(Dân trí) - Việc phi công Ukraine phá vỡ kỷ lục chiến đấu của tiêm kích F-16 trong không quân Mỹ khiến quân đội Nga phải rút kinh nghiệm và thay đổi chiến thuật tấn công bằng UAV.

Tiêm kích F-16 của không quânUkraine (Ảnh minh họa: Insightnews).
Nga rút kinh nghiệm và thay đổi chiến thuật
Quân đội Nga (RFAF) đang thay đổi chiến thuật tấn công sâu vào Ukraine khi liên tục sử dụng UAV tự sát tầm xa như Geran-2 phóng từ nhiều tỉnh dọc biên giới, tập kích các mục tiêu ở hầu khắp các khu vực trong lãnh thổ đối phương.
Lực lượng Moscow chỉ cần sử dụng UAV tự sát Geran-2 hằng đêm đã đủ khiến tiếng còi báo động phòng không vang lên khắp một nửa đất nước Ukraine. Tuy nhiên, đánh giá chung cho thấy hiệu quả tấn công bằng UAV của Nga không thực sự cao.
Nguyên nhân là do UAV Geran-2 phát ra âm thanh rất lớn trên bầu trời nên chúng được ví như "máy cắt cỏ bay". Do vậy khi chúng tiếp cận không phận Ukraine đã ngay lập tức bị người dân nước này phát hiện và cập nhật vào phần mềm phòng không được cài sẵn trên tất cả điện thoại di động thông minh, tạo thành một hệ thống trinh sát âm thanh khổng lồ.
Có thể khẳng định, Ukraine đã sử dụng "Internet vạn vật dân dụng" để xây dựng hệ thống trinh sát chiến trường trong chiến tranh hiện đại.
Cuộc chiến phòng không trên bầu trời quốc gia Đông Âu đã trở thành cuộc chiến phòng không dân sự kỹ thuật số. Do đó, những đòn tập kích bằng UAV tự sát tầm xa của RFAF có thể dễ dàng bị những người dân phát hiện trước và giúp quân đội Ukraine (AFU) nhanh chóng triển khai đánh trả bằng pháo phòng không.
Do RFAF thường sử dụng UAV tự sát tầm xa, được phóng đi từ nhiều trận địa, để tấn công các mục tiêu khác nhau ở nhiều khu vực tại Ukraine; vô tình điều này đã tạo nên một cuộc tấn công phân tán. Ví dụ vào lúc 0h, một nhóm UAV tấn công điểm A, vào lúc 2h, một nhóm UAV tấn công điểm B và vào lúc 3h, một nhóm UAV khác lại tấn công điểm C.
Với chiến thuật "manh mún" như vậy, hầu hết cuộc tấn công bằng UAV tự sát tầm xa tương đối dễ bị hệ thống phòng không dân dụng kỹ thuật số của Ukraine phát hiện và khóa lại, từ đó họ sử dụng súng hoặc pháo phòng không đánh chặn hiệu quả.
Trước tình thế đó, RFAF phải thay đổi chiến thuật và đang xây dựng những trận địa lớn, có thể phóng 300 UAV tự sát tầm xa trực tiếp vào một mục tiêu cùng lúc. Mục đích là làm quá tải trực tiếp hệ thống phòng không đối phương.
Hệ thống phòng không của Ukraine không thể đánh chặn bầy UAV đông đảo như thế đang tập kích một mục tiêu. Với Nga, chiến thuật này tỏ ra sẽ hiệu quả hơn nếu phá hủy hoàn toàn mục tiêu, không cho đối phương cơ hội phục hồi.
300 UAV tự sát tầm xa bay ở chế độ chờ và tìm kiếm "con mồi" trên khu vực mục tiêu, sau đó đồng loạt tấn công. Số UAV này có thể xóa sổ cả một tiểu đoàn AFU hoặc đủ sức phá hủy toàn bộ nhà máy điện hay nhà máy sản xuất vũ khí.
Cựu Tổng Tư lệnh AFU, Tướng Zaluzhny, cho biết, thực tế là không có điều khoản "phòng thủ tập thể" nào trong NATO. Trước đó ông nhận được cuộc gọi từ lãnh đạo quân đội Romania, yêu cầu Ukraine không tiết lộ việc UAV Nga bị rơi ở Romania.
Phía NATO còn yêu cầu AFU không sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử ở Odessa, vì như vậy có thể khiến UAV tự sát tầm xa của RFAF bị can thiệp, dẫn tới lạc hướng và sẽ bay vào lãnh thổ Romania.
Tướng Zaluzhny yêu cầu phía Romania phải tự bắn hạ UAV Nga, kể cả trên lãnh thổ Ukraine vì không quân nước láng giềng có 40 máy bay chiến đấu F-16. Tuy nhiên, Romania vẫn im lặng.

F-16 Ukraine xuất sắc lập kỷ lục chiến đấu chưa từng có, vượt mặt Mỹ: Nga choáng váng
(Dân trí) - Việc phi công Ukraine phá vỡ kỷ lục chiến đấu của tiêm kích F-16 trong không quân Mỹ khiến quân đội Nga phải rút kinh nghiệm và thay đổi chiến thuật tấn công bằng UAV.