Khác với lần hải cấm kéo dài 23 năm từ năm 1661 tới năm 1684 là hoàn toàn cấm biển lẫn dời dân vào nội địa nhằm bóp nghẹt sự tồn tại chính quyền Minh Trịnh thì lần hải cấm từ năm 1717 tới năm 1727 lại mang tính cục bộ hơn vì mục tiêu của nó chính là ngăn chảy máu thương nhân Trung Hoa (đặc biệt người Tiều) tới cư trú khu vực các nước Đông Nam Á mà Khang Hi đế thừa biết rõ khu vực Nam Dương này có truyền thống cư trú, hoạt động lâu đời của hải tặc gồm cả dân Tàu dạt với Trần Tổ Nghĩa, Lâm Đạo Can, Lâm Phụng…là những hải tặc đã vượt biên thành công vốn cũng vì lần hải cấm 10 năm từ năm 1717 tới năm 1727 chủ đích cụ thể là cấm thương nhân Tàu đi thuyền tới Nam Dương buôn bán rồi nhảy tàu ở lại Đông Nam Á nên sử gọi đợt hải cấm là Nam Dương Hải cấm/南洋海禁.
Bài học xương máu từ việc cấm biển mù quáng dẫn đến phát sinh nạn hải tặc Uy khấu gồm cả những hải tặc nguỵ Uy khấu là những thương nhân gốc Hoa vì tham lợi ích ngoại thương sẵn sàng tổ chức hạm đội lớn công khai chống lại quan quân từ tiền triều nhà Minh đã buộc Ái Tân Giác La Dận Chân sau khi lên ngôi kế tục ông già Khang Hi đế của mình vào cuối năm 1722 đã phải chủ động bãi bỏ chính sách Hải Cấm do ông già thi hành đang tàn phá dần kinh tế duyên hải Trung Hoa vào năm 1727 vốn đối phó với những thương nhân Trung Hoa trốn ở lại Đông Nam Á thì Ung Chính đế đã cho áp dụng chính sách đối phó trực diện hơn là buộc những thương nhân Trung Hoa ở Nam Dương phải hồi hương trong vòng 3 năm sau khi xuất dương tới Đông Nam Á buôn bán hoặc không sẽ bị cấm hồi tịch/回籍 vĩnh viễn.
Việc bãi bỏ hải cấm cục bộ thương nhân người Hoa tới Đông Nam Á đã mang lại chút tín hiệu sáng sủa trong quan hệ thương mại với các nước phương Tây hiện diện tại Đông nam Á bấy giờ khi mà không chỉ trong cùng năm bãi bỏ Nam Dương Hải cấm thì Bồ đào Nha đã gửi sứ đoàn đầu tiên tới Bắc kinh chính thức giao thiệp với nhà thanh mà qua 2 năm sau đó là năm 1729 thì đối thủ thương mại của người Bồ một thời là Công ty Đông Ấn Hà Lan cũng đã chủ động mở thương điếm phục vụ hoạt động buôn bán ở Quảng Châu vốn sự kiện Công ty Đông Ấn Hà Lan mở cơ sở buôn bán ở Quảng Châu vào năm 1729 không chỉ đặt nền tảng cho việc Quảng Châu qua thời Càn Long đế trở thành cảng khẩu duy nhất Trung Hoa tàu buôn phương Tây được vào buôn bán mà nó còn bước đầu đặt nền tảng cho sự trỗi dậy sau đó của Quảng Châu trong thời Thanh với tư cách là thương cảng quốc tế duy nhất kết nối trực tiếp giữa các cường quốc phương Tây với Trung Hoa cũng như là tạo mục tiêu ràng buộc khu vực hoạt động cố định cho thế hệ hải tặc Trung Hoa tiếp theo hoạt động từ cuối thế kỷ 18 cho tới tận giữa - cuối thế kỷ 19 là hải tặc Hoa Nam a.k.a hải tặc vịnh Bắc Bộ, giặc Tàu Ô.
Gần 30 năm sau khi sự kiện Công ty Đông Ấn Hà Lan mở cơ sở buôn bán ở Quảng Châu vào năm 1729 thì vua Càn Long sau khi chuyến tuần du Giang Nam vào năm 1757 do nhận thấy sự đe doạ tiềm tàng từ các tàu buôn người Âu tới Trung Hoa buôn bán đã quyết định ra lệnh các hải quan khu vực Chiết Giang, Phúc Kiến chỉ giữ công việc buôn bán với các tàu đến từ khu vực Đông Á như Ryukyu vào Phúc Kiến buôn bán chứ không cho tàu Tây dương vào lẫn buộc các tàu buôn phương Tây phải tới buôn bán ở khu vực tự do thương mại duy nhất có dành riêng cho người Dương nhân là Quảng Châu vốn điều này đã không chỉ làm xuất hiện 1 nhóm gồm các hãng buôn do thương nhân Quảng Châu quản lý có quan hệ làm ăn, buôn bán trực tiếp với thương nhân phương Tây tới Quảng Châu buôn bán cũng như làm cả cầu nối trung gian giữa trung ương Thanh đình với các thương nhân châu Âu ở Quảng Châu là Quảng Châu Thập Tam hàng mà sự kiện Thanh triều vào năm 1757 ra lệnh dồn hết thuyền buôn châu Âu vào buôn bán tại Quảng Châu thay vì khắp vùng duyên hải đông nam xa tận Chiết Giang như trước cũng cho thấy phần nào sự biệt đãi của các vua Thanh gồm 3 đời ông cháu Càn Long đối với giới thương nhân Quảng Đông nói riêng.
Thậm chí thì ngay trước khi ra sắc lệnh dồn tàu buôn châu Âu vào Quảng Châu buôn bán thì vua Càn Long từng lệnh cho các hải quan khu vực Chiết Giang thu mức quan thuế cao gấp đôi vào các tàu châu Âu tới đây buôn bán nhằm buộc người phương Tây nhụt chí phải lui về Quảng Châu làm ăn vì Càn Long đế từng có 1 dạo bày tỏ công khai sự ủng hộ của cá nhân bản thân đối với riêng giới thương nhân Quảng Đông về việc mối lợi buôn bán với người Tây chỉ nên dành riêng cho người Quảng chính là “Nếu người ta cứ vào Chiết Giang buôn bán thì thương nhân Quảng Đông buôn bán với người Tây sẽ làm ăn thất bại” (lai chiết giả đa, tắc quảng đông dương thương thất lợi。/来浙者多,则广东洋商失利。) nhưng vì người phương Tây vẫn bất chấp mức thuế quan cao gấp đôi mới áp dụng tại cảng khẩu Chiết Giang để tiếp tục tới nơi này buôn bán, Càn Long sang năm 1757 đã buộc phải công khai ra lệnh mang tính thiên vị có lợi cho giới thương nhân người Quảng.
Không ai biết rõ tại sao Càn Long lại có thái độ ưu ái thương nhân người Quảng tới mức sẵn sàng đem món lợi buôn bán với người Tây đem trao cho giới thương nhân người Quảng nắm độc quyền vốn có thể là vì giới thương nhân người Quảng rất biết điều ngoan ngoãn với Thanh đình khi theo các ghi chép sổ sách nhà Thanh thì trong quãng thời gian nắm độc quyền buôn bán với người Tây, giới thương nhân người Quảng của Quảng Châu Thập Tam hàng đã mỗi năm nộp ngân sách cho Thanh đình thông qua hải quan Quảng Đông những hơn 1,000,000 lạng bạc tiền thuế quan buôn bán với người phương Tây với 3/5 số tiền thuế quan mà nhóm Thập Tam Hàng đã nộp (tương đương khoảng 600,000 lạng bạc) thì được Thanh đình trực tiếp dùng làm chi phí trang trải của hoàng gia.
Bên cạnh đó thì giới thương nhân người Quảng của Quảng Châu Thập Tam hàng cũng thường xuyên đóng góp tiền cho nhà Thanh ném vào các cuộc chiến của triều đình như 300,000 lượng bạc đã được giới thương nhân người Quảng đem cúng cho nhà Thanh vào năm 1787 với mục đích dùng làm phí trang trải quân trang, quân nhu khi Thanh đình bình định cuộc nổi dậy phản Thanh của dân binh Chương Châu do thành viên Thiên Địa hội là Lâm Sảng Văn lãnh đạo ở Đài Loan hoặc là con số 3,500,000 lạng bạc từ năm 1788 tới năm 1820 được quyên góp cho các mục đích mừng thọ Càn Long, làm phí tổn cho cuộc chiến với Gurkha hay các đợt bình định phỉ khấu ở Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Hà Nam lẫn thậm chí là dùng để trị thuỷ, cải tạo sông Hoàng Hà…vốn đổi lại thì không chỉ những thương nhân Quảng được Thanh đình ban ơn mưa móc tập thể là cho đại diện thương nhân Trung Hoa giữ độc quyền ngoại thương với người phương Tây suốt từ năm 1757 tới năm 1842 (Anh nhân thắng lợi cuộc chiến thuốc Phiện lần 1 để buộc nhà Thanh đồng ý ký hiệp ước mở thêm 5 cảng biển khác tại Hoa Đông lẫn ngoài Quảng Châu để người Anh tự do lui tới buôn bán) hay năm 1856 (năm mà Anh - Pháp thông qua thắng lợi cuộc chiến Thuốc Phiện lần thứ 2 để buộc nhà Thanh ký hiệp ước cắt Sa Diện tại Quảng Châu làm tô giới nước ngoài mở cửa cho tư bản phương Tây trực tiếp đổ bộ vào Trung Hoa lập cơ sở buôn bán cạnh tranh với thương nhân Quảng) mà một số cá nhân thương nhân người Quảng cũng được Thanh triều tưởng thưởng bằng cách ban cho các tước vị Đại phu thuộc các trật nhị phẩm, tam phẩm…
Có lợi nhuận cũng phải có rủi ro kèm theo khi mà sự thịnh vượng của Quảng Châu khi được Thanh triều cho nắm độc quyền ngoại thương với thương nhân phương Tây đã biến vùng nước khu vực Lưỡng Quảng trở thành địa bàn hoạt động của lứa hải tặc có tổ chức cuối cùng trong lịch sử Trung Hoa nói chung, vùng biển đông nam Trung Hoa nói riêng với bản thân “những người có nhu cầu khai thác bằng vũ lực 1 cách trái phép nguồn lợi từ hoạt động ngoại thương” với người phương Tây của thương nhân Quảng Châu là Hoa Nam Hải tặc a.k.a giặc Tàu Ô, hải tặc vịnh Bắc Bộ thì phải 1 thời gian sau khi giới thương nhân người Quảng của Quảng Châu Thập Tam hàng được Thanh triều cho nắm độc quyền ngoại thương với thương nhân phương Tây mới xuất hiện.
Thời điểm cho sự xuất hiện của hải tặc Hoa Nam a.k.a hải tặc vịnh Bắc Bộ, hải tặc Tàu Ô tồn tại qua vài thế hệ vua Thanh từ thời Càn Long qua con trai Gia Khánh đế (9 tháng 2 năm 1796-2 tháng 9 năm 1820) Ái Tân Giác La Ngung Diễm (13 tháng 11 năm 1760-2 tháng 9 năm 1820), Đạo Quang đế (2 tháng 9 năm 1820 – 26 tháng 2 năm 1850) Ái Tân Giác La Miên Ninh (16 tháng 9 năm 1782 – 26 tháng 2 năm 1850) đến từ ngay trong thời trị vì của Càn Long khi mà sau gần 40 năm trị vì của mình thì nạn hải tặc lại một lần nữa xuất hiện ở 1 dải ven biển duyên hải Hoa Nam xa đến tận Phúc Kiến ở phía bắc vốn nguồn cơn tạo ra nạn cướp biển giai đoạn gần cuối thời Càn Long qua tận gần hết thời kỳ trị vì Quang Tự đế (1 tháng 6 năm 1875-14 tháng 11 năm 1908) Ái Tân Giác La Tải Điềm (14 tháng 8 năm 1871-14 tháng 11 năm 1908) là từ sự suy yếu dần của nhà Thanh từ cuối thời Càn Long trở đi.
Mặc dù Thanh triều thông qua sự cai trị sáng suốt của các vua Khang Hi, Ung Chính đã trở nên hùng cường nhưng sau khi Ái Tân Giác La Hoằng Lịch lên ngôi trở thành Càn Long đế thì nhà Thanh chỉ duy trì thêm sự hùng cường ấy thêm 1 thời gian có lẽ là cho tới cuộc bình định lần thứ 2 các bộ tộc người Tạng ở vùng lưu vực 2 sông Đại Kim Xuyên, Tiểu Kim Xuyên tại Amdo diễn ra từ năm 1771 tới năm 1776 vốn không chỉ cuộc chiến kéo dài 5 năm đã lấy của nhà Thanh 10,000 sinh mạng cùng hơn 70,000,000 lượng bạc mà các cuộc chiến sau đó cũng liên tiếp ngốn của nhà Thanh mỗi lần tối thiểu 1,000,000 lạng bạc gồm điều quân vào bắc bộ Việt Nam vào năm 1788 giúp nhà Hậu Lê đánh quân Tây Sơn chỉ để bị Tây Sơn phản công ở chiến dịch Tết Kỷ Dậu năm 1789 đã ngốn khoảng 1,000,000 lạng bạc, hơn 8,000,000 lạng bạc cho chiến dịch từ năm 1787 tới năm 1788 nhằm bình định cuộc nổi dậy tại Đài Loan của Thiên Địa Hội do Lâm Sảng Văn lãnh đạo, 2 lần đánh quân người Gurkha thuộc vương quốc Nepal xâm lược ngốn thêm 1,520,000 lạng bạc với riêng tổng chi phí tối thiểu của toàn bộ 10 đại chiến dịch lẻ tẻ Thập Toàn Võ công diễn ra từ năm 1747 tới năm 1792 mà Càn Long đế tự hào là nhà Thanh thông qua quân sự đã khuất phục các đối thủ khác gồm cả nhà Tây Sơn ở Việt Nam, các bộ tộc Tạng ở Kim Xuyên… đã lên tới hơn 151,000,000 lượng bạc.
Tuy 1 phần số chiến phí ấy của nhà Thanh đã được gánh vác bằng số tiền do giới thương nhân Quảng Đông của Quảng Châu Thập Tam Hàng quyên góp thường kỳ cho triều đình để đổi lấy ân sủng được cho giữ độc quyền mậu dịch buôn bán với thương nhân châu Âu, phần còn lại của số chiến phí ấy mà nhà Thanh phải tự chi trả là rất lớn và để làm trầm trọng thêm tình hình thì quan lại nhà Thanh từ cuối thời Càn Long trở đi đã bắt đầu hủ bại tha hoá tới mức không ngại biển thủ công quỹ giữa lúc địa chủ các địa phương thì lại kiêm tính ruộng đất người nghèo trong khi dân số Quảng Đông do bùng nổ quá đông nhưng không có đất cày nên một bộ phận dân phải đi ra biển đánh cá trước khi bản thân họ bắt đầu cải thiện đời sống bằng cách làm thêm nghề cướp bóc thuyền buôn nước ngoài tới Quảng Châu buôn bán.
Việc quan lại nhà Thanh với đầu bảng bóp nặn là đại thần Hoà Thân (1 tháng 7 năm 1750-22 tháng 2 năm 1799) ngoài công khai ăn hối lộ còn mạnh tay đục khoét công quỹ triều đình được thể hiện rõ qua 2 đại án tham ô bị điều tra thời Càn Long là Án tham nhũng của quan lại nhà Thanh tại Chiết Giang a.k.a Chiết Giang Tham ô Án thị/浙江贪污案是 bị điều tra vào năm 1782 cùng án bị điều tra trước đó vào năm 1781 nhưng ở quy mô lớn hơn lẫn có liên quan tới án Tham ô Chiết Giang là Án Giả mạo Cứu trợ tại Cam Túc/Cam Túc Mạo Chẩn án/甘肃冒赈案 a.k.a Vụ án gạo Cam Túc/Cam Túc mễ án/甘肃米案 với vụ án biển thủ gạo cứu trợ do các quan lại ở Cam Túc bắt đầu thực hiện từ năm 1774 tới khi bị phát hiện lẫn điều tra năm 1781 đã khiến toàn bộ đội ngũ quan lại tỉnh Cam Túc nhà Thanh bị liên đới do tổng cộng lòi ra được sau khi tra án những 173 quan các cấp ở địa phương tham gia biển thủ ở các mức khác nhau (10 người tham ô hơn 100,000 lạng bạc, 20 người tham ô ở mức từ 20,000 tới 100,000 lạng bạc, 11 người tham ô từ 10,000 tới 20,000 lạng bạc, 30 người tham ô mức từ 1000 tới 10,000 lạng bạc cùng 106 người tham ô ít hơn 1000 lượng bạc) dẫn đến không chỉ 56 người bị tử hình, 46 người bị lưu đày bên cạnh số đông khác bị bãi chức, phạt trượng hình…mà còn khiến kho gạo Cam Túc bị mất 1,000,000 thạch gạo cùng 2,915,600 lạng bạc bị biển thủ trong tổng số tiền 15,094,750 lạng bạc do 274,450 học sinh Cam Túc quyên góp cứu trợ được (sau vụ án tham ô Cam Túc thì Thanh đình thu hồi được số tiền bị biển thủ gần đủ với con số bị mất trên thực tế là hơn 2,810,000 lạng bạc).
Do việc bù đắp các khoản thiếu hụt gây ra do bởi nạn tham nhũng cùng phí tổn các cuộc chiến đều được nhà Thanh đổ lên đầu dân chúng nên nó cũng khiến một bộ phận dân chúng khu vực ven biển quay ra làm hải tặc với thời điểm xuất hiện sớm nhất những bang hải tặc Hoa Nam từ cuối thời Càn Long trở đi tuy không thể xác định 1 cách chắc chắn nhưng có lẽ là vào các thập niên từ 1750 tới 1770 với tên tuổi hải tặc Hoa Nam sớm nhất được nhắc đến là 2 hải tặc Lý Tài cùng Tập Đình a.k.a tên gốc là Lý A Tập với cả 2 người Lý Tài, Lý A Tập đều là những Hoa kiều nằm trong diện bị cấm hồi tịch/回籍 vĩnh viễn dựa theo chính sách phải quay về trong vòng 3 năm được vua Ung Chính áp dụng cho giới Hoa kiều tới Đông Nam Á buôn bán do là thương nhân Hoa xuống Đông Nam Á làm ăn nhưng rồi trốn ở lại lấy vợ bản địa (bản thân Lý A Tập được cho cũng là 1 người Tiều bắt đầu cư trú ở khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam đang do sứ quân họ Nguyễn Phúc quản lý từ năm 1759).