Kysirong
Xamer mới lớn

Hà Nội – Dòng họ Nguyễn Xuân (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm) rơi vào trạng thái lo lắng hoang mang khi 12 ngôi mộ bị san phẳng, không còn dấu tích.
Vị trí mộ phần chỉ còn là những khối bê tông
Cuối năm 2024, ông Nguyễn Xuân Vững (tổ dân phố Giao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cùng các thành viên trong dòng họ Nguyễn Xuân tụ họp để cùng nhau đi tảo mộ. Thế nhưng, khi đến khu vực nghĩa trang phường Đại Mỗ, tất cả các thành viên đều bất ngờ khi 12 ngôi mộ (6 ngôi mộ có hài cốt và 6 ngôi mộ chờ) của dòng họ tại đây bỗng nhiên “mất tích”.
“Chúng tôi hoang mang khi vị trí mộ phần của tổ tiên chúng tôi đều đã bị san phẳng. Thay vào đó là những khối bê tông, đất đá ngổn ngang” – ông Vững kể lại.
12 ngôi mộ của dòng họ Nguyễn Xuân thời điểm trước khi thi công vỉa hè đường Lê Quang Đạo. Ảnh: Xuân Vững
Khu vực 12 ngôi mộ hiện tại đã bị san phẳng, đổ bê tông. Ảnh: Khánh An
Ông Vững cho biết, năm 2019, gia đình ông nhận được thông báo về việc một số ngôi mộ của dòng họ nằm trong ranh giới thu hồi đất thực hiện dự án Xây dựng khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ. Do vậy, dòng họ có di chuyển 6 hài cốt của tổ tiên về chôn cất và hương khói tại khu vực nghĩa trang phường Đại Mỗ - khu vực mà dòng họ Nguyễn Xuân đã đăng ký xây dựng 12 ngôi mộ vào năm 2018.
Việc di chuyển mộ chí đều có giấy xác nhận của UBND phường Đại Mỗ vào ngày 28.9.2019. Ban quản lý nghĩa trang phường Đại Mỗ cũng đã có xác nhận về việc bố trí cho gia đình chuyển mộ vào khu vực này.
Khi tiến hành di chuyển, xây dựng tại đây, tất cả các bia mộ đều có ghi đầy đủ thông tin “Phần mộ họ: Nguyễn Xuân. Giao Quang, Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội”.
Đến ngày 22.12.2024, khi ông Vững và một số thành viên của dòng họ Nguyễn Xuân đi tảo mộ thì phát hiện những phần mộ của tổ tiên nêu trên đã bị san phẳng, không còn dấu tích và hiện trạng tại nơi đặt mộ phần đang là công trình thi công vỉa hè thuộc dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài. Ông Vững khẳng định, phía dòng họ không hề được thông báo về quá trình giải phóng mặt bằng và di dời 12 phần mộ nêu trên, không biết phần mộ của tổ tiên đã được di dời đi đâu, còn hay đã mất.
“Sau khi xảy ra sự việc, tôi đã nhiều lần liên hệ làm việc, cung cấp tài liệu chứng cứ với các đơn vị liên quan ở địa phương nhưng vẫn không có câu trả lời thỏa đáng. Hiện thành viên trong dòng họ Nguyễn Xuân đang rơi vào trạng thái lo lắng, vì đây là vấn đề tâm linh, liên quan cả dòng họ lâu đời. Giờ mộ phần của tổ tiên chúng tôi ở đâu, chúng tôi cũng không biết” – ông Vững nói.
Vị trí 12 ngôi mộ hiện đã bị san phẳng. Ảnh: Khánh An
"Chính quyền địa phương có kế hoạch đào lên tìm lại"
Chiều 23.4, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Viết Hùng - Phó Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ cho biết, chính quyền địa phương đã nắm được thông tin vụ việc và đã tiến hành các buổi họp giữa các bên liên quan để xác minh thông tin.
Sau khi đối chiếu hồ sơ, bản đồ, tọa độ cùng vị trí mà dòng họ Nguyễn Xuân cung cấp, bước đầu đã xác minh được vị trí 12 phần mộ.
Dù khu vực này hiện tại chỉ còn các ống cống bê tông, đất đá ngổn ngang, song vị Phó Chủ tịch UBND phường khẳng định: “Đơn vị thi công khẳng định chưa đào vào vị trí đó”.
Ông Hùng cũng cho biết, chính quyền địa phương đã có kế hoạch đào lại vị trí này để tìm các phần mộ theo nội dung đơn của người dân. Thế nhưng, dòng họ Nguyễn Xuân đề nghị được bàn bạc lại và xem ngày giờ cụ thể.
“Quan điểm của chúng tôi là phối hợp chặt chẽ để tìm theo nội dung gia đình đề nghị. Chúng tôi cũng đã tiến hành vạch sơn tại khu vực này” – ông Hùng nói.
Khi phóng viên đề nghị chính quyền địa phương cung cấp giấy tờ, biên bản làm việc liên quan đến vụ việc, ông Hùng cho biết sẽ rà soát lại và cung cấp sau.
Một phần khu vực vỉa hè đường Lê Quang Đạo hiện đã được chăng dây, chờ chính quyền địa phương vào cuộc xác minh. Ảnh: Khánh An
Vị trí mộ phần chỉ còn là những khối bê tông
Cuối năm 2024, ông Nguyễn Xuân Vững (tổ dân phố Giao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cùng các thành viên trong dòng họ Nguyễn Xuân tụ họp để cùng nhau đi tảo mộ. Thế nhưng, khi đến khu vực nghĩa trang phường Đại Mỗ, tất cả các thành viên đều bất ngờ khi 12 ngôi mộ (6 ngôi mộ có hài cốt và 6 ngôi mộ chờ) của dòng họ tại đây bỗng nhiên “mất tích”.
“Chúng tôi hoang mang khi vị trí mộ phần của tổ tiên chúng tôi đều đã bị san phẳng. Thay vào đó là những khối bê tông, đất đá ngổn ngang” – ông Vững kể lại.


Ông Vững cho biết, năm 2019, gia đình ông nhận được thông báo về việc một số ngôi mộ của dòng họ nằm trong ranh giới thu hồi đất thực hiện dự án Xây dựng khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ. Do vậy, dòng họ có di chuyển 6 hài cốt của tổ tiên về chôn cất và hương khói tại khu vực nghĩa trang phường Đại Mỗ - khu vực mà dòng họ Nguyễn Xuân đã đăng ký xây dựng 12 ngôi mộ vào năm 2018.
Việc di chuyển mộ chí đều có giấy xác nhận của UBND phường Đại Mỗ vào ngày 28.9.2019. Ban quản lý nghĩa trang phường Đại Mỗ cũng đã có xác nhận về việc bố trí cho gia đình chuyển mộ vào khu vực này.
Khi tiến hành di chuyển, xây dựng tại đây, tất cả các bia mộ đều có ghi đầy đủ thông tin “Phần mộ họ: Nguyễn Xuân. Giao Quang, Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội”.
Đến ngày 22.12.2024, khi ông Vững và một số thành viên của dòng họ Nguyễn Xuân đi tảo mộ thì phát hiện những phần mộ của tổ tiên nêu trên đã bị san phẳng, không còn dấu tích và hiện trạng tại nơi đặt mộ phần đang là công trình thi công vỉa hè thuộc dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài. Ông Vững khẳng định, phía dòng họ không hề được thông báo về quá trình giải phóng mặt bằng và di dời 12 phần mộ nêu trên, không biết phần mộ của tổ tiên đã được di dời đi đâu, còn hay đã mất.
“Sau khi xảy ra sự việc, tôi đã nhiều lần liên hệ làm việc, cung cấp tài liệu chứng cứ với các đơn vị liên quan ở địa phương nhưng vẫn không có câu trả lời thỏa đáng. Hiện thành viên trong dòng họ Nguyễn Xuân đang rơi vào trạng thái lo lắng, vì đây là vấn đề tâm linh, liên quan cả dòng họ lâu đời. Giờ mộ phần của tổ tiên chúng tôi ở đâu, chúng tôi cũng không biết” – ông Vững nói.


"Chính quyền địa phương có kế hoạch đào lên tìm lại"
Chiều 23.4, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Viết Hùng - Phó Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ cho biết, chính quyền địa phương đã nắm được thông tin vụ việc và đã tiến hành các buổi họp giữa các bên liên quan để xác minh thông tin.
Sau khi đối chiếu hồ sơ, bản đồ, tọa độ cùng vị trí mà dòng họ Nguyễn Xuân cung cấp, bước đầu đã xác minh được vị trí 12 phần mộ.
Dù khu vực này hiện tại chỉ còn các ống cống bê tông, đất đá ngổn ngang, song vị Phó Chủ tịch UBND phường khẳng định: “Đơn vị thi công khẳng định chưa đào vào vị trí đó”.
Ông Hùng cũng cho biết, chính quyền địa phương đã có kế hoạch đào lại vị trí này để tìm các phần mộ theo nội dung đơn của người dân. Thế nhưng, dòng họ Nguyễn Xuân đề nghị được bàn bạc lại và xem ngày giờ cụ thể.
“Quan điểm của chúng tôi là phối hợp chặt chẽ để tìm theo nội dung gia đình đề nghị. Chúng tôi cũng đã tiến hành vạch sơn tại khu vực này” – ông Hùng nói.
Khi phóng viên đề nghị chính quyền địa phương cung cấp giấy tờ, biên bản làm việc liên quan đến vụ việc, ông Hùng cho biết sẽ rà soát lại và cung cấp sau.

