Gửi bác Cucuvn trong topic Tâm linh

ThanhCongTu

Xàm 0 Lít
@Cucuvn: Acc này còn mới nên không thể reply vào topic của bác theo chính sách mới của diễn đàn. Bác copy giúp vào topic của bác nhé.

Sorry ae vì đến hôm nay mới có thời gian ngồi tổng hợp lại và chia sẻ về thiền Vipassana. Những kiến thức trong này cơ bản được lấy từ bài giảng của thầy Goenka nhé AE.

1. Nguồn gốc

Đức Phật Siddhattha Gotama là người đã hoàn toàn giác ngộ, cuộc đời của Người giữ trọn vẹn Sila. Sau đó, ngày đã thực hành Sammā samādhi, Ngài đã từ bỏ đời sống gia đình để đi tầm đạo với nhiều Bậc Thầy. Ngài đã từng tu tập các tầng Thiền định cao nhất thời đó là 8 tầng Thiền (4 tầng Thiền sắc giới và 4 tầng Thiền vô sắc giới). Ngài đã thực tập tất cả nhưng vẫn thấy mình chưa được giải thoát hoàn toàn. Ngài nhận thấy sâu tận trong tâm vẫn còn những bất tịnh nằm bất động giống như núi lửa đang ngủ yên: “Khi nào những núi lửa này còn hiện hữu, chúng có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Chúng sẽ chế ngự ta và một lần nữa cuộc đời ta lại tràn đầy đau khổ. Phải bứng nhổ tận gốc rễ của các bất tịnh nằm rất sâu trong tâm ta”.

Vì lý do này, Ngài đã tiếp tục tìm kiếm và đã tái khám phá ra phương pháp Thiền Vipassana.

Thiền Vipassanā (Minh sát) đã có từ trước trong kinh Rigveda cổ xưa, nhưng chỉ là những lời đọc tụng suông. Việc thực hành đã thất truyền. Đức Phật Gotama là người đã tái khám phá ra nó. Ngài nói: “pubbe ananusutesu dhammesu cakkhuṃ upadādi” – Mắt ta đã mở đối với Pháp mà trước đây ta chưa từng được nghe – (nhãn sanh). Sau đó Ngài gọi Pháp ấy là purāṇo maggo – Con đường cổ xưa. Ngài tìm lại được con đường từ lâu đã bị vùi lấp, lãng quên và ban bố nó cho thế gian.

2.Cơ sở lý thuyết (Vì nó là cơ sở lý thuyết nên hơi dài, mình copy lại để ae ai có hứng thú thì nghiên cứu):

Con người gồm 2 thành phần cơ thể vật chất và tâm, và trong đó, tâm phân chia thành 4 phần chính (Thức, Tưởng, Thọ, Hành). Cái này là 4 uẩn trong ngũ uẩn. Uẩn còn lại là cơ thể vật chất nhé.

Viññāṇa (Thức – Hay biết)

Phần thứ nhất của tâm theo ngôn ngữ thời đó, Đức Phật gọi là Viññāṇa (Thức), là hay biết. Sáu giác quan của ta gồm có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Sáu giác quan này có 6 Viññāṇa (Thức) hay 6 sự hay biết riêng biệt là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Khi có vật gì tiếp xúc với bất kỳ cửa giác quan nào. Một âm thanh tiếp xúc với cửa giác quan của tai thì nhĩ thức sẽ phát sinh.

Một hình thể, màu sắc, ánh sáng tiếp xúc với cửa giác quan của mắt thì nhãn thức sẽ phát sinh. Một mùi tiếp xúc với mũi thì tỷ thức sẽ phát sinh. Một Vị tiếp xúc với lưỡi thì thiệt thức sẽ phát sinh. Cái gì cụ thể tiếp xúc với cơ thể thì thân thức sẽ phát sinh. Một ý nghĩ, cảm xúc tiếp xúc với tâm thì ý thức phát sinh. Công việc của 6 thức này là hay biết những gì vừa xảy ra.

Saññā (Tưởng – Nhận định)

Có một âm thanh tiếp xúc với tai, nhĩ thức sẽ phát sinh: “Xem kìa! Một cái gì vừa xảy ra”. Ngay tức khắc, một phần khác của tâm sẽ xuất hiện. Theo ngôn ngữ thời đó, phần đó được gọi là Saññā (Tưởng), là nhận định. Một âm thanh vừa chạm vào tai, phần thứ nhất của tâm (Thức) sẽ nói: “Một cái gì đó vừa xảy ra tại cửa thính giác”, chỉ vậy thôi. Phần thứ hai (Tưởng) sẽ nhận định cái gì đã xảy ra: “Lời nói. Lời nói gì? Lời chê bai hoặc lời khen ngợi”. Nó nhận biết dựa trên kinh nghiệm, các điều kiện và ký ức trong quá khứ. Chẳng những nó nhận biết mà còn đánh giá: “Lời chê bai, Ồ! Xấu xa quá! Lời khen ngợi, Ồ! Tuyệt quá!”.

Vedanā (Thọ – Cảm nhận)

Khi phần thứ hai (Tưởng) làm xong nhiệm vụ thì phần thứ ba bắt đầu hoạt động. Ngôn ngữ thời đó gọi là Vedanā (Thọ), là cảm giác, cảm nhận được các cảm giác trên cơ thể. Khi sự đánh giá vừa xong, rằng đó là những lời khen và lời đó tốt đẹp, ta để ý và thấy một dòng luân lưu những rung động vi tế và dễ chịu khắp trên thân. Với những lời chê bai, sự đánh giá được đưa ra là xấu xa và ta sẽ thấy có một luồng cảm giác rất khó chịu trên thân thể. Phần thứ ba của tâm (Thọ) thể nghiệm những cảm giác trên người dễ chịu hoặc khó chịu.

Saṅkhāra (Hành – Phản ứng)

Và rồi ngay tức khắc, phần thứ tư của tâm xuất hiện. Theo ngôn ngữ thời xưa, nó được gọi là Saṅkhāra (Hành). Công việc của nó là phản ứng. Saṅkhāra (Hành) chính thực là động lực, phản ứng của tâm. Nó tựa như là một tập hợp các động tác. Phần đầu (Thức – hay biết) không phải là một động tác, nó không tạo ra quả. Tưởng (sự nhận biết) không phải là một động tác nên cũng không tạo ra quả. Cảm nhận (Thọ) cũng không phải là một động tác nên cũng không tạo ra quả. Nhưng Saṅkhāra (Phản ứng) là một hành động nên tạo ra quả vì ta luôn luôn lặp đi lặp lại. Lời khen ngợi, cảm giác dễ chịu và phần này của tâm luôn lặp đi lặp lại với sự ham muốn, bám víu liên tục: “Tôi muốn nó, muốn nữa, muốn nữa”. Lời chê bai, cảm giác khó chịu, phần này của tâm không ngừng phản ứng bằng ghét bỏ, oán hận: “Tôi không thích, tôi không thích nó, tôi muốn vứt bỏ nó đi”.

Vòng 12 nhân duyên luân hồi sinh tử

Toàn thể vòng nhân duyên sinh và từng mắt xích rất rõ ràng: Vì vô minh (Avijjā) người ta tạo ra hành động chủ ý (Saṅkhāra); vì Saṅkhāra nên có thức (Viññāṇa); vì có Viññāṇa kiếp sống mới của tâm và thân (Nāma-rūpa) bắt đầu hiện hữu; với sự hiện hữu của thân và tâm này, 6 giác quan (Saḷāyatana) sinh khởi; vì có 6 giác quan ấy nên có xúc chạm (Phassa); vì có xúc chạm nên có cảm giác (Vedanā); vì có cảm giác nên có ham muốn (Taṇhā); rồi ham muốn biến thành bám víu, ràng buộc (Upādāna) sâu đậm; vì sự ràng buộc sâu đậm này, tiến trình dòng chảy của sự sống (Bhava – Hữu) được khởi đầu. Dòng sự sống tiếp tục trôi chảy, nó tập hợp đủ năng lực. Mỗi khi cuộc sống chấm dứt, Bhava-Saṅkhāra nằm rất sâu, chịu trách nhiệm tạo nên một cuộc sống mới.

Tiến trình trở thành (Bhava) cứ thế tiếp tục. Vào lúc chết, nó không ngừng lại mà tiếp tục. Và bởi vì tiến trình trở thành mà ngay cả sau khi chết, một kiếp sống mới (jāti – Sinh) lại bắt đầu. Một lần nữa một kiếp sống mới lại tái sinh. Vì có sinh thì có già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não (jarā-maraṇaṃ). Bất cứ khi nào kiếp sống bắt đầu, người ta phải trải qua tất cả những khổ đau này. Khổ vì tuổi già, khổ vì bệnh, khổ vì chết, khổ vì điều mong muốn không đạt được và khổ vì gặp điều không như ý…. Vì sự tái sinh đã bắt đầu, người ta phải trải qua đủ mọi khổ đau của tinh thần và thể xác này. Toàn thể tiến trình này đã trở nên rất rõ ràng cho bất kỳ ai tu tập sâu hơn. Sau khi đã hết vô minh và hiểu rõ sự thật, hiểu rõ ở mức độ thực nghiệm, bấy giờ, tiến trình ấy trở nên rõ ràng.

Phá bỏ vòng nhân duyên luân hồi ở đâu?

Tiến trình khổ đau này bắt đầu như thế nào? Làm sao nó tiếp tục sinh sôi nảy nở? Làm sao diệt trừ tiến trình này? Làm sao thoát ra khỏi tiến trình này? Làm sao cắt đứt chuỗi dây xích đầy những mắc xích này? Mắc xích nào phải được cắt bỏ? Chuỗi dây xích này phải được cắt đứt ở đâu? Một kiếp sống đã bắt đầu với Nāma – rūpa (Tâm và Thân). Dòng chảy sự sống đã bắt đầu, cần phải làm gì? Tự tử ư? Tự tử có giải quyết được chuyện gì không? Ồ không! Tự tử chẳng giải quyết được gì cả? Người ta không thoát khỏi đau khổ bằng cách này. Khi tự tử, chủ ý của tâm vào lúc ấy như thế nào? Tâm trạng của nó ra sao? Tâm cuối cùng của kiếp sống đầy những khổ đau. Nó sẽ không tạo ra điều gì khác ngoài một kiếp sống mới đầy ắp những khổ đau. Tâm kế tiếp đầy ắp khổ đau vì nó là sản phẩm của tâm cuối cùng của kiếp này. Tự tử không giải quyết được gì cả, người ta không thể thoát ra khỏi khổ đau bằng cách tự tử. Rồi khi có tâm và thân, dòng sông đang trôi chảy.

Còn 6 giác quan thì sao? Tốt hơn là nên để tôi hủy diệt chúng. Cặp mắt, đôi tai, mũi, lưỡi,… được đấy! Và rồi hủy diệt thân này, rồi tâm này. Một lần nữa, đó là tự tử, làm sao mà hủy diệt chúng được. Rồi đến tất cả các đối tượng tương ứng với các giác quan trên cõi đời này, người ta phải hủy diệt chúng đi. Điều này không thể được, làm sao ta có thể hủy diệt hết các thứ đó được.

Khi có 6 cửa giác quan và các đối tượng tương ứng ấy, sự xúc chạm chắc chắn sẽ phát sinh. Ta không thể chạy trốn được sự xúc chạm đó. Và khi sự xúc chạm có ở đó, cảm tưởng, cảm giác (Vedanā) chắc chắn phải có ở đó. Ta không thể hủy bỏ nó được, chính nơi có cảm giác này là nơi trí tuệ phát sinh. Đây là nơi người ta có thể dùng búa chặt đứt mắc xích nối. Nếu ta còn sống, chắc chắn cảm giác còn đến, các sự vật tiếp tục xúc chạm với một giác quan nào đó. Từng khoảnh khắc, thân và tâm không ngừng xúc chạm và ở đó có cảm giác.

Tiến trình thoát khỏi hoàn toàn khổ đau

Với cảm giác ấy, vì Vô minh (Avijjā) nên ham muốn (Taṇhā) nảy sinh, ghét bỏ nảy sinh. Bây giờ, ta phải thay đổi toàn bộ tiến trình này. Cảm giác sẽ có ở đó, nhưng với cảm giác, trí tuệ sẽ nảy sinh. Sự thật, đặc tính cảm giác này là gì? Nó không đời đời vĩnh cửu, nó không tồn tại mãi mãi. Nó nảy sinh để rồi diệt đi, hãy để tôi xem cảm giác ấy kéo dài được bao lâu. Phải, nó nảy sinh và diệt đi. Cảm giác có khó chịu đến đâu đi nữa, chắc chắn rồi nó sẽ diệt đi. Cảm giác có dễ chịu đến thế nào đi nữa, chắc chắn rồi nó sẽ diệt đi. Phản ứng chẳng có lợi gì cả, phản ứng là những cái gì mà bản tánh của nó là diệt đi thì có ích gì, chẳng có ý nghĩa gì cả, không đáp ứng được mục đích nào cả.

Càng ngày càng trở nên dễ dàng là đến giai đoạn khi cảm thấy cảm giác và ta không phản ứng lại các cảm giác này. Ta sẽ thay đổi toàn bộ tiến trình gia tăng khổ đau, tiến trình giải thoát bắt đầu. Đức Phật khám phá ra rằng cảm giác là một giao điểm quan trọng, nơi chia ra hai con đường. Ngài nói một con đường là đầy khổ đau. Ta tạo ra khổ đau và cứ tiếp tục tạo ra khổ đau. Vì với mỗi cảm giác, ta cứ tiếp tục phản ứng. Trong từng khoảnh khắc, ta cảm thấy cảm giác và cũng trong từng khoảnh khắc, ta phản ứng lại. Như thế, đó là tiến trình gia tăng khổ đau. Nhưng cũng chính tại điểm giao tiếp này, chính cảm giác trên thân này có thể đưa ta đến con đường giải thoát. Tất cả khổ đau sẽ bị diệt trừ bởi vì giờ đây, khi cảm thấy một cảm giác, ta không phản ứng lại.

Ta chỉ hiểu rằng Aniccā, Aniccā, Ồ! Vô thường, vô thường. Đây là điều ta đã bắt đầu thực hiện. Điều quan trọng đầu tiên là ta ý thức được các cảm giác và sau đó, ta không phản ứng với các cảm giác này. Mỗi cảm giác một sẽ biến thành Paññā (Trí tuệ). Mỗi một cảm giác phải đem lại trí tuệ, mỗi một cảm giác không nên đem lại Taṇhā (ham muốn và ghét bỏ). Đây là con đường đưa đến giải thoát mà mình đã chọn, đi sâu hơn vào mức độ cảm giác và không phản ứng. Ở đây là nơi toàn thể dây xích bị cắt đứt vì bây giờ không còn vô minh (Avijjā) nữa.

Khi Vô minh bị diệt trừ hoàn toàn thì không còn Saṅkhāra (hành động chủ ý) nữa. Vì Saṅkhāra diệt nên Thức diệt và dòng tâm thức ngừng lại. Vì Thức diệt nên Cơ cấu thân tâm diệt, không còn luồng tâm thức và vật thể luân chuyển nữa. Vì Cơ cấu thân tâm diệt nên 6 giác quan diệt. Vì 6 giác quan diệt nên Xúc diệt, không còn xúc chạm nữa. Vì Xúc diệt nên Cảm giác diệt, không còn cảm giác nữa. Vì Cảm giác diệt nên Thèm khát diệt, không còn Ham muốn nữa. Vì Ham muốn diệt nên Ràng buộc diệt, không còn ràng buộc nữa. Vì Ràng buộc diệt nên hết Trở thành, không còn tiến trình trở thành. Vì Trở thành diệt nên Sinh cũng diệt, không còn sự sinh ra đời nữa. Vì Sinh diệt nên Già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Tất cả các khổ đau lần lượt nối tiếp ra đi. Tất cả những điều này thật dễ hiểu, ta có thể chấp nhận chúng ở mức độ lý trí. Nhưng sự chấp nhận ấy chẳng giúp được gì cả, ta phải thực hành, phải đi sâu tận nơi có cảm giác và không phản ứng lại các cảm giác đó. Chỉ chấp nhận điều này ở mức độ lý thuyết, chẳng giúp được gì. Có thể có người không tin vào kiếp quá khứ hay kiếp tương lai, không thành vấn đề, điều này không quan trọng. Không cần thiết là ta phải chấp nhận rằng có kiếp quá khứ hay kiếp tương lai trước đã, rồi chỉ từ đó, phương pháp Thiền này mới có thể giúp cho mình.

Người ta phải chấp nhận kiếp sống hiện tại, kiếp sống ấy ở ngay đây và ta đang tạo ra khổ đau cho chính mình trong từng khoảnh khắc. Chúng ta tạo ra Saṅkhāra trong từng khoảnh khắc và mỗi Saṅkhāra là một khổ đau cho mình. Chúng ta cứ tiếp tục tạo ra Saṅkhāra ấy và làm cho nó sâu đậm thêm, sâu như đường khắc trên đá bằng dùi, đục và búa, khổ đau càng nhiều và sâu đậm. Ít ra là ta đang bắt đầu thoát ra khỏi khổ đau hiện tại. Luật tự nhiên là thế, nếu ta ngừng tạo ra Saṅkhāra mới khi cảm nhận cảm giác trên cơ thể, các Saṅkhāra cũ sẽ bắt đầu trồi lên trên bề mặt. Tất cả các Saṅkhāra tích lũy trong quá khứ nằm tận bên dưới, chứa sâu trong kho sẽ bắt đầu trồi lên. Các Saṅkhāra cũ ấy trồi lên với các cảm giác và ta không phản ứng mà giữ được sự bình tâm. Các Saṅkhāra ấy mất hết sức mạnh, yếu dần và diệt đi.

Một Saṅkhāra khác sẽ tới với một cảm giác nào đó, một lần nữa, ta vẫn giữ được sự bình tâm. Theo cách này, những Saṅkhāra cũ sẽ bị diệt trừ. Một khi ta ngưng tạo ra các Saṅkhāra mới, những Saṅkhāra cũ sẽ tự động bị diệt trừ dần dần. Ta càng bình tâm nhiều bao nhiêu, các Saṅkhāra ấy trồi lên bề mặt và bị diệt trừ nhiều bấy nhiêu. Đây là ý nghĩa của câu: “Mỗi Saṅkhāra sẽ nảy sinh và diệt đi. Sinh và diệt là Bản tính của chúng. Nó diệt đi nhưng nó lại nảy sinh, nó gia tăng và lại nảy sinh”.

Nhưng nếu ta ý thức được cảm giác của mình và không phản ứng lại các cảm giác ấy thì chúng bị diệt trừ khi trồi lên trên bề mặt. Khi chúng càng bị diệt trừ nhiều bao nhiêu, thì ta hưởng được sự an lạc và niềm hạnh phúc của giải thoát nhiều bấy nhiêu, vì nhiều bấy nhiêu khổ đau đã mất đi. Đó là toàn thể tiến trình và đây là sự giác ngộ của Đức Phật. Ngài đã tìm thấy nguyên nhân thật sự của khổ đau, và tìm ra cách diệt trừ nguyên nhân này ở tầng lớp sâu thẳm nhất.

Tóm tắt: Hành (Saṅkhāra) là nguồn gốc của sự tái sinh. Khi thực hành thiền thì ta sẽ phá bỏ các Sankhara tích luỹ từ nhiều kiếp và khi giải phóng hết toàn bộ Sankhara thì đạt đến quả vị Arahan và được giải thoát.


 
3.Về trường hợp sư Minh Tuệ:

Theo đánh giá cá nhân của mình, sư Minh Tuệ đã thực hành giữ giới được rất tốt. Đây là bước đầu tiên trên con đường giải thoát mà Đức Phật đã chỉ bày. “Giữ Sīla một cách hoàn hảo là rất cần thiết cho Sammā samādhi. Và Sammā samādhi rất cần thiết để phát triển Paññā. Và Paññā rất cần thiết để đạt tới mục tiêu cuối cùng là sự giải thoát, giác ngộ hoàn toàn. Từ Sīla (Giới hạnh) để đạt Sammā samādhi (Chánh định), từ Sammā samādhi để đạt Paññā (Trí tuệ) và từ Paññā để đạt Vimutti (Sự giải thoát). Đây chỉ là ở giai đoạn mới bắt đầu tu tập, nhưng khi tiếp tục tiến xa hơn, Quý vị sẽ nhận thấy cả ba (Sīla, Sammā samādhi, Paññā) sẽ hỗ trợ lẫn nhau giống như một cái kiềng ba chân vậy. Nếu một chân bị yếu thì không thể đứng vững được.”

Nếu sư Minh Tuệ nghiên cứu sâu hơn bản kinh này và thực hành theo thì mình nghĩ sớm muộn sư cũng sẽ đạt được quả vị cao nhất (Arahan) và được giải thoát. Một đoạn trong bài kinh có nói về sự giải thoát như sau:

“Khi các hành có khả năng đưa bạn vào một kiếp sống thấp thỏi đã diệt, tâm trở nên quân bình một cách hoàn hảo – thích hợp để vượt qua lĩnh vực của tâm và vật chất (danh – sắc) và có được cái nhìn thóang đầu tiên về Niết Bàn.

Điều này có thể chỉ trong một vài sátna, một vài giây hạnh phúc, nhưng khi trở lại lĩnh vực tâm và vật chất mô thức cư xử thường tình của hành giả đã thay đổi hoàn toàn. Các saṅkhāra (hành) đưa đến một đời sống thấp thỏi giờ đây không thể nào được phát ra. Tộc tánh đã thay đổi – “gotrabhū” (chuyển tộc – từ phàm sang thánh tộc). Phàm nhân (anariyo – phi thánh) trở thành một bậc thánh nhân (ariyo) – một bậc thánh nhập lưu – sotāpanna. Ngày nay chữ ‘aryan’ đã mất đi ý nghĩa nguyên thủy của nó và được người ta dùng để chỉ cho một bộ tộc. Thời Đức Phậtariyo nghĩa là một con người cao quý, thánh nhân, một người đã thực chứng Niết Bàn. Sotāpanna là người đã rơi vào dòng (sota) hay thường gọi là “nhập lưu”. Trong tối đa bảy kiếp sống, người này chắc chắn sẽ duy trì việc thực hành để trở thành một bậc Alahán. Không có quyền lực nào trên thế gian này có thể chặn đứng tiến trình ấy được.

Công việc thực hành vẫn tiếp tục theo cách như vậy – nghĩa là với nhiệt tâm (ātāpī), tỉnh giác (sampajāno) và chánh niệm (satimā). Các hành nằm sâu hơn nữa trồi lên bề mặt và diệt (upajjhitvā nirujjhanti) và một kinh nghiệm thâm sâu hơn về Niết Bàn xảy ra. Người hành thiền lại trở lui về lãnh vực sanh – diệt, nhưng với một con người đã thay đổi hoàn toàn, hành giả đạt đến giai đoạn sakadāgāmī – tưđàhàm. Chỉ một kiếp sống duy nhất nữa là có thể trong cõi dục giới. Kế đó, việc thực hành vẫn lại với nhiệt tâm, tỉnh giác và chánh niệm. Những bất tịnh vi tế hơn, nhưng vẫn là những bất tịnh có khả năng đưa đến những kiếp sống đau khổ, bây giờ được trừ diệt bằng thái độ xả này, và việc nhúng sâu vào Niết Bàn một lần nữa càng sâu hơn. Hành giả kinh nghiệm giai đoạn Anāgāmī hay Anahàm. Giờ đây một kiếp sống duy nhất là khả dĩ nhưng không nằm trong cõi dục, mà trong một cõi phạm thiên rất cao (ý muốn nói đến cõi ngũ tịnh cư dành cho các bậc Anahàm). Khi người hành thiền tiếp tục, các hành (saṅkhāra) vi tế nhất – vốn vẫn cho thêm một kiếp khổ nữa, vì chúng vẫn còn nằm trong vòng sanh – tử – được trừ diệt, và Niết Bàn của một bậc Alahán được hành giả kinh nghiệm, sự giải thoát viên mãn. Điều đó có thể xảy ra ngay trong kiếp hiện tại hoặc có thể trong kiếp tương lai, nhưng việc thực hành vẫn không khác: đó là với ātāpī sampajāno satimā.”

Cơ bản là mình chỉ tóm tắt lại các nội dung chính trong bài giảng để ae xem. Tính ra thầy giảng khoảng 20 baì, mỗi bài khoảng hơn 1h đồng hồ nên về mặt câu chữ là khá nhiều. Tất nhiên, thầy cũng lấy nhiều ví dụ để ae mình dễ hiểu. Mình copy lại 1 câu chuyện đầy hàm ý trong bài giảng của thầy đây.

Quý vị phải tự đi đến đích cuối cùng, sẽ không có ai cõng mình trên vai để đi đến đích cuối cùng ấy. Không ai có thể cõng người khác trên vai để đi đến đích cuối cùng cả.Không thể được! Mỗi người phải tự tu tập.

Một chuyện xảy ra trong cuộc đời của Đức Phật Gotama, một lần Ngài ở trung tâm Thiền lớn tại thành phố Savatthi (Thành Xá Vệ – Thủ đô nước Kosala). Có một số đông Tăng, Ni, nam và nữ Cư sĩ đến học phương pháp Thiền Vipassana với Ngài để được lợi ích. Có một người thường đến nghe giảng vào buổi tối nhưng không bao giờ chịu thực hành. Một hôm, người ấy đến hơi sớm và thấy chỉ có một mình Đức Phật. Người ấy đảnh lễ Ngài và nói:
  • Bạch Thế Tôn! Có câu hỏi này cứ lãng vãng trong tâm, nhưng con ngại không dám hỏi vì quanh Ngài có nhiều người quá. Bây giờ, chỉ có một mình Ngài ở đây, xin cho phép con hỏi câu này.
  • Ồ! Anh cứ hỏi đi, không nên để điều gì còn mơ hồ, lẫn lộn về Dhamma (Phương pháp thiền) ở trong tâm cả. Cứ hỏi đi!
  • Thưa Thế Tôn, con đến đây học đã mấy năm nay. Con hiểu những điều Ngài giảng dạy thật tốt lành. Nhưng cứ xem xét những người đến đây học đạo, con nhận thấy rằng: Có người thật sự được giải thoát và giác ngộ hoàn toàn, rõ ràng là qua cách cư xử, cách sống, cách hành xử với người khác và trong các hoàn cảnh, rõ ràng họ là những người đã được giải thoát; Và có một số người chưa được giải thoát hoàn toàn, nhưng sự thay đổi lớn lao đã đến trong cuộc đời họ. Con nhận thấy rằng có sự thay đổi tốt đẹp. Nhưng Bạch Thế Tôn! Vẫn có những người như con không thay đổi gì cả, xưa thế nào bây giờ vẫn vậy. Câu hỏi của con là: Bạch Thế Tôn! với đầy quyền lực và lòng từ ai như Ngài, nếu có người đến và nương tựa nơi Ngài, tại sao Ngài không dùng hết quyền năng để giải thoát cho họ? Tại sao vẫn có người chưa được giải thoát hay chỉ được giải thoát có một nữa ? Bạch Thế Tôn! Câu hỏi ấy cứ lãng vãng trong đầu con. Đức Phật mỉm cười, đây là điều Ngài luôn dạy đi, dạy lại nhưng vẫn có người không chịu hiểu. Ngài có thể làm gì được. Thế là Ngài lại giải thích và tùy theo trình độ của người hỏi, cách giải thích của Ngài có khác đi. Đôi khi Ngài trả lời bằng cách hỏi ngược lại, cũng thế, trong trường hợp này, Ngài bắt đầu hỏi ngược lại.
  • Này, anh từ đâu đến?
  • Bạch Thế Tôn! Con từ thành phố Savatthi này, thủ đô của nước Kosala.
  • Ồ! Không! không! Cứ theo diện mạo, tôi biết anh không phải ở vùng này. Anh từ vùng khác đến đây lập nghiệp.
  • Thưa Thế Tôn! Ngài nói đúng. Thật ra, nguyên quán của con ở Magatha, Rasgheri. Con đến đây lập nghiệp được vài năm qua.
  • Tốt! Đã đến đây lập nghiệp, anh đã cắt đứt mọi liên hệ với Rasgheri, với Magatha. Anh không trở lại nơi đó ư?
  • Thưa Thế Tôn! Không phải vậy, con vẫn trở lại nơi đó. Con còn họ hàng, thân hữu, cơ sở Kinh doanh ở đó. Mỗi năm con đi Rasgheri vài lần.
  • À! Thì ra là vậy. Thường đi Rasgheri như thế, chắc anh phải biết rõ con đường từ đây đến đó vì anh đã đi qua đường này nhiều lần.
  • Thưa Thế Tôn! Con biết rất rõ con đường này.
  • Bây giờ, hãy nói cho ta nghe, anh cư ngụ ở miền này, anh hẳn có nhiều bạn bè. Trong số những người bạn này, phải có người thân thiết với anh phải không?
  • Thưa Thế Tôn! Có vài người trở nên thân thiết với con.
  • Những người đó chắc chắn họ biết anh không thuộc vùng này, họ biết anh thực ra từ Maghatha, từ Rasgheri đến đây lập nghiệp và họ cũng phải biết là mỗi năm từ Rasgheri trở về nhiều lần.
  • Thưa Thế Tôn! Phải.
  • Như vậy, những người này biết là anh biết rõ từ đây đến Rasgheri?
  • Thưa Thế Tôn! Phải.
  • Vài người trong số đó chắc đã hỏi anh: “Con đường này ra sao? Như thế nào?”. Anh có giải thích rõ hay giữ bí mật tuyệt đối.
  • Bí mật tuyệt đối nào thưa Thế Tôn. Con giải thích rõ ràng cho họ: “Bạn bắt đầu đi từ đây về hướng đông, rẽ hướng này, hướng kia và bạn đến Vanarasi, rồi bạn cứ tiếp tục đi hướng này, hướng kia, bạn sẽ đến Gada và cứ tiếp tục đi hướng này đến Rasgheri. Con chỉ trọn vẹn con đường ấy rất rõ ràng.
  • Như thế, nếu ai được anh chỉ con đường ấy đều chắc chắn đã tới Rasgheri?
  • Làm sao được, thưa Thế Tôn! Nếu không đặt chân bước đi trên con đường ấy, làm sao tới được Rasgheri?
  • Này, anh bạn trẻ. Đấy là điều ta vẫn thường nói mỗi ngày. Đại chúng đến với ta biết rất rõ ràng đây là người đã hoàn toàn giải thoát, người đã đến đích cuối cùng. Họ gặp ta và hỏi con đường giải thoát là gì. Ta có giữ bí mật con đường ấy không? Ta giải thích cho họ rất rõ ràng: “Bạn bước đi như thế này, rồi sẽ đến giai đoạn này, cứ tiếp tục đi như thế, bạn sẽ đến đích cuối cùng”. Nếu có người nghe như thế và nói: “ Lành thay! Lành thay! Lành thay! Sadhu! Sadhu! Sadhu!” và đảnh lễ 3 lần, nhưng không hề đặt chân trên con đường giải thoát, làm sao người này đi đến đích cuối cùng được. Ta có thể làm gì được? Ta đã chỉ cho con đường, công việc của ta đã xong.
Có người đã bước đi trên con đường giải thoát. Có người chỉ bước một bước trên con đường này, người này đến gần đích hơn một bước. Có người chỉ bước 100 bước trên con đường giải thoát, người này đến gần đích hơn 100 bước. Có người đã đi hết con đường giải thoát, người này đã đến đích. Mỗi người phải tự mình bước đi trên con đường giải thoát. Không ai khác có thể bước dùm được, không ai khác. Nếu tôi khát nước và người khác uống nước, tôi không thể hết khát được.

Để tự giải cơn khát, tôi phải uống nước. Nếu tôi bị bệnh mà người khác uống thuốc, tôi sẽ không khỏi bệnh được, tôi phải tự uống thuốc. Giản dị đến thế, nhưng chúng ta không muốn làm như vậy, chúng ta mong đợi một thứ quyền lực rất siêu nhiên, Đấng Thượng đế nào đó làm giúp chúng ta. Mong đợi như thế, không ích lợi gì cả.

Mỗi người hãy tự tu tập, hãy tự cứu mình, mỗi người hãy tự bước chân đi trên con đường giải thoát.
 
@ManhThuong bác có thể đặc cách cho em để em post bài vào topic của bác @Cucuvn đc không ạ
mày còn con và xanh lắm. =))))) toàn lũ mặt Lồn xảo trả mà tin như đúng rồi ;))) ngu
WVXdKs.png


Và đây là lũ chó cùng đàn @Tu Sĩ Từ
 
Vì lý do này, Ngài đã tiếp tục tìm kiếm và đã tái khám phá ra phương pháp Thiền Vipassana.

Thiền Vipassanā (Minh sát) đã có từ trước trong kinh Rigveda cổ xưa, nhưng chỉ là những lời đọc tụng suông. Việc thực hành đã thất truyền. Đức Phật Gotama là người đã tái khám phá ra nó. Ngài nói: “pubbe ananusutesu dhammesu cakkhuṃ upadādi” – Mắt ta đã mở đối với Pháp mà trước đây ta chưa từng được nghe – (nhãn sanh). Sau đó Ngài gọi Pháp ấy là purāṇo maggo – Con đường cổ xưa. Ngài tìm lại được con đường từ lâu đã bị vùi lấp, lãng quên và ban bố nó cho thế gian.

2.Cơ sở lý thuyết (Vì nó là cơ sở lý thuyết nên hơi dài, mình copy lại để ae ai có hứng thú thì nghiên cứu):
Trong Veda chỉ có về chỉ tịnh Samatha thôi nhé
 
mày còn con và xanh lắm. =))))) toàn lũ mặt lồn xảo trả mà tin như đúng rồi ;))) ngu
WVXdKs.png


Và đây là lũ chó cùng đàn @Tu Sĩ Từ
Dù sao thì bạn đó cũng có mấy topic hay hay để ae trao đổi. Cơ bản mình cũng chỉ cần có vậy.
 
Mình chỉ nghiên cứu tipitaka, còn những loại khác mình chỉ đọc sơ qua.
Như đã nói ở trên, mình trích dẫn trong bài giảng mình được nghe. Vì vậy, những cái này được coi là thông tin mình tiếp nhận đc. Còn lại mình phải tự đi kiểm chứng tính xác thực của nó. Mình cứ thử chia sẻ như vậy, biết đâu lại có người biết chỉ cho :D
 
Như đã nói ở trên, mình trích dẫn trong bài giảng mình được nghe. Vì vậy, những cái này được coi là thông tin mình tiếp nhận đc. Còn lại mình phải tự đi kiểm chứng tính xác thực của nó. Mình cứ thử chia sẻ như vậy, biết đâu lại có người biết chỉ cho :D
Đây là 1 câu vấn đáp khác của Ngài Goenka mà mình thấy hợp lí hơn về tính học thuật :

H: Với lòng tôn kính, thưa Ngài, làm sao chúng ta có thể nói được rằng Đức Phật đã tìm ra lại kỹ thuật bị thất truyền này khi bản thân Ngài đã được dạy nó và phát nguyện trước một vị Phật quá khứ?

Đ: Rất nhiều người đã gặp được một vị Phật, phát khởi tín tâm và ước nguyện không chỉ giải thoát tự thân, mà còn mong muốn trở thành một vị Phật Chánh Đẳng Giác (sammā-sambuddha) để giúp giải thoát cho nhiều người khác. Trong khi bày tỏ ước nguyện này vị Phật Chánh Đẳng Giác lúc đó có thể xem xét khả năng tâm linh của họ: hoặc họ đã từng hành trong vô lượng kiếp quá khứ, nếu bây giờ được cho một đề tài Minh sát (vipassanā), chẳng mấy chốc họ sẽ trở thành bậc Alahán; hoặc dù biết rõ điều này (sẽ đắc Alahán) họ vẫn ước nguyện tu tập các pháp balamật (pāramis) của mình cho đến một mức độ cần thiết qua vô lượng kiếp thêm nữa. Nếu sự tình như vậy, họ không chỉ nhận được lời phú chúc mà còn nhận được cả lời tiên đoán về thời gian (sẽ thành Phật) nữa. Vị đạo sĩ, người mà về sau đã tái sinh làm bồtát Gotama (Cồđàm), có khả năng đạt đến giai đoạn của một bậc Alahán lúc đó, nhưng không hành thiền Minh sát.

Trong kiếp cuối cùng của mình, với tăm tối vây quanh, những lời ca tụng rất mực về Vipassanā (Minh sát) vẫn hiện hữu trong Rigveda [3] cổ xưa, nhưng chỉ là những lời đọc tụng suông. Việc thực hành đã thất truyền. Nhờ các balamật quá khứ của mình, Đức Bồtát (Gotama) đã đi vào chiều sâu và khám phá ra nó. Ngài nói: “pubbe ananusutesu dhammesu cakkhuṃ upadādi” – Mắt ta đã mở đối với Pháp mà trước đây ta chưa từng được nghe – (nhãn sanh). Sau đó Ngài gọi Pháp ấy là purāṇo maggo – Con đường cổ xưa. Ngài tìm lại được con đường từ lâu đã bị vùi lấp, lãng quên và ban bố nó cho thế gian.

Hay đã có nhận định trong topic này :

No, Vipassana meditation was Buddha's one of the greatest discoveries. Vipassana is not specifically mentioned in the Rigveda or the Bhagavad Gita. The Rigveda is one of the oldest Hindu scriptures and primarily consists of hymns and prayers, while the Bhagavad Gita is a philosophical dialogue within the Indian epic Mahabharata. Although these texts discuss various spiritual and philosophical concepts, Vipassana meditation as a specific practice is not mentioned in them. Vipassana meditation is primarily associated with the teachings of Gautama Buddha and is found in Buddhist texts such as the Satipatthana Sutta.

Nguồn : https://www.quora.com/Is-Vipassana-meditation-mentioned-in-the-Rig-Veda-and-Bhagavad-Gita
 
Sửa lần cuối:
Ta đã vodka điểm hóa tuệ nhãn cho mày sớm thoát khỏi đặc khu vì ta cảm thấy kiến thức của mày có giá trị hơn một số thằng tu hèn trên Xam . Hỡi hành giả , hãy trả lời cho ta biết có phải đắc đạo như sir Thích Ca là điểm đến cuối cùng , và có phải giác ngộ là bỏ mặc tất cả mọi thứ trên đời này không ? (Vì nếu còn vương vấn ắt sẽ khởi niệm)
 
Đây là 1 câu vấn đáp khác của Ngài Goenka mà mình thấy hợp lí hơn về tính học thuật :

H: Với lòng tôn kính, thưa Ngài, làm sao chúng ta có thể nói được rằng Đức Phật đã tìm ra lại kỹ thuật bị thất truyền này khi bản thân Ngài đã được dạy nó và phát nguyện trước một vị Phật quá khứ?

Đ: Rất nhiều người đã gặp được một vị Phật, phát khởi tín tâm và ước nguyện không chỉ giải thoát tự thân, mà còn mong muốn trở thành một vị Phật Chánh Đẳng Giác (sammā-sambuddha) để giúp giải thoát cho nhiều người khác. Trong khi bày tỏ ước nguyện này vị Phật Chánh Đẳng Giác lúc đó có thể xem xét khả năng tâm linh của họ: hoặc họ đã từng hành trong vô lượng kiếp quá khứ, nếu bây giờ được cho một đề tài Minh sát (vipassanā), chẳng mấy chốc họ sẽ trở thành bậc Alahán; hoặc dù biết rõ điều này (sẽ đắc Alahán) họ vẫn ước nguyện tu tập các pháp balamật (pāramis) của mình cho đến một mức độ cần thiết qua vô lượng kiếp thêm nữa. Nếu sự tình như vậy, họ không chỉ nhận được lời phú chúc mà còn nhận được cả lời tiên đoán về thời gian (sẽ thành Phật) nữa. Vị đạo sĩ, người mà về sau đã tái sinh làm bồtát Gotama (Cồđàm), có khả năng đạt đến giai đoạn của một bậc Alahán lúc đó, nhưng không hành thiền Minh sát.

Trong kiếp cuối cùng của mình, với tăm tối vây quanh, những lời ca tụng rất mực về Vipassanā (Minh sát) vẫn hiện hữu trong Rigveda [3] cổ xưa, nhưng chỉ là những lời đọc tụng suông. Việc thực hành đã thất truyền. Nhờ các balamật quá khứ của mình, Đức Bồtát (Gotama) đã đi vào chiều sâu và khám phá ra nó. Ngài nói: “pubbe ananusutesu dhammesu cakkhuṃ upadādi” – Mắt ta đã mở đối với Pháp mà trước đây ta chưa từng được nghe – (nhãn sanh). Sau đó Ngài gọi Pháp ấy là purāṇo maggo – Con đường cổ xưa. Ngài tìm lại được con đường từ lâu đã bị vùi lấp, lãng quên và ban bố nó cho thế gian.

Hay đã có nhận định trong topic này :

No, Vipassana meditation was Buddha's one of the greatest discoveries. Vipassana is not specifically mentioned in the Rigveda or the Bhagavad Gita. The Rigveda is one of the oldest Hindu scriptures and primarily consists of hymns and prayers, while the Bhagavad Gita is a philosophical dialogue within the Indian epic Mahabharata. Although these texts discuss various spiritual and philosophical concepts, Vipassana meditation as a specific practice is not mentioned in them. Vipassana meditation is primarily associated with the teachings of Gautama Buddha and is found in Buddhist texts such as the Satipatthana Sutta.

Nguồn : https://www.quora.com/Is-Vipassana-meditation-mentioned-in-the-Rig-Veda-and-Bhagavad-Gita
Với những người nghiên cứu sâu về Tipitaka thì mình nghĩ bạn thích đoạn này là đúng. Còn nhiều người chưa biết gì thì mình nghĩ chỉ nên cung cấp những kiến thức hết sức sơ đẳng, không nên đưa ra những đoạn có thể gây ra tranh cãi.

Còn trong bài pháp thoại của Thầy Goenka cũng có nhắc đến đại ý là: Phương pháp này là phương pháp có sẵn và Đức Phật Gautama chỉ là người tìm ra nó. Cũng như trọng lực, hay lực hấp dẫn. Newton là người tìm ra, nhưng sự thực là nó vẫn luôn tồn tại, dù có hay ko có Newton.

@gatingun741 Có đoạn này cũng khá hay:
Người đã giải thoát sẽ sống ở đâu nếu không tái sinh?
Đ: Rất nhiều câu hỏi đại loại như vậy đã được người ta đặt ra với Đức Phật. Điều gì xảy ra với một vị Alahán sau khi chết là điều đã được vị ấy kinh nghiệm trong cuộc sống (vì ngay cả khi còn sống vị Alahán cũng đã thọ hưởng hữu dư Niết Bàn). Kinh nghiệm giai đoạn thứ tư của Niết Bàn (Niết Bàn của bậc Alahán) các vị hiểu được rằng đây là giai đoạn cùng tột, giai đoạn ấy cũng sẽ xảy ra sau khi chết. Điều đó không thể nào giải thích được bằng lời vì nó vượt ngoài tâm và vật chất (danh – sắc). Một điều gì đó vượt ngoài lĩnh vực cảm quan không thể nào diễn đạt được bằng các giác quan. Một kinh nghiệm thuộc chiều thứ tư làm sao có thể thể hiện trong (không gian) ba chiều được. Có thử mới biết (The proof is in eating the cake).
Cái này sẽ giải thích cho câu hỏi: có phải đắc đạo như sir Thích Ca là điểm đến cuối cùng.

Còn câu hỏi: có phải giác ngộ là bỏ mặc tất cả mọi thứ trên đời này không? theo bạn, Phật thích ca có phải là đã giác ngộ không? Ngài có bỏ mặc tất cả ko? Giống như trong câu chuyện ở trên, thầy có nói, nếu ai đã đi hết con đường này thì việc của họ chỉ là chỉ lại cho người khác con đường đó thôi.
Đấy là điều ta vẫn thường nói mỗi ngày. Đại chúng đến với ta biết rất rõ ràng đây là người đã hoàn toàn giải thoát, người đã đến đích cuối cùng. Họ gặp ta và hỏi con đường giải thoát là gì. Ta có giữ bí mật con đường ấy không? Ta giải thích cho họ rất rõ ràng: “Bạn bước đi như thế này, rồi sẽ đến giai đoạn này, cứ tiếp tục đi như thế, bạn sẽ đến đích cuối cùng”. Nếu có người nghe như thế và nói: “ Lành thay! Lành thay! Lành thay! Sadhu! Sadhu! Sadhu!” và đảnh lễ 3 lần, nhưng không hề đặt chân trên con đường giải thoát, làm sao người này đi đến đích cuối cùng được. Ta có thể làm gì được? Ta đã chỉ cho con đường, công việc của ta đã xong.
 
Với những người nghiên cứu sâu về Tipitaka thì mình nghĩ bạn thích đoạn này là đúng. Còn nhiều người chưa biết gì thì mình nghĩ chỉ nên cung cấp những kiến thức hết sức sơ đẳng, không nên đưa ra những đoạn có thể gây ra tranh cãi.

Còn trong bài pháp thoại của Thầy Goenka cũng có nhắc đến đại ý là: Phương pháp này là phương pháp có sẵn và Đức Phật Gautama chỉ là người tìm ra nó. Cũng như trọng lực, hay lực hấp dẫn. Newton là người tìm ra, nhưng sự thực là nó vẫn luôn tồn tại, dù có hay ko có Newton.

@gatingun741 Có đoạn này cũng khá hay:
Người đã giải thoát sẽ sống ở đâu nếu không tái sinh?
Đ: Rất nhiều câu hỏi đại loại như vậy đã được người ta đặt ra với Đức Phật. Điều gì xảy ra với một vị Alahán sau khi chết là điều đã được vị ấy kinh nghiệm trong cuộc sống (vì ngay cả khi còn sống vị Alahán cũng đã thọ hưởng hữu dư Niết Bàn). Kinh nghiệm giai đoạn thứ tư của Niết Bàn (Niết Bàn của bậc Alahán) các vị hiểu được rằng đây là giai đoạn cùng tột, giai đoạn ấy cũng sẽ xảy ra sau khi chết. Điều đó không thể nào giải thích được bằng lời vì nó vượt ngoài tâm và vật chất (danh – sắc). Một điều gì đó vượt ngoài lĩnh vực cảm quan không thể nào diễn đạt được bằng các giác quan. Một kinh nghiệm thuộc chiều thứ tư làm sao có thể thể hiện trong (không gian) ba chiều được. Có thử mới biết (The proof is in eating the cake).
Cái này sẽ giải thích cho câu hỏi: có phải đắc đạo như sir Thích Ca là điểm đến cuối cùng.

Còn câu hỏi: có phải giác ngộ là bỏ mặc tất cả mọi thứ trên đời này không? theo bạn, Phật thích ca có phải là đã giác ngộ không? Ngài có bỏ mặc tất cả ko? Giống như trong câu chuyện ở trên, thầy có nói, nếu ai đã đi hết con đường này thì việc của họ chỉ là chỉ lại cho người khác con đường đó thôi.
Đấy là điều ta vẫn thường nói mỗi ngày. Đại chúng đến với ta biết rất rõ ràng đây là người đã hoàn toàn giải thoát, người đã đến đích cuối cùng. Họ gặp ta và hỏi con đường giải thoát là gì. Ta có giữ bí mật con đường ấy không? Ta giải thích cho họ rất rõ ràng: “Bạn bước đi như thế này, rồi sẽ đến giai đoạn này, cứ tiếp tục đi như thế, bạn sẽ đến đích cuối cùng”. Nếu có người nghe như thế và nói: “ Lành thay! Lành thay! Lành thay! Sadhu! Sadhu! Sadhu!” và đảnh lễ 3 lần, nhưng không hề đặt chân trên con đường giải thoát, làm sao người này đi đến đích cuối cùng được. Ta có thể làm gì được? Ta đã chỉ cho con đường, công việc của ta đã xong.
Ý t là bỏ mặc những chuyện ở thế gian ấy chứ không phải là không truyền pháp . Giống như sir Thích Ca từ bỏ gia đình , ngôi vua , của cải ,...
 
Với những người nghiên cứu sâu về Tipitaka thì mình nghĩ bạn thích đoạn này là đúng. Còn nhiều người chưa biết gì thì mình nghĩ chỉ nên cung cấp những kiến thức hết sức sơ đẳng, không nên đưa ra những đoạn có thể gây ra tranh cãi.

Còn trong bài pháp thoại của Thầy Goenka cũng có nhắc đến đại ý là: Phương pháp này là phương pháp có sẵn và Đức Phật Gautama chỉ là người tìm ra nó. Cũng như trọng lực, hay lực hấp dẫn. Newton là người tìm ra, nhưng sự thực là nó vẫn luôn tồn tại, dù có hay ko có Newton.

@gatingun741 Có đoạn này cũng khá hay:
Người đã giải thoát sẽ sống ở đâu nếu không tái sinh?
Đ: Rất nhiều câu hỏi đại loại như vậy đã được người ta đặt ra với Đức Phật. Điều gì xảy ra với một vị Alahán sau khi chết là điều đã được vị ấy kinh nghiệm trong cuộc sống (vì ngay cả khi còn sống vị Alahán cũng đã thọ hưởng hữu dư Niết Bàn). Kinh nghiệm giai đoạn thứ tư của Niết Bàn (Niết Bàn của bậc Alahán) các vị hiểu được rằng đây là giai đoạn cùng tột, giai đoạn ấy cũng sẽ xảy ra sau khi chết. Điều đó không thể nào giải thích được bằng lời vì nó vượt ngoài tâm và vật chất (danh – sắc). Một điều gì đó vượt ngoài lĩnh vực cảm quan không thể nào diễn đạt được bằng các giác quan. Một kinh nghiệm thuộc chiều thứ tư làm sao có thể thể hiện trong (không gian) ba chiều được. Có thử mới biết (The proof is in eating the cake).
Cái này sẽ giải thích cho câu hỏi: có phải đắc đạo như sir Thích Ca là điểm đến cuối cùng.

Còn câu hỏi: có phải giác ngộ là bỏ mặc tất cả mọi thứ trên đời này không? theo bạn, Phật thích ca có phải là đã giác ngộ không? Ngài có bỏ mặc tất cả ko? Giống như trong câu chuyện ở trên, thầy có nói, nếu ai đã đi hết con đường này thì việc của họ chỉ là chỉ lại cho người khác con đường đó thôi.
Đấy là điều ta vẫn thường nói mỗi ngày. Đại chúng đến với ta biết rất rõ ràng đây là người đã hoàn toàn giải thoát, người đã đến đích cuối cùng. Họ gặp ta và hỏi con đường giải thoát là gì. Ta có giữ bí mật con đường ấy không? Ta giải thích cho họ rất rõ ràng: “Bạn bước đi như thế này, rồi sẽ đến giai đoạn này, cứ tiếp tục đi như thế, bạn sẽ đến đích cuối cùng”. Nếu có người nghe như thế và nói: “ Lành thay! Lành thay! Lành thay! Sadhu! Sadhu! Sadhu!” và đảnh lễ 3 lần, nhưng không hề đặt chân trên con đường giải thoát, làm sao người này đi đến đích cuối cùng được. Ta có thể làm gì được? Ta đã chỉ cho con đường, công việc của ta đã xong.
Đúng là Vipassana là cái sẵn có và đã được Phật Gotama tìm lại sau khi giác ngộ dưới cội bồ đề (Bodhi Tree).

Nhưng không thể nói là Vipassana được ghi chép và đã có từ trước trong kinh Rigveda cổ xưa, nhưng chỉ là những lời đọc tụng suông. Cá nhân mình không nghĩ và cũng không tin Ngài Goenka nói như nhận định trên. Vì mình biết Ngài cũng là 1 vị thông tuệ, là 1 thiền sư cư sĩ rất uy tín trong làng Vipassana.

Nói như vậy là một cách vô tình hay cố ý phủ nhận sự giác ngộ của Sammasambuddho. Ba tập Vệ Đà là nền tảng của Bà La Môn cổ xưa, nội dung trong này qua những thời kì đều đã có sự thay đổi.

Vì đây là có đề tài liên quan đến PG nên mình xin phép được trích dẫn 1 bài Kinh trong Tăng Chi về vấn đề này.
Sơ lược là có 1 ông Bà La Môn tự hào minh có huyết thống 7 đời thanh tịnh, thông thuộc Veda.
Nhân cơ duyên đó Đức Phật cũng đã nói lên sự thay đổi của những vị Bà La Môn qua các thời kì.

Trích :

- Này Dona, Ông có tự cho mình là Bà-la-môn không?

- Thưa Tôn giả Gotama, nếu có ai nói một cách chân chánh, vị ấy phải nói rằng: "Vị Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị Ðại nhân". Thưa Tôn giả Gotama, nói về tôi, nói một cách chơn chánh là nói như vầy. Thưa Tôn giả Gotama, tôi là Bà-la-môn, thiện sanh cả từ mẫu hệ đến phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về thuận thế và tướng của vị Ðại nhân.

- Này Dona, có phải các vị Bà-la-môn thời xưa, những vị ẩn sĩ giữa các Bà-la-môn, những tác giả các chú thuật, những nhà tụng tán các chú thuật đã hát, đã nói lên, đã sưu tầm những Thánh cú mà nay những Bà-la-môn hiện tại cũng hát lên, nói lên, đọc lên giống như các vị trước đã làm? Những vị ẩn sĩ ấy tên là Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamadaggi, Angìrasa, Bharadvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu. Những vị ấy tuyên bố có năm hạng Bà-la-môn này: "Ðồng đẳng với Phạm thiên, đồng đẳng với chư Thiên, các vị biết giới hạn, các vị vượt lên giới hạn và thứ năm là Bà-la-môn bị vứt bỏ". Này Dona, Ông là ai giữa các vị ấy?

Nguồn : (II) (192) Ba-La-Môn Dona

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi05-1926.htm
 
Đúng là Vipassana là cái sẵn có và đã được Phật Gotama tìm lại sau khi giác ngộ dưới cội bồ đề (Bodhi Tree).

Nhưng không thể nói là Vipassana được ghi chép và đã có từ trước trong kinh Rigveda cổ xưa, nhưng chỉ là những lời đọc tụng suông. Cá nhân mình không nghĩ và cũng không tin Ngài Goenka nói như nhận định trên. Vì mình biết Ngài cũng là 1 vị thông tuệ, là 1 thiền sư cư sĩ rất uy tín trong làng Vipassana.

Nói như vậy là một cách vô tình hay cố ý phủ nhận sự giác ngộ của Sammasambuddho. Ba tập Vệ Đà là nền tảng của Bà La Môn cổ xưa, nội dung trong này qua những thời kì đều đã có sự thay đổi.

@dungdamchemnhau: Mình trích 1 đoạn trong bài nói chuyện thầy Goenka tự kể về mình. Cả đoạn thì dài, nó ở ngày thứ 10 pháp thoại 10 ngày:

Là một lãnh tụ của cộng đồng Ấn Giáo, tôi thường thuyết giảng về nhiều Kinh điển như Kinh Vệ Đà. Những lời giáo huấn tương tự được đưa ra khắp trong Kinh này. Đó là: “Hãy thoát khỏi ham muốn, khỏi ghét bỏ, giận dữ, thoát khỏi cái này, cái kia”. Nhưng làm sao để thoát khỏi những thứ ấy? Chẳng có phương pháp nào cả, chỉ là lời giáo huấn suông, lời thuyết giảng suông. Và với phương pháp Thiền Vipassana, tôi thấy rằng đây là phương pháp ứng dụng.Ở đây, tôi có được phần ứng dụng, một phương pháp Thiền huyền diệu, giúp tôi thoát khỏi ham muốn. Tôi đã không thể thoát khỏi sự ham muốn, sợ hãi, ngã mạn, giận dữ của mình. Và phương pháp Thiền này cho tôi con đường thực tế để thoát khỏi những tiêu cực này, nên tôi rất mê say.

Còn phủ nhận thì mình nghĩ không ai phủ nhận Đức Phật Gotama là 1 Sammasambuddho. Nếu rảnh bạn thử nghiên cứu qua bài giảng 10 ngày của thầy Goenka xem. Hiện tại, bài giảng này đã được public rộng rãi trên internet.
 
Ý t là bỏ mặc những chuyện ở thế gian ấy chứ không phải là không truyền pháp . Giống như sir Thích Ca từ bỏ gia đình , ngôi vua , của cải ,...
Việc của công nhân là gì, việc của 1 giáo viên là gì? Bạn có hình dung đc không?

Trong ví dụ bài giảng của thầy và những gì mình cho là đúng thì chuyện ở thế gian của Đức Phật chỉ có 1 công việc duy nhất: Giảng dạy và hướng dẫn thực hành con đường giải thoát.
 
Việc của công nhân là gì, việc của 1 giáo viên là gì? Bạn có hình dung đc không?

Trong ví dụ bài giảng của thầy và những gì mình cho là đúng thì chuyện ở thế gian của Đức Phật chỉ có 1 công việc duy nhất: Giảng dạy và hướng dẫn thực hành con đường giải thoát.
Trả lời t ngắn gọn có hoặc không thôi m , t ít học m trả lời lan man t không hiểu
 
Đúng là Vipassana là cái sẵn có và đã được Phật Gotama tìm lại sau khi giác ngộ dưới cội bồ đề (Bodhi Tree).

Nhưng không thể nói là Vipassana được ghi chép và đã có từ trước trong kinh Rigveda cổ xưa, nhưng chỉ là những lời đọc tụng suông. Cá nhân mình không nghĩ và cũng không tin Ngài Goenka nói như nhận định trên. Vì mình biết Ngài cũng là 1 vị thông tuệ, là 1 thiền sư cư sĩ rất uy tín trong làng Vipassana.

Nói như vậy là một cách vô tình hay cố ý phủ nhận sự giác ngộ của Sammasambuddho. Ba tập Vệ Đà là nền tảng của Bà La Môn cổ xưa, nội dung trong này qua những thời kì đều đã có sự thay đổi.

@dungdamchemnhau: Mình trích 1 đoạn trong bài nói chuyện thầy Goenka tự kể về mình. Cả đoạn thì dài, nó ở ngày thứ 10 pháp thoại 10 ngày:

Là một lãnh tụ của cộng đồng Ấn Giáo, tôi thường thuyết giảng về nhiều Kinh điển như Kinh Vệ Đà. Những lời giáo huấn tương tự được đưa ra khắp trong Kinh này. Đó là: “Hãy thoát khỏi ham muốn, khỏi ghét bỏ, giận dữ, thoát khỏi cái này, cái kia”. Nhưng làm sao để thoát khỏi những thứ ấy? Chẳng có phương pháp nào cả, chỉ là lời giáo huấn suông, lời thuyết giảng suông. Và với phương pháp Thiền Vipassana, tôi thấy rằng đây là phương pháp ứng dụng.Ở đây, tôi có được phần ứng dụng, một phương pháp Thiền huyền diệu, giúp tôi thoát khỏi ham muốn. Tôi đã không thể thoát khỏi sự ham muốn, sợ hãi, ngã mạn, giận dữ của mình. Và phương pháp Thiền này cho tôi con đường thực tế để thoát khỏi những tiêu cực này, nên tôi rất mê say.

Còn phủ nhận thì mình nghĩ không ai phủ nhận Đức Phật Gotama là 1 Sammasambuddho. Nếu rảnh bạn thử nghiên cứu qua bài giảng 10 ngày của thầy Goenka xem. Hiện tại, bài giảng này đã được public rộng rãi trên internet.
Cảm ơn chia sẻ của bạn rất nhiều.
Mình có đọc qua pháp thoại 10 ngày này trên theravada.vn lúc mới nghiên cứu về PG.

Cá nhân mình cảm thấy Ngài Goenka thuyết giảng rất từ tốn, nhẹ nhàng, ái ngữ và rất dễ hiểu. Ngài Goenka với Bà Ajahn Neab là 2 thiền sư cư sĩ mà mình ngưỡng mộ nhất. Kể cả pháp học lẫn pháp hành.
 
Cảm ơn chia sẻ của bạn rất nhiều.
Mình có đọc qua pháp thoại 10 ngày này trên theravada.vn lúc mới nghiên cứu về PG.

Cá nhân mình cảm thấy Ngài Goenka thuyết giảng rất từ tốn, nhẹ nhàng, ái ngữ và rất dễ hiểu. Ngài Goenka với Bà Ajahn Neab là 2 thiền sư cư sĩ mà mình ngưỡng mộ nhất. Kể cả pháp học lẫn pháp hành.
Lành thay
 
Cảm ơn chia sẻ của bạn rất nhiều.
Mình có đọc qua pháp thoại 10 ngày này trên theravada.vn lúc mới nghiên cứu về PG.

Cá nhân mình cảm thấy Ngài Goenka thuyết giảng rất từ tốn, nhẹ nhàng, ái ngữ và rất dễ hiểu. Ngài Goenka với Bà Ajahn Neab là 2 thiền sư cư sĩ mà mình ngưỡng mộ nhất. Kể cả pháp học lẫn pháp hành.
Thế đọc thêm bài giảng 8 ngày satipathana nữa đi bạn.
 
Top