Live Hoa Kỳ muốn các đồng minh tách khỏi Trung Quốc

Bò đỏ hung hãn

Chú bộ đội
United-States
Chuyện gì đã xảy ra?
Sau nhiều tháng "bỏ rơi" và vung thuế áp đồng minh, chính quyền Trump giờ đây lại muốn lập một liên minh để kiềm chế Trung Quốc — nếu lời của Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent là đáng tin.


Trong nhiều phát biểu trước các lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo trong tháng này, Bessent đã nỗ lực tái định hình chương trình "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Trump thành "Nước Mỹ và các đồng minh... nhưng có điều kiện."


Đầu tuần này, tại Viện Tài chính Quốc tế ở Washington D.C., Bessent tuyên bố: "Nước Mỹ trên hết không có nghĩa là nước Mỹ đơn độc."


Những phát biểu của ông nhằm tái thương hiệu xu hướng cô lập của Trump thành một dạng "chủ nghĩa quốc tế cải cách", ám chỉ rằng nước Mỹ không từ bỏ chủ nghĩa đa phương mà chỉ khoác cho nó một bộ áo mới.


Trong bài phát biểu ngày 9/4 trước Hiệp hội Ngân hàng Hoa Kỳ, Bessent vạch ra kế hoạch ký các thỏa thuận thương mại với đồng minh Mỹ rồi cùng nhau đối đầu Trung Quốc như một khối thống nhất.


Ông đồng thời cảnh báo gay gắt EU — đặc biệt là Tây Ban Nha — rằng nghiêng về Bắc Kinh chẳng khác nào "tự cắt cổ mình."


Thông điệp rất rõ: Hãy về phe Mỹ để cô lập Trung Quốc.


Nói cách khác, phe Trump sẵn sàng dẫn đầu "cuộc tổng tấn công" chống Bắc Kinh — nhưng liệu có ai theo cùng không?




Tại sao chuyện này quan trọng?
Nước cờ dự phòng Mỹ-Trung

Trớ trêu thay, chính các mức thuế của Trump giờ đây lại có thể đẩy đồng minh số một của Mỹ — châu Âu — tiến gần Bắc Kinh hơn, như một biện pháp phòng ngừa trước sự khó lường từ Mỹ.


Các báo cáo gần đây cho thấy, bất chấp sức ép gia tăng từ Washington, Brussels vẫn kiên định với chiến lược "giảm thiểu rủi ro" thay vì "tách rời" khỏi Trung Quốc.


Ủy ban châu Âu cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ hoàn toàn tách biệt với chính sách đối với Trung Quốc — dù nhóm của Trump đang cố gắng gắn liền hai vấn đề này bằng những tối hậu thư.


Trước đây, Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen — người được coi là "diều hâu" trong vấn đề Trung Quốc — từng có vẻ sẵn sàng tách rời mạnh hơn. 🤔


Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi sau cuộc điện đàm ngày 8/4 với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.


Theo bản tin chính thức từ Ủy ban châu Âu, cuộc gọi xoay quanh việc thảo luận các mất cân đối thương mại và lo ngại rằng thuế của Mỹ sẽ biến châu Âu thành nơi "xả hàng" cho xuất khẩu Trung Quốc.


Để ngăn chặn điều đó, Brussels và Bắc Kinh đề xuất một cơ chế giám sát thương mại — về cơ bản là một "van áp lực" hải quan.


Von der Leyen cũng yêu cầu Bắc Kinh cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và thực hiện cải cách mà các doanh nghiệp châu Âu đã theo đuổi nhiều năm.


Tạm dịch: Các chủ đề bàn bạc lần này vượt ra ngoài phạm vi ngoại giao thông thường.


Thay vì chọn phe hoàn toàn, châu Âu đang áp dụng cách tiếp cận giao dịch từng vụ, tùy trường hợp với Trung Quốc về thương mại, khí hậu, và thậm chí là vấn đề Ukraine.


Ngày 24/4, Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các quan chức EU — vốn được áp đặt từ năm 2021 để trả đũa các biện pháp nhân quyền liên quan tới Tân Cương.


Đây là hành động có tính chiến lược, không phải thiện chí.


Bắc Kinh đang đánh cược vào việc hồi sinh Hiệp định Đầu tư Toàn diện EU-Trung Quốc, từng được kỳ vọng sẽ là "nền tảng" cho mối quan hệ song phương.


Châu Âu đang nghiêng về một thỏa thuận thương mại ngừng bắn với Trung Quốc, nhưng đó là do nhu cầu chứ không phải do niềm tin.




Và không chỉ châu Âu đang tính toán lại.
Đến lượt Ottawa?

Một dấu hiệu nữa cho thấy chiến lược thuế quan của Washington có thể đang đẩy đồng minh ra xa: Canada đang cân nhắc ý tưởng sát nhập sâu hơn với châu Âu — thậm chí là liên minh.


Dù việc Canada gia nhập EU chưa có trên lá phiếu bầu cử, nhưng ý tưởng này không còn là viển vông.


Một cuộc thăm dò gây chú ý: 44% người Canada ủng hộ việc gia nhập EU — cao hơn 10 điểm so với tỷ lệ phản đối.


Ý tưởng này không quá xa vời: về mô hình xã hội, hệ thống pháp luật và giá trị dân chủ, Canada vốn đã rất "châu Âu."




Nhưng cũng phải nhìn nhận những cơ hội bị bỏ lỡ.
Ottawa đã nhiều năm cố gắng ổn định quan hệ với Bắc Kinh và phối hợp chiến lược với Washington — chỉ để nhận lại sự thờ ơ.


Giờ đây, khi Trump làm chao đảo thị trường và chế giễu Canada là "bang thứ 51", Washington bỗng nhiên muốn nối lại đối thoại — nhưng lại tìm kiếm những đối tác an toàn hơn.


Khi làn sóng thuế quan và bất ổn của Trump lan ra toàn cầu, các nước không còn xếp hàng ủng hộ Mỹ mà đang phòng bị, tìm cách giảm thiểu rủi ro và tự đàm phán riêng.


Ngay cả Ursula von der Leyen, người từng được ca ngợi là "diều hâu chống Trung Quốc" tại Washington, giờ cũng đang tìm kiếm sự ổn định từ Bắc Kinh.


Nhà Trắng tuyên bố hơn 70 nước đang đàm phán thỏa thuận mới. Thực tế? Mới chỉ có 18 đề xuất, và phần lớn do Washington chủ động.


Các quốc gia biết Trump đang cần thỏa thuận — vì vậy họ chờ đợi để ra giá.




Trong khi đó, Trung Quốc âm thầm củng cố sáng kiến Vành đai và Con đường, thúc đẩy quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và siết chặt liên kết với ASEAN.


Các cường quốc tầm trung đang nhận ra rằng: không có con đường trung lập nào thực sự an toàn nữa.
 
Không phải bố trump m tuyên bố k cần EU nữa à, giờ lại liếm lại ?. @park eun bin @Đại dâm
Mày chỉ cần comment tao bị ngu là được 🤣, thằng nào nổ phát súng đánh thuế, rồi thằng trả đũa đâu, Eu trả đũa mạnh lên tao coi, giờ OK thì deal, comment mở não cho thằng óc chó như mày tao thấy phí chất xám tao quá, Ngu
 

Có thể bạn quan tâm

Top