Giá xăng dầu tăng 4 lần liên tiếp, xe tải vẫn “nằm dài” ở bãi, chờ vơi “cơn khát”

Mainboard

Đẹp trai mà lại có tài
Dạo này nới lỏng tín dụng ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu.
Tới đoạn nào của Lào real rồi nhỉ? ::xamvl7:::look_down:

Hơn một tháng qua, giá xăng đã được điều chỉnh 4 lần liên tiếp. Mặc dù tình trạng xếp hàng dài mòn mỏi chờ đổ xăng đã ít đi nhưng nhiều cửa hàng xăng dầu vẫn còn hiện tượng bán hàng “nhỏ giọt” khiến người tiêu dùng không khỏi kêu trời.

Giá xăng dầu tăng 4 lần liên tiếp, xe tải vẫn “nằm dài” ở bãi, chờ vơi “cơn khát” - 1


Hơn một tháng qua, giá xăng đã được điều chỉnh tăng 4 lần liên tiếp. Vài ngày gần đây, những hình ảnh rào sắt chắn ngang cửa hàng bán lẻ xăng dầu kèm mảnh giấy ghi thông báo “hết hàng, nghỉ bán” hoặc dòng người xếp hàng dài, chờ xuyên đêm để đổ xăng đã không còn.

Tuy nhiên, người dân nhiều nơi vẫn “khốn khổ” mỗi khi đi đổ xăng vì nhiều cửa hàng chỉ bán “nhỏ giọt” hoặc “cầm chừng”, xe máy chỉ được mua 50 nghìn đồng/lần và ô tô chỉ được mua từ 300-500 nghìn đồng/lượt.

Anh Hoàn, chủ doanh nghiệp vận tải ở Hà Nội cho biết, anh từng phải cho xe “nằm” tại Hải Phòng hơn 1 ngày vì hết dầu, không mua được dầu quay đầu về.

“Nửa tháng nay, 4/6 xe vận tải của doanh nghiệp tôi đang phải “ngủ” ở bãi, không dám đi tỉnh vì sợ hết dầu giữa đường”, anh Hoàn – Chủ doanh nghiệp vận tải ở Hà Nội.

“Có hôm đang đi trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, xe hết dầu nhưng đi 3-4 cây xăng dầu không còn dầu. Tôi phải rẽ xuống đường gom chỗ Thanh Miện (Hải Dương) đi ra khoảng 4-5km mới gặp được một cửa hàng còn dầu, họ bơm cho 500 nghìn đồng tiền dầu để đi cố”, anh Hoàn kể.

Giá xăng dầu tăng 4 lần liên tiếp, xe tải vẫn “nằm dài” ở bãi, chờ vơi “cơn khát” - 3

Hàng trăm người đứng xếp hàng đổ xăng xuyên đêm cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2022 tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Theo anh Hoàn, cả tháng này, gần như những cửa hàng xăng dầu tư nhân mà doanh nghiệp anh mua cả trăm triệu đồng tiền dầu suốt 4 năm nay ngừng bán hẳn hoặc chỉ cho đổ 300-500 nghìn đồng/lần, không được đổ đầy bình như trước đây. Vì vậy, anh Hoàn phải cho xe đi xa thêm 4km đến các cây xăng dầu lớn để mua dầu với hạn mức mỗi xe 2 triệu đồng.

Nếu khách gọi mà không đi được là mất khách mà nếu đi thì nơm nớp lo sợ không đổ được dầu. Vì vậy, nửa tháng nay anh Hoàn không dám nhận những đơn hàng vận chuyển đi tỉnh xa, cho xe tải to nằm ở bãi.

Giá xăng dầu tăng 4 lần liên tiếp, xe tải vẫn “nằm dài” ở bãi, chờ vơi “cơn khát” - 4

Hơn nửa tháng qua, anh Hoàn chỉ dám nhận những đơn hàng vận tải gần vì số lượng dầu mỗi lần mua "nhỏ giọt" không đủ để đi các chuyến hàng liên tỉnh xa.

“Giờ làm coi như cầm chừng, giữ khách và có tiền trả lãi ngân hàng thôi vì xe có phải xe của mình đâu, đều thế chấp ngân hàng lấy tiền làm ăn”, anh Hoàn nói.

Theo anh Hoàn, hàng tháng, tiền lãi ngân hàng vẫn phải trả, còn tiền nuôi anh em, tiền thuê bến bãi vẫn phải trả người ta chứ không xin được. Vì vậy, bắt buộc phải đi làm, xe này bù xe kia chứ hầu như không có lợi nhuận.

Giá xăng dầu tăng 4 lần liên tiếp, xe tải vẫn “nằm dài” ở bãi, chờ vơi “cơn khát” - 5


Bộ Công Thương cho biết tổng nguồn xăng dầu cả nước (theo kế hoạch sản xuất trong nước của hai nhà máy lọc dầu và nhập khẩu của doanh nghiệp) đến hết tháng 10 đạt 18,6 triệu tấn, bằng gần 90% nhu cầu tiêu dùng cả năm. Tuy vậy, thực tế thị trường vẫn thiếu xăng cục bộ, đứt gãy ở một số phân khúc.

Người dân “chật vật” đi đổ xăng khi các cửa hàng xăng dầu chỉ bán cầm chừng, không thể đổ đầy bình trong một lần xếp hàng. Doanh nghiệp vận tải lớn nhỏ cũng khó khăn không kém khi những xe vận tải lớn không có đủ dầu để chạy những tuyến đường xa.

Giá xăng dầu tăng 4 lần liên tiếp, xe tải vẫn “nằm dài” ở bãi, chờ vơi “cơn khát” - 7

Giá xăng tăng 4 lần liên tiếp nhưng công ty vận tải của anh Hoàn vẫn không thể mua đủ lượng dầu cho tất cả các xe chạy liên tỉnh, mỗi lần chỉ mua được số lượng rất nhỏ.

Nhiều người nghĩ rằng, các doanh nghiệp xăng dầu đang “găm hàng” chờ giá xăng lên chứ không phải thật sự không còn hàng để bán.

Tuy nhiên, đứng ở vị trí là chủ doanh nghiệp xăng dầu, TS Giang Chấn Tây - Giám đốc Công ty TNHH Xăng dầu Bội Ngọc (Trà Vinh) - cho rằng công thức tính giá cơ sở hiện tại chưa hợp lý. Vì vậy, có thời điểm, doanh nghiệp càng bán càng lỗ. Thậm chí, doanh nghiệp phải tính bù vào khoảng thâm hụt đơn thuần về phí vận chuyển.

Mới đây, một số doanh nghiệp đã có báo cáo chi phí kinh doanh xăng dầu theo yêu cầu của Bộ Tài chính để điều chỉnh tiếp vào kỳ điều hành ngày 21/11. Họ cho rằng, tình hình kinh doanh xăng dầu hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập trong các khâu lưu thông hàng hóa. Nguyên nhân do việc tính toán chi phí giá cơ sở từ khâu nhập khẩu đến khâu bán lẻ không đúng, không đủ.

Giá xăng dầu tăng 4 lần liên tiếp, xe tải vẫn “nằm dài” ở bãi, chờ vơi “cơn khát” - 8

“Có thời điểm, doanh nghiệp càng bán càng lỗ. Thậm chí, doanh nghiệp phải tính bù vào khoảng thâm hụt đơn thuần về phí vận chuyển”, TS Giang Chấn Tây.

Cụ thể, về chi phí nhập khẩu đưa xăng dầu về cảng Việt Nam, tạm tính giá bình quân nhập khẩu của quý IV (giá pre, cước vận chuyển, bảo hiểm, chi phí giám định) với xăng là 4.076 đồng/lít, với dầu là 2.147 đồng/lít.

Về chi phí lưu thông của thương nhân phân phối xăng dầu và các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu từ kho đầu nguồn đến khâu bán lẻ cho người tiêu dùng, với xăng khoảng 1.670 đồng/lít, dầu diesel khoảng 1.498 đồng/lít.

Giá xăng dầu tăng 4 lần liên tiếp, xe tải vẫn “nằm dài” ở bãi, chờ vơi “cơn khát” - 9

Doanh nghiệp kiến nghị Liên bộ xem xét điều chỉnh tính đúng, tính đủ chi phí thực tế với mặt hàng xăng, dầu

Như vậy, tổng chi phí từ khâu nhập khẩu đến khâu lưu thông với mặt hàng xăng là 5.746 đồng/lít, với mặt hàng dầu diesel là 3.645 đồng/lít. Từ đó, doanh nghiệp kiến nghị Liên bộ xem xét điều chỉnh tính đúng, tính đủ chi phí thực tế trên cho kỳ điều chỉnh giá vào 21/11.

“Việc nâng chi phí này cũng chưa giải quyết được hết tất cả các khâu phân phối xăng dầu có liên quan làm ảnh hưởng đến thiếu hụt xăng dầu hiện nay”, TS Tây nói.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hà Nội cho biết, thời kỳ giá xăng dầu thế giới tăng cao, chúng ta điều tiết rất tốt, không cửa hàng nào thiếu xăng dầu.

“Trong giai đoạn này, giá xăng dầu thế giới không tăng quá cao, nguồn cung, theo tôi, cũng không phải quá khan hiếm, nhưng trong nước lại xảy ra tình trạng khan hiếm xăng dầu”, ông nói.

Giá xăng dầu tăng 4 lần liên tiếp, xe tải vẫn “nằm dài” ở bãi, chờ vơi “cơn khát” - 10

Ông Cường đưa là lý do là chi phí chiết khấu cho các nhà bán lẻ quá thấp​

Ông Cường đưa là lý do là chi phí chiết khấu cho các nhà bán lẻ quá thấp, thậm chí nhiều nhà bán lẻ không có chi phí này mà chỉ đầu mối cung cấp mới có. Khi nhà bán lẻ không có chi phí chiết khấu, càng bán càng lỗ thì đương nhiên họ sẽ không mặn mà gì với việc bán.

“Trong giai đoạn này, giá xăng dầu thế giới không tăng quá cao, nguồn cung, theo tôi, cũng không phải quá khan hiếm, nhưng trong nước lại xảy ra tình trạng khan hiếm xăng dầu” - ông Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hà Nội.

Giá xăng dầu tăng 4 lần liên tiếp, xe tải vẫn “nằm dài” ở bãi, chờ vơi “cơn khát” - 11


Theo TS Giang Chấn Tây, vấn đề cơ bản phải xử lý hiện nay là công thức tính giá cơ sở cần lấy giá thành thực tế bình quân của doanh nghiệp đầu mối báo cáo về Liên bộ Công Thương - Tài chính trước khi chuẩn bị điều chỉnh giá bán lẻ. Theo đó, giá trị hàng tồn kho phải được tính theo bình quân gia quyền để đưa vào giá vốn ít nhất là 30 ngày phát sinh trước đó.

“Bởi vì bất kỳ doanh nghiệp nào nhập hàng là cũng mất thời gian hàng tháng mới đưa xăng dầu vào phân phối lưu thông, sử dụng, doanh nghiệp nào cũng có lượng hàng tồn kho cần được tính đúng, tính đủ giá trị khi kết chuyển vào giá vốn theo đúng nguyên tắc và Luật kế toán, nếu không sẽ lời giả mà lỗ thật”, TS Tây mạnh.

Giá xăng dầu tăng 4 lần liên tiếp, xe tải vẫn “nằm dài” ở bãi, chờ vơi “cơn khát” - 13

Giá xăng dầu tăng 4 lần liên tiếp, xe tải vẫn “nằm dài” ở bãi, chờ vơi “cơn khát” - 14

Giá xăng dầu tăng 4 lần liên tiếp, xe tải vẫn “nằm dài” ở bãi, chờ vơi “cơn khát” - 15

Theo TS Giang Chấn Tây, vấn đề cơ bản phải xử lý hiện nay là công thức tính giá cơ sở của giá xăng, dầu​

“Việc hướng dẫn các đầu mối, các thương nhân phân phối nguyên tắc phân chia chi phí khoản định mức cho từng khâu để tránh tình trạng chèn ép nhau trong thỏa thuận phân chia chi phí, từ đó chấm dứt tính trạng chiết khấu 0 đồng, chiết khấu âm khi doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí vận chuyển”, ông Thoả nhấn mạnh.

Trong bối cảnh thị trường xăng dầu trong nước có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh hoặc bán với số lượng hạn chế, tập trung tại một số tỉnh, thành phố phía nam, sau đó đã lan ra các địa phương phía bắc, gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, ngày 11/11, Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Minh Khái đã kí Công điện số 1085/CĐ-TTg ngày 11/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu.

“Ngoài việc cần tính đúng, tính đủ, điều chỉnh ngay các chi phí liên quan đến kinh doanh xăng dầu”, Chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính).

Giá xăng dầu tăng 4 lần liên tiếp, xe tải vẫn “nằm dài” ở bãi, chờ vơi “cơn khát” - 16

Ngày 11/11, Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Minh Khái đã kí Công điện số 1085/CĐ-TTg ngày 11/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu

Trong đó, Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan liên quan nghiêm túc, khẩn trương thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp đó, Bộ Công Thương cũng có văn bản hỏa tốc gửi các bộ ngành, địa phương về việc rà soát, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định về kinh doanh xăng dầu.

Bộ Công Thương cho biết sẽ tập trung vào các giải pháp đã được Thủ tướng chỉ đạo tại công điện mới đây.

Bộ sẽ tập trung chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước, bảo đảm không để thiếu hụt xăng dầu, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tiêu dùng của xã hội, tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo đảm tổng nguồn xăng dầu tối thiểu.

Giá xăng dầu tăng 4 lần liên tiếp, xe tải vẫn “nằm dài” ở bãi, chờ vơi “cơn khát” - 17

Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất) cho biết, trong tháng 11, 12 sẽ đưa ra thị trường trên 1,4 triệu m³ xăng dầu các loại

Rà soát sửa đổi nghị định 95 và nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu theo trình tự, thủ tục rút gọn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Định kỳ trước ngày 20 hằng tháng rà soát, tổng hợp, thống kê các chi phí, xem xét điều chỉnh, bảo đảm sát với thực tiễn và thực hiện ngay để phục vụ kỳ điều hành giá ngày 21-11.

Đồng thời chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chỉ đạo Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn có phương án phân phối xăng dầu hợp lý, ưu tiên nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp đã và đang nhập khẩu xăng dầu để hỗ trợ bù đắp chi phí.

Ông Nguyễn Việt Thắng, Phó tổng giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất) cho biết, trong tháng 11, 12 sẽ đưa ra thị trường trên 1,4 triệu m³ xăng dầu các loại cho 20 thương nhân đầu mối có hợp đồng với nhà máy. Trong đó ưu tiên nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp đã và đang nhập khẩu xăng dầu để hỗ trợ bù đắp chi phí theo công điện và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
 

Ở Lào, khan hiếm xăng dầu bắt đầu khá sớm, từ cuối tháng 3, khi các cây xăng trong tỉnh Luang Namtha đóng cửa vì hết xăng, sau đó là Pakse và Savannakhet, trước khi lan tới Vientiane vào chiều 9-5, tờ Laotian Times 10-5 cho biết.

Lào chọn cách đối phó thế nào với vấn nạn giá xăng dầu, vốn nhập khẩu toàn bộ, cứ tăng mãi? Laotian Times 15-3 loan báo chính phủ chọn phương án điều chỉnh giá hằng tuần thay vì hai tuần như trước kia, theo lời Bộ trưởng Công thương Khampheng Saysompheng.

Dễ hiểu là Lào khó khăn hơn do những vấn đề tài chính đã kéo dài của chính phủ nước này, như thể hiện qua tin sau trên Laotian Times ngày 27-6: “Theo Bộ trưởng [Tài chính] Bounchom [Ubonpaseuth], chính phủ đã mở một hạn mức tín dụng cho Tổng công ty Nhiên liệu quốc gia Lào để mua khoảng 200 triệu lít nhiên liệu”.

Có thể thấy, vấn đề của mọi vấn đề là do Chính phủ Lào không sẵn ngoại tệ để nhập xăng dầu, loay hoay mãi nên giờ mới mở được một bảo đảm tín dụng 102 triệu USD nhằm nhập xăng dầu để “giải nhiệt” cơn khát.

Có thể dò thêm thông tin bổ sung: đánh giá tín nhiệm của Fitch với Lào là CCC, tức xuất hiện khả năng vỡ nợ, kèm bình luận “trao đổi ngoại hối đã trở nên hạn chế”.

 
Đổ từ lần trc 500 cành vẫn chưa đổ lại chưa rõ, nhưng éo thấy ai xếp hàng nữa rồi mà, đổ chậm thôi
uống rượu độc giải khát. lại trích quỹ $ ra hạ nhiệt thôi, chứ khúc ruột ngàn rặm không bơm $ về nữa thì đào đâu ra,
 
Top