Giá vàng lập đỉnh kỷ lục 3.355 USD/ounce: Cơn sốt trú ẩn trong bão tố toàn cầu

cl-gtcl-gt is verified member.

Địt xong chạy
Ban Cán Sự
United-States

Sáng 17/4, giá vàng thế giới vượt loạt ngưỡng cản, vọt lên đỉnh cao lịch sử mới 3.355 USD/ounce; giá vàng miếng SJC trong nước lên tới 118 triệu đồng/lượng. Dồn dập các yếu tố gây bất ổn có thể kéo giá vàng lên cao nữa.​


Phiên giao dịch lịch sử

Rạng sáng ngày 17/4, trên thị trường châu Á, giá vàng giao ngay tiếp tục tăng lên các đỉnh cao mới và đạt mức kỷ lục 3.355 USD/ounce (quy đổi tương đương 106,2 triệu đồng/lượng) sau khi tăng bứt phá trong phiên Mỹ đêm qua (giờ Việt Nam), nâng tổng mức tăng trong 24 giờ qua lên khoảng 100 USD.

Như vậy, lại có thêm một phiên vàng tăng 100 USD thần tốc. Vàng đã vượt qua một loạt các ngưỡng cản quan trọng trong vòng hơn một tuần qua: 3.000 USD, 3.100 USD và giờ là 3.300 USD/ounce (tương đương 104,4 triệu đồng/lượng).

Đây là lần thứ 14 trong năm 2025 giá vàng thế giới lập đỉnh mới, phản ánh sức hút mãnh liệt của kim loại quý trong bối cảnh bất ổn toàn cầu.

Tại Việt Nam, giá vàng miếng SJC cũng tăng dữ dội. Với cú tăng mạnh đêm qua, giá vàng miếng SJC sáng 17/4 đã lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn cũng tăng mạnh lên 117 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới và trong nước dồn dập lập đỉnh mới. Ảnh: HH
Giá vàng thế giới dồn dập tăng, thêm vài chục cho tới cả trăm USD mỗi phiên những ngày gần đây, trong bối cảnh có quá nhiều yếu tố hỗ trợ cho mặt hàng kim loại quý này.

Đó là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với nhiều nước, bao gồm Trung Quốc, với thuế quan liên tục leo thang và các biện pháp trả đũa lẫn nhau. Tình hình này khiến các thị trường tài chính, hàng hóa toàn cầu chao đảo và dòng tiền tìm nơi trú ẩn ở vàng.

Ngày 15/4, chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế 245% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhằm đáp trả các hạn chế xuất khẩu vật liệu công nghệ cao của Bắc Kinh như gallium, germanium... Động thái này làm rung chuyển thị trường tài chính, đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng như một “lá chắn” trước bất ổn kinh tế.

Căng thẳng địa chính trị gia tăng tại Ukraine và Trung Đông cũng khiến giới đầu tư lo sợ và tìm tới vàng. Tại Ukraine, quân đội Nga thắt chặt vòng vây ở tỉnh Kursk, với giao tranh khốc liệt tại nhiều nơi, làm dấy lên lo ngại về xung đột kéo dài, phá hỏng thỏa thuận ngừng bắn.

Ở Trung Đông, dù Mỹ và Iran có đối thoại tích cực, tình hình tại Dải Gaza và Yemen vẫn báo hiệu nguy cơ mới, thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn vào vàng.

Sự suy yếu nhanh chóng của đồng USD, với chỉ số DXY giảm từ mức gần 110 điểm hồi đầu tháng 2 xuống dưới ngưỡng 99,3 điểm vào rạng sáng 17/4, cũng tạo điều kiện cho giá vàng tăng vọt. Đồng USD yếu đi so với rổ tiền tệ chủ chốt khiến vàng, vốn định giá bằng USD, trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư quốc tế.

Bên cạnh đó, những tín hiệu xấu của kinh tế Mỹ làm dấy lên kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Dồn dập lập đỉnh lịch sử, vàng vẫn còn dư địa tăng tiếp

Mặc dù tăng giá dồn dập và liên tiếp lập các đỉnh cao lịch sử mới, nhưng vàng vẫn được nhiều tổ chức dự báo có thể còn tiếp tục tăng, với các mốc mục tiêu mới là 3.500 USD và 4.000 USD/ounce.

Sở dĩ vàng được dự báo còn tăng giá là do sự bất định và những rủi ro tiềm tàng phía trước. Đó là một cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể còn kéo dài.

Trong tương lai, nếu ông Trump tiếp tục áp thuế lên các nước khác, như Canada hay Mexico... thị trường tài chính có thể đối mặt với thêm biến động, củng cố vị thế của vàng. Trước đó, ông Trump đã hoãn áp thuế đối ứng lên cả trăm quốc gia trong vòng 90 ngày.

Xung đột tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi Nga và Ukraine cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn. Bất đồng trong nội bộ chính quyền Trump về giải pháp hòa bình càng làm tăng sự bất định.

Ở Trung Đông, nguy cơ leo thang tại Gaza và Yemen khiến vàng tiếp tục được săn lùng như tài sản trú ẩn. Nếu các cuộc xung đột này kéo dài hoặc mở rộng, giá vàng có thể tiếp tục lập các đỉnh mới.

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với áp lực từ thuế quan và lạm phát tiềm ẩn. Lo ngại về chi phí nhập khẩu tăng do thuế quan có thể đẩy lạm phát lên trong tương lai. Đồng USD suy yếu rất nhanh, thách thức vị thế của đồng tiền này cũng là yếu tố hỗ trợ giá vàng. Tuy nhiên, nếu Fed trì hoãn cắt giảm lãi suất hoặc đồng USD phục hồi, giá vàng có thể chịu áp lực điều chỉnh.

Các ngân hàng trung ương, đặc biệt từ các nước như Trung Quốc và Ấn Độ, tiếp tục tích lũy vàng để đa dạng hóa dự trữ, giảm phụ thuộc vào USD. Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), quý I/2025 ghi nhận dòng vốn ròng trị giá 21,1 tỷ USD chảy vào quỹ ETF vàng (tương đương 226,5 tấn), cao nhất trong 5 năm. Sức cầu mạnh mẽ này là bệ đỡ vững chắc cho giá vàng.

Dòng tiền đang dịch chuyển mạnh mẽ giữa các tài sản. Thị trường chứng khoán Mỹ chịu áp lực bán tháo do lo ngại thuế quan làm giảm biên lợi nhuận doanh nghiệp, khiến nhà đầu tư chuyển hướng sang vàng.

Thị trường tiền số, dù vẫn thu hút một phần vốn, không thể cạnh tranh với vàng trong vai trò trú ẩn an toàn. Sự dịch chuyển vàng vật chất giữa New York và London cũng đáng chú ý, phản ánh nhu cầu tích trữ vàng trước bất ổn toàn cầu.

Trong nước, sức cầu vàng cũng khá mạnh. Giá vàng lên nhanh theo giá thế giới.

Với khả năng giá vàng thế giới có thể chạm 3.500 USD/ounce vào cuối năm 2025 theo dự báo của Bank of America, vàng SJC có thể dao động quanh 120-125 triệu đồng/lượng. Nếu vàng lên 4.000 USD, giá vàng trong nước có thể lên 130 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, do giá vàng liên tục lên cao và tăng gấp rưỡi trong khoảng 1 năm qua, áp lực chốt lời cũng hiện hữu và có thể gây ra các đợt điều chỉnh giảm mạnh khi các yếu tố hỗ trợ nói trên thay đổi. Vàng thế giới đã từng chứng kiến những đợt tụt giảm khá sâu lên tới 10-15%.
 

Có thể bạn quan tâm

Top