
Bộ Nội vụ mới đây đã thông tin một số nội dung về tiến độ thực hiện công việc để mô hình chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động cũng như phương án bố trí nhân sự cấp xã mới sau sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính.
Dự kiến cả nước sẽ chỉ còn khoảng 3.300 đơn vị hành chính cấp xã, theo đúng định hướng của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm là giảm 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.
Các địa phương có thể bố trí ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy hiện nay về làm bí thư xã, phường mới. Không chỉ giám đốc sở, tỉnh ủy viên hay thành ủy viên, thậm chí các địa bàn quan trọng có thể bố trí ủy viên ban thường vụ cấp tỉnh hiện nay làm người đứng đầu cấp ủy của địa phương. Còn lại tất cả nội dung liên quan đến bố trí nhân sự như ai làm bí thư, ai làm chủ tịch, phó chủ tịch, các cơ quan chuyên môn của địa phương tổ chức ra sao thì địa phương sẽ quyết định và chịu trách nhiệm theo các quy định. Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Bộ Nội vụ Phan Trung Tuấn
Để đáp ứng yêu cầu công việc của cấp xã mới rộng hơn, nhiều thẩm quyền hơn, Bộ Nội vụ cho biết có thể luân chuyển một số giám đốc sở, tỉnh ủy viên về làm bí thư, chủ tịch xã tại các địa bàn quan trọng, phức tạp.
Liên quan vấn đề này, nhiều độc giả đã gửi ý kiến tới VietNamNet băn khoăn về trường hợp cán bộ tỉnh, thành về xã có thể không thạo việc địa bàn.
“Lâu nay, họ là những người quen với công tác tham mưu, chỉ đạo. Tới đây về xã, gần dân mà không quen thực hành, không hiểu địa bàn thì sẽ ra sao?”, anh Lê Mỹ bình luận.
Dự kiến cả nước sẽ chỉ còn khoảng 3.300 đơn vị hành chính cấp xã, theo đúng định hướng của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm là giảm 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.

Các địa phương có thể bố trí ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy hiện nay về làm bí thư xã, phường mới. Không chỉ giám đốc sở, tỉnh ủy viên hay thành ủy viên, thậm chí các địa bàn quan trọng có thể bố trí ủy viên ban thường vụ cấp tỉnh hiện nay làm người đứng đầu cấp ủy của địa phương. Còn lại tất cả nội dung liên quan đến bố trí nhân sự như ai làm bí thư, ai làm chủ tịch, phó chủ tịch, các cơ quan chuyên môn của địa phương tổ chức ra sao thì địa phương sẽ quyết định và chịu trách nhiệm theo các quy định. Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Bộ Nội vụ Phan Trung Tuấn

Để đáp ứng yêu cầu công việc của cấp xã mới rộng hơn, nhiều thẩm quyền hơn, Bộ Nội vụ cho biết có thể luân chuyển một số giám đốc sở, tỉnh ủy viên về làm bí thư, chủ tịch xã tại các địa bàn quan trọng, phức tạp.
Liên quan vấn đề này, nhiều độc giả đã gửi ý kiến tới VietNamNet băn khoăn về trường hợp cán bộ tỉnh, thành về xã có thể không thạo việc địa bàn.
“Lâu nay, họ là những người quen với công tác tham mưu, chỉ đạo. Tới đây về xã, gần dân mà không quen thực hành, không hiểu địa bàn thì sẽ ra sao?”, anh Lê Mỹ bình luận.

Giám đốc sở, tỉnh ủy viên làm bí thư, chủ tịch xã phải biết xắn quần lội ruộng
Giám đốc sở, tỉnh ủy viên về làm bí thư, chủ tịch xã phải “xắn quần lội ruộng“ cùng người dân thì mới có thể làm được việc.
www.24h.com.vn