Bạn cần làm quen với suy nghĩ tiêu cực và thất bại nếu muốn có được hạnh phúc viên mãn.
TÁC DỤNG TÍCH CỰC CỦA SUY NGHĨ TIÊU CỰC.
Có một nơi giống như một siêu thị lớn được sắp xếp tùy tiện, dọc theo các lối đi, các kệ kim loại được nhét hàng nghìn những gói thực phẩm và đồ gia dụng. Có gì đó không ổn trong cách bài trí ở nơi đây, ngay lập tức bạn sẽ nhận ra: không giống với những siêu thị thông thường, siêu thị này chỉ có một món đồ cho mỗi loại sản phẩm.
Hơn nữa bạn cũng sẽ thấy có rất nhiều thứ ở đây bạn không thể tìm được ở những siêu thị thông thường: chúng là những sản phẩm lỗi, những sản phẩm bị thu hồi sau khi đã bán chỉ vài tuần hay vài tháng vì chẳng ai muốn mua chúng cả. Một doanh nghiệp thiết kế sản phẩm sở hữumột nhà kho được quản lý bởi một công ty có tên GfK Custom Research North America – tên là “Bảo tàng của những sản phẩm lỗi”.

Đây là nghĩa địa của chủ nghĩa tư bản tiêu dùng - mặt trái của văn hóa lạc quan và tập trung không ngừng vào sự thành công. Bảo tàng là ngôi nhà của những thương hiệu không còn tên tuổi của những sản phẩm bia chứa caffeine cho đến bữa ăn đóng hộp sẵn có gắn logo của hãng kem đánh răng Colgate. Đây là nơi mà món trứng bác bỏ lò vi sóng đã được bác sẵn rồi bán trong những cái ống bìa cứng với một bộ phận có thể bật ra để dễ dàng để sử dụng trong xe hơn – thật là một thứ vớ vẩn.
Người Nhật có một thuật ngữ được gọi là mono no aware, đại ý tương đương với cụm “the pathos of things” trong tiếng Anh: nỗi buồn man mác về những điều vô thường trong cuộc sống – ví dụ, vẻ đẹp những bông hoa anh đào, hoặc những nét đẹp của con người trên Trái Đất này. Theo cảm nhận của chủ bảo tàng, một nhân viên có gu thẩm mỹ của Gfk có tên là Carol Sherry, mỗi một thất bại đều chứa đựng những câu chuyện buồn của những nhà thiết kế, tiếp thị và bán hàng. Cô luôn cho rằng mỗi con người này đều phải mang trên mình những khoản vay thế chấp nào đó, những khoản thanh toán xe cộ hay những kì nghỉ cho gia đình đằng sau sự thành công của những sản phẩm thịnh hành. Cô ấy lắc đầu. “Đây là những con người thực sự muốn làm ra những sản phẩm tốt nhất nhưng rốt cục mọi chuyện lại diễn ra như vậy.”
Người thành lập ra bảo tàng này là một nhân viên tiếp thị nay đã nghỉ hưu có tên là Robert McMath, chỉ đơn giản là muốn lập ra một “thư viện tham khảo” về các sản phẩm tiêu dùng, chứ không phải những sản phẩm thất bại. Do đó, bắt đầu từ những năm 60, ông bắt đầu mua lại và bảo quản từng mẫu sản phẩm mà ông tìm được. Chẳng mấy chốc, danh sách này nhiều lên và chật kín văn phòng ông ở ngoại ô New York buộc ông phải chuyển đến một kho thóc đã được hoán cải cho phù hợp; sau đó GfK đã mua lại nó từ ông, chuyển gần như toàn bộ sang Michigan.
Những gì McMath để ý được là một chân lý ngắn gọn nhưng đã hình thành nên con đường sự nghiệp của ông sau này: “Hầu hết các sản phẩm đều từng thất bại”. Theo một vài ước tính, tỉ lệ thất bại lên đến 90%. Chỉ đơn giản bằng cách tập hợp những sản phẩm mới không theo bất cứ trình tự nào, McMath đã có thể chắc chắn rằng kho báu của ông bao gồm rất nhiều những sản phẩm lỗi.

Cho đến nay, điều ấn tượng nhất về bảo tàng vẫn là trước hết, nó vẫn tồn tại như một doanh nghiệp độc lập, tạo ra được lợi nhuận. Có thể bạn cho rằng bất cứ nhà sản xuất tiêu dùng nào có tên tuổi cũng đều có một bản lưu trữ kiểu này – một nguồn lưu trữ được quản lý kỹ lưỡng để giúp cho chính doanh nghiệp đó tránh mắc phải những lỗi mà đối thủ của mình đã mắc phải. Tuy nhiên việc những người quản lý phải lui tới chỗ của Sherry hàng tuần là minh chứng cho thấy việc này hiếm xảy ra như thế nào. Các nhà phát triển sản phẩm rất tập trung vào thành công trước mắt – do vậy không sẵn sàng đầu tư thời gian hay công sức vào những thất bại đã từng xảy ra trong ngành công nghiệp của mình – cho đến khi họ muộn màng nhận ra mình thực sự cần bộ lưu trữ của GfK nhiều như thế nào.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là rất nhiều trong số các nhà thiết kế tìm đến bảo tàng đã đã rất ngạc nhiên khi thấy những sản phẩm mà công ty họ đã tạo ra để rồi bị vứt xó. Họ dường như không thích việc xem xét những sản phẩm lỗi này tới mức họ lờ đi thậm chí chỉ cùng lắm chỉ giữ lại những mẫu đã được xếp vào dạng thảm họa.
Thất bại có mặt ở mọi nơi. Chỉ có điều phần lớn thời gian chúng ta luôn muốn tránh đối diện với sự thật này. Đằng sau tất cả những cách tiếp cận tân tiến nhất để đến với hạnh phúc và thành công là một triết lý đơn giản về việc chỉ tập trung vào những thứ tốt đẹp. Nhưng kể từ thời những nhà triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại đầu tiên, một quan điểm hoàn toàn khác đã được đề xuất theo hướng ngược lại: việc nỗ lực không ngừng để cảm thấy hạnh phúc hoặc để đạt được những mục tiêu nhất định thực ra đang làm chúng ta đau khổ và làm hỏng các kế hoạch của chúng ta. Việc liên tục loại bỏ hoặc lờ đi những điều tiêu cực - sự không an toàn, bất định, thất bại đã khiến chúng ta cảm thấy bất an, lo âu, không chắn chắn hoặc không hạnh phúc ngay từ đầu.
Tuy nhiên kết quả này không phải là kết quả đáng thất vọng. Thay vào đó, nó đã chỉ ra một cách tiếp cận khác để thay thế, đòi hỏi chúng ta phải có một quan điểm hoàn toàn khác về những điều mà phần lớn chúng ta dành cả đời để cố gắng né tránh. Điều này liên quan đến việc học cách yêu lấy sự bất định, nắm lấy hiểm nguy và tập làm quen với thất bại.
(Trích).

TÁC DỤNG TÍCH CỰC CỦA SUY NGHĨ TIÊU CỰC.
Có một nơi giống như một siêu thị lớn được sắp xếp tùy tiện, dọc theo các lối đi, các kệ kim loại được nhét hàng nghìn những gói thực phẩm và đồ gia dụng. Có gì đó không ổn trong cách bài trí ở nơi đây, ngay lập tức bạn sẽ nhận ra: không giống với những siêu thị thông thường, siêu thị này chỉ có một món đồ cho mỗi loại sản phẩm.
Hơn nữa bạn cũng sẽ thấy có rất nhiều thứ ở đây bạn không thể tìm được ở những siêu thị thông thường: chúng là những sản phẩm lỗi, những sản phẩm bị thu hồi sau khi đã bán chỉ vài tuần hay vài tháng vì chẳng ai muốn mua chúng cả. Một doanh nghiệp thiết kế sản phẩm sở hữumột nhà kho được quản lý bởi một công ty có tên GfK Custom Research North America – tên là “Bảo tàng của những sản phẩm lỗi”.

Đây là nghĩa địa của chủ nghĩa tư bản tiêu dùng - mặt trái của văn hóa lạc quan và tập trung không ngừng vào sự thành công. Bảo tàng là ngôi nhà của những thương hiệu không còn tên tuổi của những sản phẩm bia chứa caffeine cho đến bữa ăn đóng hộp sẵn có gắn logo của hãng kem đánh răng Colgate. Đây là nơi mà món trứng bác bỏ lò vi sóng đã được bác sẵn rồi bán trong những cái ống bìa cứng với một bộ phận có thể bật ra để dễ dàng để sử dụng trong xe hơn – thật là một thứ vớ vẩn.
Người Nhật có một thuật ngữ được gọi là mono no aware, đại ý tương đương với cụm “the pathos of things” trong tiếng Anh: nỗi buồn man mác về những điều vô thường trong cuộc sống – ví dụ, vẻ đẹp những bông hoa anh đào, hoặc những nét đẹp của con người trên Trái Đất này. Theo cảm nhận của chủ bảo tàng, một nhân viên có gu thẩm mỹ của Gfk có tên là Carol Sherry, mỗi một thất bại đều chứa đựng những câu chuyện buồn của những nhà thiết kế, tiếp thị và bán hàng. Cô luôn cho rằng mỗi con người này đều phải mang trên mình những khoản vay thế chấp nào đó, những khoản thanh toán xe cộ hay những kì nghỉ cho gia đình đằng sau sự thành công của những sản phẩm thịnh hành. Cô ấy lắc đầu. “Đây là những con người thực sự muốn làm ra những sản phẩm tốt nhất nhưng rốt cục mọi chuyện lại diễn ra như vậy.”
Người thành lập ra bảo tàng này là một nhân viên tiếp thị nay đã nghỉ hưu có tên là Robert McMath, chỉ đơn giản là muốn lập ra một “thư viện tham khảo” về các sản phẩm tiêu dùng, chứ không phải những sản phẩm thất bại. Do đó, bắt đầu từ những năm 60, ông bắt đầu mua lại và bảo quản từng mẫu sản phẩm mà ông tìm được. Chẳng mấy chốc, danh sách này nhiều lên và chật kín văn phòng ông ở ngoại ô New York buộc ông phải chuyển đến một kho thóc đã được hoán cải cho phù hợp; sau đó GfK đã mua lại nó từ ông, chuyển gần như toàn bộ sang Michigan.
Những gì McMath để ý được là một chân lý ngắn gọn nhưng đã hình thành nên con đường sự nghiệp của ông sau này: “Hầu hết các sản phẩm đều từng thất bại”. Theo một vài ước tính, tỉ lệ thất bại lên đến 90%. Chỉ đơn giản bằng cách tập hợp những sản phẩm mới không theo bất cứ trình tự nào, McMath đã có thể chắc chắn rằng kho báu của ông bao gồm rất nhiều những sản phẩm lỗi.

Cho đến nay, điều ấn tượng nhất về bảo tàng vẫn là trước hết, nó vẫn tồn tại như một doanh nghiệp độc lập, tạo ra được lợi nhuận. Có thể bạn cho rằng bất cứ nhà sản xuất tiêu dùng nào có tên tuổi cũng đều có một bản lưu trữ kiểu này – một nguồn lưu trữ được quản lý kỹ lưỡng để giúp cho chính doanh nghiệp đó tránh mắc phải những lỗi mà đối thủ của mình đã mắc phải. Tuy nhiên việc những người quản lý phải lui tới chỗ của Sherry hàng tuần là minh chứng cho thấy việc này hiếm xảy ra như thế nào. Các nhà phát triển sản phẩm rất tập trung vào thành công trước mắt – do vậy không sẵn sàng đầu tư thời gian hay công sức vào những thất bại đã từng xảy ra trong ngành công nghiệp của mình – cho đến khi họ muộn màng nhận ra mình thực sự cần bộ lưu trữ của GfK nhiều như thế nào.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là rất nhiều trong số các nhà thiết kế tìm đến bảo tàng đã đã rất ngạc nhiên khi thấy những sản phẩm mà công ty họ đã tạo ra để rồi bị vứt xó. Họ dường như không thích việc xem xét những sản phẩm lỗi này tới mức họ lờ đi thậm chí chỉ cùng lắm chỉ giữ lại những mẫu đã được xếp vào dạng thảm họa.
Thất bại có mặt ở mọi nơi. Chỉ có điều phần lớn thời gian chúng ta luôn muốn tránh đối diện với sự thật này. Đằng sau tất cả những cách tiếp cận tân tiến nhất để đến với hạnh phúc và thành công là một triết lý đơn giản về việc chỉ tập trung vào những thứ tốt đẹp. Nhưng kể từ thời những nhà triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại đầu tiên, một quan điểm hoàn toàn khác đã được đề xuất theo hướng ngược lại: việc nỗ lực không ngừng để cảm thấy hạnh phúc hoặc để đạt được những mục tiêu nhất định thực ra đang làm chúng ta đau khổ và làm hỏng các kế hoạch của chúng ta. Việc liên tục loại bỏ hoặc lờ đi những điều tiêu cực - sự không an toàn, bất định, thất bại đã khiến chúng ta cảm thấy bất an, lo âu, không chắn chắn hoặc không hạnh phúc ngay từ đầu.
Tuy nhiên kết quả này không phải là kết quả đáng thất vọng. Thay vào đó, nó đã chỉ ra một cách tiếp cận khác để thay thế, đòi hỏi chúng ta phải có một quan điểm hoàn toàn khác về những điều mà phần lớn chúng ta dành cả đời để cố gắng né tránh. Điều này liên quan đến việc học cách yêu lấy sự bất định, nắm lấy hiểm nguy và tập làm quen với thất bại.
(Trích).

Sửa lần cuối: