đéo có hình chó nó tin
Địt Bùng Đạo Tổ
Hội chợ Canton Trung Quốc (Hội chợ Quảng Châu) khai mạc hôm 15/4 là hội chợ triển lãm xuất khẩu quy mô lớn đầu tiên được tổ chức sau khi Mỹ công bố áp thuế đối đẳng. Nhiều doanh nghiệp tham gia phản ánh rằng kể từ khi phía Mỹ áp thuế lên tới 145% đối với hàng hóa Trung Quốc, các đơn hàng từ Mỹ gần như bị ngưng trệ hoàn toàn, thị trường gần như “đóng băng”. Triển vọng xuất khẩu của Trung Quốc đang đối mặt với thử thách nghiêm trọng.
Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Canton Fair) năm 2025 được tổ chức tại Quảng Châu vào ngày 15 tháng 4. (Nguồn ảnh: CCTV News)
Hội chợ Canton vắng tanh, khách hàng từ Âu – Mỹ đều không đến
Hội chợ Canton từ lâu đã được mệnh danh là “phong vũ biểu của ngoại thương Trung Quốc”, là một trong những hội chợ thương mại lớn nhất thế giới, tổ chức vào mùa xuân và mùa thu hàng năm tại Quảng Châu. Tuy nhiên, trước việc Mỹ áp thuế cao, không ít doanh nghiệp tham gia hội chợ cảm nhận rõ ràng triển vọng xuất khẩu đang xấu đi nhanh chóng. Ban tổ chức cho biết, năm nay khoảng 10% người mua nước ngoài đăng ký đến từ Mỹ và châu Âu; trong khi đó, tại hội chợ tháng 11 năm ngoái, con số này là khoảng 20%.
Kênh “Nhân Dân Báo” trên nền tảng “Ganjing World” đã đăng tải một video tin tức cho biết, việc chính quyền Trung Quốc đối đầu với Mỹ cuối cùng lại khiến người dân chịu thiệt. Hội chợ Canton ngày 15/4 của Trung Quốc đã “nguội lạnh”, khách hàng từ châu Âu và Mỹ không đến, quay lưng với hàng Trung Quốc. Trong ngày hôm đó, “10:30 mà không có lấy một người nước ngoài, toàn là người Trung Quốc”, đến khoảng 1:20 chiều, khu triển lãm 4.2 “yên ắng thấy rõ bằng mắt thường”.
Một người đàn ông cho biết, trên lối đi chính của hội chợ, một số khách trông giống người Nga, nhưng đến 98% vẫn là người Trung Quốc. Đến 4:00 chiều là thời điểm đông nhất thì mới thấy có vài người Ấn Độ, còn lại phần lớn là người da đen đi dép lê, “người da đen ở Quảng Châu đa phần là người Trung Quốc rồi”.
Một số nhà xuất khẩu tham gia hội chợ chia sẻ, cùng với việc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang, thị trường xuất khẩu sang Mỹ đã “đóng băng”, các nhà nhập khẩu từ Âu – Mỹ ngày càng ít, còn khách hàng Mỹ thì “vắng mặt tập thể”. Một nhà triển lãm bày tỏ sự bất lực rằng, “vài khách hàng lớn đến từ Mỹ năm nay đều không đến”. Thực tế, từ năm 2018, các thương nhân Âu – Mỹ đã bắt đầu rút dần, và đến nay tình hình “thảm đến không dám nhìn”.
Hãng tin Reuters hôm 16/4 đưa tin, phần lớn các nhà xuất khẩu được phỏng vấn cho biết, các đơn hàng từ Mỹ đã bị trì hoãn hoặc hủy bỏ, trong khi đây là nguồn đơn hàng vô cùng quan trọng với các công ty xuất khẩu, điều này là một tín hiệu không tốt cho nền kinh tế Trung Quốc, vốn trong năm ngoái phụ thuộc lớn vào hàng trăm tỷ USD thặng dư thương mại.
Bà Candice Li, đại diện một doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế, cho biết kể từ khi Mỹ tăng thuế lên 145% đối với hàng hóa Trung Quốc, các đơn hàng từ Mỹ của công ty bà đã biến mất.
Bà Li chia sẻ rằng công ty bà không thể tìm được thị trường mới chỉ sau một đêm, và bà lo ngại công ty sẽ sớm phải cắt giảm giờ làm, thậm chí có thể buộc phải sa thải nhân viên.
Ông Lý, giám đốc thị trường của Comtech, một công ty chuyên xuất khẩu linh kiện điện tử, cũng thẳng thắn: “Đây là vấn đề sống còn, bởi 60% đến 70% hoạt động kinh doanh của chúng tôi là với khách hàng Mỹ.” Hàng hóa không thể xuất đi, tiền không thu được, tình hình vô cùng nghiêm trọng.
Ông Hoàng Khoa Tỷ (Huang Kebi), đại diện bán hàng của công ty Wellblue, chuyên sản xuất máy lọc nước và bồn cầu thông minh, cho biết hiện tại doanh số tại châu Âu có tăng, nhưng thị trường Mỹ thì đã “đóng băng”.
Ông Đỗ (Du), giám đốc kinh doanh của nhà sản xuất loa Zealot, nói rằng Skechers trước đó dự định đặt hàng 30.000 chiếc loa từ Zealot để phân phối tại các cửa hàng ở Mỹ, nhưng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế cao, đơn hàng này đã bị tạm dừng. Ông cho biết hiện công ty đang dựa vào các thị trường nước ngoài khác để duy trì hoạt động.
Mỹ từ lâu đã là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, với tổng giá trị xuất khẩu hàng năm vượt 400 tỷ USD. Đối với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, việc mất thị trường Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến “mạch sống” hoạt động của họ.
Nhiều nhà xuất khẩu cho biết, họ đang cân nhắc chuyển nhà máy sản xuất ra ngoài Trung Quốc hoặc chuyển thị trường tiêu thụ ra ngoài nước Mỹ.
Có cư dân mạng đặt câu hỏi: “Đợt một của hội chợ năm nay chủ yếu là anh em châu Á – Phi – Mỹ Latinh đến xem phải không?”
Có người đáp: “Đúng vậy, hôm nay công ty tôi tiếp khách chủ yếu là từ Trung Á và Trung Đông. Hầu như không gặp khách Âu – Mỹ, có thì cũng là khách Nam Mỹ”.
Lại có người nói: “Hầu như không thấy người Âu – Mỹ, Nhật, Hàn cũng không nhiều”, và rằng “đây là ngày ít người nhất trong vài năm trở lại đây”.
“Hội chợ toàn cầu” biến thành “hội đuổi khách”?
Theo tin từ “Nhật báo Đường Nhân”, Hội chợ Canton Fair năm 2025 diễn ra từ ngày 15/4 đến ngày 5/5 tại Quảng Châu. Là một trong những cửa ngõ quan trọng trong thương mại đối ngoại của Trung Quốc, hội chợ này từ lâu đã thu hút đông đảo nhà mua hàng và doanh nghiệp tham gia từ cả trong và ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên gần đây trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, một số cư dân mạng đã phàn nàn rằng quy định vào hội chợ năm nay trở nên “khó khăn hơn”, làm dấy lên nhiều tranh cãi.
Theo phản ánh của không ít người tham gia, năm nay hội chợ đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế rõ rệt đối với khách mua hàng nước ngoài. Không những phải nộp thêm nhiều loại tài liệu từ trước, họ còn phải trải qua quy trình kiểm duyệt danh tính phức tạp mới được cấp thẻ vào cửa. Có cư dân mạng ví von: “Quy trình này chẳng khác gì xin visa”. Đồng thời, các doanh nghiệp Trung Quốc muốn tham gia hội chợ cũng phải nộp hồ sơ thể hiện dòng tiền đóng bảo hiểm xã hội của nhân viên làm bằng chứng tư cách, nếu không sẽ bị từ chối tham gia.
Loạt quy định mới này đã gây ra sự bất mãn từ một bộ phận giới trong ngành. Một số doanh nghiệp lo ngại rằng các chính sách như vậy có thể sẽ loại bỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với những người làm việc linh hoạt, ra khỏi cuộc chơi, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả thương mại thực tế.
Một cư dân mạng bày tỏ thẳng thắn: “Chẳng phải thế này là đang đuổi khách sao? Hội chợ Canton vốn là để làm ngoại thương, mà giờ lại làm khó người nước ngoài hơn hẳn so với các năm trước.”
Cư dân mạng: Hội chợ Canton “lôi kéo người để tạo lưu lượng”, chính quyền trợ cấp cho người tham dự
Theo Nam Phương Đô Thị Báo, ngày 15/4, Hội chợ Canton lần thứ 137 chính thức khai mạc. Quy mô triển lãm năm nay vẫn giữ mức 1,55 triệu mét vuông, chia thành 55 khu triển lãm với tổng số khoảng 74.000 gian hàng. Số lượng doanh nghiệp tham gia lần đầu tiên vượt mốc 30.000, tăng gần 900 doanh nghiệp so với kỳ trước.
Theo thông báo từ Trung tâm Ngoại thương Trung Quốc, tính đến ngày 13/4, đã có hơn 200.000 khách mua hàng nước ngoài từ 215 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký trước. Trong số 255 doanh nghiệp thương mại lớn xác nhận tham dự có các tên tuổi như Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Metro (Đức)… Trong đó, 97 doanh nghiệp đến từ châu Á, 71 đến từ châu Âu và 52 đến từ Bắc Mỹ.
Tuy nhiên trên nền tảng X, một người dùng có tên “Emma jun” tiết lộ: “Nói thẳng ra là, hội chợ Canton đang kéo người đến để tạo lưu lượng. Các doanh nghiệp được yêu cầu cử người tham dự, mỗi người mỗi ngày đều được nhận trợ cấp. Kiểu như do Ủy ban Cải cách và Phát triển tỉnh (hay một cơ quan nào đó) chi trả khoản trợ cấp này, chuyển cho doanh nghiệp, rồi doanh nghiệp mới chuyển cho cá nhân, cũng có khả năng doanh nghiệp không trả cho cá nhân. Kết quả là hội chợ trông đông người, có thể quay video quảng bá đẹp mắt, doanh nghiệp thì nhận trợ cấp, coi như có lãi, nhân viên thì được ‘du lịch’ miễn phí đến hội chợ. Ai cũng vui vẻ. Vậy thì… ai là người chịu thiệt nhất?!”
Một người dùng khác tên “Hakekky3.0” chia sẻ: “Hội chợ Canton là một lát cắt nhỏ của xã hội Trung Quốc. Các doanh nghiệp nhà nước lớn giữ hàng chục, thậm chí hàng trăm gian hàng mà không dùng hết, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những đơn vị thực sự muốn mở rộng thị trường quốc tế, thì không thể đăng ký được gian hàng, đành phải đi mua lại của người khác. Tôi từng trải qua rồi… Không bằng đi tham gia các hội chợ chuyên ngành khác. Không đi hội chợ Canton cũng chẳng sao.”
Hội chợ Canton lần này kéo dài từ ngày 15/4 đến ngày 5/5. Dưới sức ép kép từ hàng rào thuế quan gia tăng toàn cầu và sự bất ổn thị trường ngày càng nghiêm trọng, tổng giá trị giao dịch của hội chợ hiện vẫn là một ẩn số.
Vào ngày 15/4 theo giờ địa phương, trang web của Nhà Trắng Mỹ đã công bố một bản “Tóm tắt thực tế” liên quan đến Điều khoản 232, trong đó nêu rõ “Trung Quốc hiện đang đối mặt với mức thuế lên tới 245% đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ”.
Nhà Trắng cũng nhấn mạnh rằng hiện đã có hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ về các thỏa thuận thương mại mới. Do các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra, mức thuế cao đối với các quốc gia này tạm thời chưa được áp dụng, tuy nhiên Trung Quốc là ngoại lệ. Do các hành động trả đũa của chính quyền Trung Quốc, hàng xuất khẩu sang Mỹ từ Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với mức thuế lên tới 245%.

Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Canton Fair) năm 2025 được tổ chức tại Quảng Châu vào ngày 15 tháng 4. (Nguồn ảnh: CCTV News)
Hội chợ Canton vắng tanh, khách hàng từ Âu – Mỹ đều không đến
Hội chợ Canton từ lâu đã được mệnh danh là “phong vũ biểu của ngoại thương Trung Quốc”, là một trong những hội chợ thương mại lớn nhất thế giới, tổ chức vào mùa xuân và mùa thu hàng năm tại Quảng Châu. Tuy nhiên, trước việc Mỹ áp thuế cao, không ít doanh nghiệp tham gia hội chợ cảm nhận rõ ràng triển vọng xuất khẩu đang xấu đi nhanh chóng. Ban tổ chức cho biết, năm nay khoảng 10% người mua nước ngoài đăng ký đến từ Mỹ và châu Âu; trong khi đó, tại hội chợ tháng 11 năm ngoái, con số này là khoảng 20%.
Kênh “Nhân Dân Báo” trên nền tảng “Ganjing World” đã đăng tải một video tin tức cho biết, việc chính quyền Trung Quốc đối đầu với Mỹ cuối cùng lại khiến người dân chịu thiệt. Hội chợ Canton ngày 15/4 của Trung Quốc đã “nguội lạnh”, khách hàng từ châu Âu và Mỹ không đến, quay lưng với hàng Trung Quốc. Trong ngày hôm đó, “10:30 mà không có lấy một người nước ngoài, toàn là người Trung Quốc”, đến khoảng 1:20 chiều, khu triển lãm 4.2 “yên ắng thấy rõ bằng mắt thường”.
Một người đàn ông cho biết, trên lối đi chính của hội chợ, một số khách trông giống người Nga, nhưng đến 98% vẫn là người Trung Quốc. Đến 4:00 chiều là thời điểm đông nhất thì mới thấy có vài người Ấn Độ, còn lại phần lớn là người da đen đi dép lê, “người da đen ở Quảng Châu đa phần là người Trung Quốc rồi”.
Một số nhà xuất khẩu tham gia hội chợ chia sẻ, cùng với việc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang, thị trường xuất khẩu sang Mỹ đã “đóng băng”, các nhà nhập khẩu từ Âu – Mỹ ngày càng ít, còn khách hàng Mỹ thì “vắng mặt tập thể”. Một nhà triển lãm bày tỏ sự bất lực rằng, “vài khách hàng lớn đến từ Mỹ năm nay đều không đến”. Thực tế, từ năm 2018, các thương nhân Âu – Mỹ đã bắt đầu rút dần, và đến nay tình hình “thảm đến không dám nhìn”.
Hãng tin Reuters hôm 16/4 đưa tin, phần lớn các nhà xuất khẩu được phỏng vấn cho biết, các đơn hàng từ Mỹ đã bị trì hoãn hoặc hủy bỏ, trong khi đây là nguồn đơn hàng vô cùng quan trọng với các công ty xuất khẩu, điều này là một tín hiệu không tốt cho nền kinh tế Trung Quốc, vốn trong năm ngoái phụ thuộc lớn vào hàng trăm tỷ USD thặng dư thương mại.
Bà Candice Li, đại diện một doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế, cho biết kể từ khi Mỹ tăng thuế lên 145% đối với hàng hóa Trung Quốc, các đơn hàng từ Mỹ của công ty bà đã biến mất.
Bà Li chia sẻ rằng công ty bà không thể tìm được thị trường mới chỉ sau một đêm, và bà lo ngại công ty sẽ sớm phải cắt giảm giờ làm, thậm chí có thể buộc phải sa thải nhân viên.
Ông Lý, giám đốc thị trường của Comtech, một công ty chuyên xuất khẩu linh kiện điện tử, cũng thẳng thắn: “Đây là vấn đề sống còn, bởi 60% đến 70% hoạt động kinh doanh của chúng tôi là với khách hàng Mỹ.” Hàng hóa không thể xuất đi, tiền không thu được, tình hình vô cùng nghiêm trọng.
Ông Hoàng Khoa Tỷ (Huang Kebi), đại diện bán hàng của công ty Wellblue, chuyên sản xuất máy lọc nước và bồn cầu thông minh, cho biết hiện tại doanh số tại châu Âu có tăng, nhưng thị trường Mỹ thì đã “đóng băng”.
Ông Đỗ (Du), giám đốc kinh doanh của nhà sản xuất loa Zealot, nói rằng Skechers trước đó dự định đặt hàng 30.000 chiếc loa từ Zealot để phân phối tại các cửa hàng ở Mỹ, nhưng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế cao, đơn hàng này đã bị tạm dừng. Ông cho biết hiện công ty đang dựa vào các thị trường nước ngoài khác để duy trì hoạt động.
Mỹ từ lâu đã là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, với tổng giá trị xuất khẩu hàng năm vượt 400 tỷ USD. Đối với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, việc mất thị trường Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến “mạch sống” hoạt động của họ.
Nhiều nhà xuất khẩu cho biết, họ đang cân nhắc chuyển nhà máy sản xuất ra ngoài Trung Quốc hoặc chuyển thị trường tiêu thụ ra ngoài nước Mỹ.
Có cư dân mạng đặt câu hỏi: “Đợt một của hội chợ năm nay chủ yếu là anh em châu Á – Phi – Mỹ Latinh đến xem phải không?”
Có người đáp: “Đúng vậy, hôm nay công ty tôi tiếp khách chủ yếu là từ Trung Á và Trung Đông. Hầu như không gặp khách Âu – Mỹ, có thì cũng là khách Nam Mỹ”.
Lại có người nói: “Hầu như không thấy người Âu – Mỹ, Nhật, Hàn cũng không nhiều”, và rằng “đây là ngày ít người nhất trong vài năm trở lại đây”.
“Hội chợ toàn cầu” biến thành “hội đuổi khách”?
Theo tin từ “Nhật báo Đường Nhân”, Hội chợ Canton Fair năm 2025 diễn ra từ ngày 15/4 đến ngày 5/5 tại Quảng Châu. Là một trong những cửa ngõ quan trọng trong thương mại đối ngoại của Trung Quốc, hội chợ này từ lâu đã thu hút đông đảo nhà mua hàng và doanh nghiệp tham gia từ cả trong và ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên gần đây trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, một số cư dân mạng đã phàn nàn rằng quy định vào hội chợ năm nay trở nên “khó khăn hơn”, làm dấy lên nhiều tranh cãi.
Theo phản ánh của không ít người tham gia, năm nay hội chợ đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế rõ rệt đối với khách mua hàng nước ngoài. Không những phải nộp thêm nhiều loại tài liệu từ trước, họ còn phải trải qua quy trình kiểm duyệt danh tính phức tạp mới được cấp thẻ vào cửa. Có cư dân mạng ví von: “Quy trình này chẳng khác gì xin visa”. Đồng thời, các doanh nghiệp Trung Quốc muốn tham gia hội chợ cũng phải nộp hồ sơ thể hiện dòng tiền đóng bảo hiểm xã hội của nhân viên làm bằng chứng tư cách, nếu không sẽ bị từ chối tham gia.
Loạt quy định mới này đã gây ra sự bất mãn từ một bộ phận giới trong ngành. Một số doanh nghiệp lo ngại rằng các chính sách như vậy có thể sẽ loại bỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với những người làm việc linh hoạt, ra khỏi cuộc chơi, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả thương mại thực tế.
Một cư dân mạng bày tỏ thẳng thắn: “Chẳng phải thế này là đang đuổi khách sao? Hội chợ Canton vốn là để làm ngoại thương, mà giờ lại làm khó người nước ngoài hơn hẳn so với các năm trước.”
Cư dân mạng: Hội chợ Canton “lôi kéo người để tạo lưu lượng”, chính quyền trợ cấp cho người tham dự
Theo Nam Phương Đô Thị Báo, ngày 15/4, Hội chợ Canton lần thứ 137 chính thức khai mạc. Quy mô triển lãm năm nay vẫn giữ mức 1,55 triệu mét vuông, chia thành 55 khu triển lãm với tổng số khoảng 74.000 gian hàng. Số lượng doanh nghiệp tham gia lần đầu tiên vượt mốc 30.000, tăng gần 900 doanh nghiệp so với kỳ trước.
Theo thông báo từ Trung tâm Ngoại thương Trung Quốc, tính đến ngày 13/4, đã có hơn 200.000 khách mua hàng nước ngoài từ 215 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký trước. Trong số 255 doanh nghiệp thương mại lớn xác nhận tham dự có các tên tuổi như Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Metro (Đức)… Trong đó, 97 doanh nghiệp đến từ châu Á, 71 đến từ châu Âu và 52 đến từ Bắc Mỹ.
Tuy nhiên trên nền tảng X, một người dùng có tên “Emma jun” tiết lộ: “Nói thẳng ra là, hội chợ Canton đang kéo người đến để tạo lưu lượng. Các doanh nghiệp được yêu cầu cử người tham dự, mỗi người mỗi ngày đều được nhận trợ cấp. Kiểu như do Ủy ban Cải cách và Phát triển tỉnh (hay một cơ quan nào đó) chi trả khoản trợ cấp này, chuyển cho doanh nghiệp, rồi doanh nghiệp mới chuyển cho cá nhân, cũng có khả năng doanh nghiệp không trả cho cá nhân. Kết quả là hội chợ trông đông người, có thể quay video quảng bá đẹp mắt, doanh nghiệp thì nhận trợ cấp, coi như có lãi, nhân viên thì được ‘du lịch’ miễn phí đến hội chợ. Ai cũng vui vẻ. Vậy thì… ai là người chịu thiệt nhất?!”
Một người dùng khác tên “Hakekky3.0” chia sẻ: “Hội chợ Canton là một lát cắt nhỏ của xã hội Trung Quốc. Các doanh nghiệp nhà nước lớn giữ hàng chục, thậm chí hàng trăm gian hàng mà không dùng hết, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những đơn vị thực sự muốn mở rộng thị trường quốc tế, thì không thể đăng ký được gian hàng, đành phải đi mua lại của người khác. Tôi từng trải qua rồi… Không bằng đi tham gia các hội chợ chuyên ngành khác. Không đi hội chợ Canton cũng chẳng sao.”
Hội chợ Canton lần này kéo dài từ ngày 15/4 đến ngày 5/5. Dưới sức ép kép từ hàng rào thuế quan gia tăng toàn cầu và sự bất ổn thị trường ngày càng nghiêm trọng, tổng giá trị giao dịch của hội chợ hiện vẫn là một ẩn số.
Vào ngày 15/4 theo giờ địa phương, trang web của Nhà Trắng Mỹ đã công bố một bản “Tóm tắt thực tế” liên quan đến Điều khoản 232, trong đó nêu rõ “Trung Quốc hiện đang đối mặt với mức thuế lên tới 245% đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ”.
Nhà Trắng cũng nhấn mạnh rằng hiện đã có hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ về các thỏa thuận thương mại mới. Do các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra, mức thuế cao đối với các quốc gia này tạm thời chưa được áp dụng, tuy nhiên Trung Quốc là ngoại lệ. Do các hành động trả đũa của chính quyền Trung Quốc, hàng xuất khẩu sang Mỹ từ Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với mức thuế lên tới 245%.