", bà nói.

Nhiều đoàn tăng lữ nước ngoài tham gia đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc có mặt tại chùa Thanh Tâm từ sớm.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Bên ngoài khuôn viên chùa Thanh Tâm, dòng người khoảng 3 km, chia thành nhiều hàng nhỏ. Để đảm bảo trật tự, hạn chế ùn tắc tại các tuyến đường dẫn vào đại lễ, lực lượng CSGT, dân quân tự vệ, công an thường xuyên túc trực phân luồng.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Khách thập phương từ nhiều tỉnh thành cũng có mặt tại chùa từ sáng sớm. Để có thể vào trong bảo tháp chiêm bái xá lợi, người dân và phật tử phải xếp thành nhiều hàng.

Tại điểm cuối trước khi vào bảo tháp, có khu vực soi chiếu an ninh. Trung bình, mỗi người phải xếp hàng khoảng hai tiếng để vào trong bảo tháp. Dù đông nhưng mọi người trật tự, tuân theo sự hướng dẫn của lực lượng an ninh và tình nguyện viên.

Bà Hồng Hiền, 50 tuổi, đến từ quận 5, chen chúc trong dòng người đông nghịt. "Thời tiết rất nóng bức và khó chịu nhưng để tận mắt nhìn xá lợi Đức Phật thì cũng rất đáng", bà Hiền nói.

Bên ngoài khuôn viên trước chánh điện chùa, đông đúc phật tử thắp hương niệm Phật. Đến gần trưa, lượng khách tới chùa ngày càng đông.
Trong ba ngày diễn ra lễ, ở Học viện Phật giáo diễn ra nhiều hoạt động, gồm: trưng bày 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo qua các thời kỳ từ khi tôn giáo này du nhập vào Việt Nam, thả 12.000 hoa đăng, thượng cờ Phật giáo 500 m2...
Đại lễ Vesak 2025 là lần thứ tư Việt Nam đăng cai tổ chức, sau ba kỳ diễn ra vào các năm 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, năm 2014 tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, năm 2019 tại chùa Tam Chúc, Hà Nam. Ban tổ chức dự kiến đại biểu từ 80 quốc gia cùng hơn 10.000 phật tử tham gia ngày hội lớn nhất của tín đồ Phật giáo trên thế giới.