Hoa Kỳ trừng phạt các quan chức ĐCSTQ và Hồng Kông vì đàn áp xuyên quốc gia

Don Jong Un

Phó thường dân
Vatican-City
2024-05-30T060803Z_1032078003_RC2ZRA9GNS34_RTRMADP_3_HONGKONG-SECURITY-OWENCHOW-780x470.jpg
Một khẩu hiệu ủng hộ dân chủ được trưng bày bên ngoài tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hồng Kông năm 2019. NGUỒN HÌNH ẢNH: REUTERS
Nhân viên DIỄN ĐÀN

Các nhà hoạt động nhân quyền hoan nghênh lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông vì đã sử dụng luật an ninh hà khắc để đe dọa và quấy rối các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ.

Lệnh trừng phạt ban hành vào tháng 3 năm 2025 đã đóng băng tài sản tại Hoa Kỳ của sáu quan chức an ninh cấp cao của Bắc Kinh và Hồng Kông, đồng thời ngăn cấm các tổ chức Hoa Kỳ thực hiện giao dịch tài chính với các cá nhân bị trừng phạt. Trong số đó có trưởng văn phòng an ninh quốc gia của Bắc Kinh tại Hồng Kông, một ủy viên cảnh sát cùng các cá nhân khác có liên quan đến việc thực thi chính sách đàn áp của Trung Quốc.

Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Đảng ******** Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tìm cách “đe dọa, bịt miệng và quấy rối 19 nhà hoạt động dân chủ buộc phải sống lưu vong ở nước ngoài, trong đó có một công dân Hoa Kỳ và bốn cư dân khác tại Hoa Kỳ”.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết hành động của ĐCSTQ “đe dọa làm xói mòn thêm quyền tự trị của Hồng Kông, trái với các cam kết của Trung Quốc”.

Trung Quốc từng cam kết cho phép Hồng Kông duy trì hệ thống kinh tế và chính trị độc lập sau khi Vương quốc Anh trao trả thuộc địa cũ này vào năm 1997. Tuy nhiên, thay vì tuân thủ nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” như đã hứa, vào năm 2019, ĐCSTQ đã đề xuất dẫn độ nghi phạm từ Hồng Kông về Trung Quốc để xét xử.

Các cuộc biểu tình sau đó tại trung tâm tài chính toàn cầu này đã trở thành một phần của phong trào dân chủ rộng lớn hơn, trước khi Trung Quốc phớt lờ cơ quan lập pháp được bầu của Hồng Kông để áp đặt cái gọi là luật an ninh quốc gia nhằm đàn áp tiếng nói bất đồng.

Năm 2020, ĐCSTQ bắt đầu thực thi luật này để bắt giam các lãnh đạo đối lập, đóng cửa các hãng truyền thông độc lập và làm im tiếng các tổ chức xã hội dân sự. Cuộc đàn áp tiếp diễn với luật an ninh được thông qua cấp tốc vào năm 2024, mà tổ chức Ân xá Quốc tế có trụ sở tại Vương quốc Anh gọi là “một đòn giáng mạnh khác vào nhân quyền tại đô thị”.

Theo báo cáo năm 2025 về tình hình Hồng Kông của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, chính quyền đã sử dụng các quy định này để xói mòn pháp quyền và làm suy giảm các quyền tự do cơ bản, đồng thời quấy rối và đe dọa cả những người ngoài biên giới Trung Quốc. Ví dụ, Bắc Kinh đã phát lệnh truy nã và treo thưởng đối với các nhà hoạt động dân chủ đang sống lưu vong ở nước ngoài, đồng thời hủy hộ chiếu của những người khác – bao gồm cả một số đang sinh sống tại Hoa Kỳ – vào cuối năm 2024.

Ủy ban vì Tự do ở Hồng Kông tại Washington, D.C. tuyên bố Hoa Kỳ đã trừng phạt 48 quan chức cấp cao “vì sự tham gia của họ trong việc đàn áp phong trào dân chủ và vi phạm cam kết “một quốc gia, hai chế độ”.

Bà Frances Hui, điều phối viên chính sách và vận động tại Uỷ ban cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gửi đi thông điệp rõ ràng rằng các hành vi đàn áp sẽ không bị bỏ qua”.

Bà nói: “Những quan chức bị nêu tên trong lệnh trừng phạt lần này phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thực thi các chính sách hà khắc, bỏ tù các nhà hoạt động dân chủ và mở rộng sự đàn áp xuyên biên giới bằng cách treo thưởng truy nã những người như chúng tôi – trong đó có tôi”. “Nhiều người trong chúng tôi đã chịu áp lực và đe dọa không ngừng thông qua các hành động đàn áp xuyên quốc gia. Việc Hoa Kỳ tiên phong truy cứu trách nhiệm các quan chức này thực sự mang ý nghĩa rất lớn”.

Hoa Kỳ cũng áp đặt hạn chế thị thực đối với các quan chức Trung Quốc có liên quan đến việc ngăn cản tiếp cận khu vực Tây Tạng – nơi lực lượng ĐCSTQ xâm lược và sáp nhập từ đầu những năm 1950. Ông Marco Rubio, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, tuyên bố vào cuối tháng 3 năm 2025: “Trong suốt thời gian dài, Đảng ******** Trung Quốc đã từ chối cho phép các nhà ngoại giao, nhà báo và quan sát viên quốc tế tiếp cận Khu tự trị Tây Tạng và các khu vực Tây Tạng khác tại Trung Quốc, trong khi các nhà ngoại giao và nhà báo Trung Quốc lại được tiếp cận rộng rãi tại Hoa Kỳ
 

Có thể bạn quan tâm

Top