Hơn 2.700ha lúa tại nhiều địa phương ở Nghệ An bị lép hạt, nông dân lo không có gạo ăn

VIP0005

Đàn iem Duy Mạnh
Vụ xuân 2024-2025, nhiều địa phương ở Nghệ An thiệt hại nặng nề khi hàng nghìn hecta lúa trổ không thoát, bông bị thoái hóa, lép hạt nghiêm trọng, khiến nông dân lo nguy cơ thiếu lương thực.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An, đến cuối tháng 5, toàn tỉnh có hơn 2.700ha lúa xuân bị lép hạt với tỷ lệ phổ biến 40-60%, nhiều nơi lên tới trên 70%, không thể thu hoạch.

Các địa phương chịu thiệt hại nặng nề gồm huyện Diễn Châu (1.858ha), thị xã Thái Hòa (305ha), Anh Sơn (193ha), Yên Thành (150ha). Các giống lúa bị ảnh hưởng nhiều nhất là Hà Xuyên, Dương Ưu 725, An Nông 1424, HYT 100, AYT 77, VT 404.

Hơn 2.700ha lúa lép hạt, nông dân lo không có gạo ăn - 1

Hàng ngàn ha lúa đông xuân tại Nghệ An bị lép hạt, nông dân lo không có gạo ăn (Ảnh: Quang Dũng).

Tại huyện Diễn Châu, nơi có diện tích thiệt hại lớn nhất, nhiều cánh đồng trơ gốc, bông trắng không hạt. Nông dân phải thu hoạch non, cắt lúa về làm thức ăn cho gia súc.

Bà Nguyễn Thị Xinh (72 tuổi, trú tại xóm 4, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu) chia sẻ:
"Gia đình tôi gieo 3,5 sào giống Hà Xuyên. Dù làm đúng lịch thời vụ, chăm sóc kỹ lưỡng nhưng lúa không kết hạt, mất trắng. Sắp tới chưa biết lấy gạo đâu mà ăn".

Gia đình bà Cao Thị Hòa (65 tuổi, trú cùng địa phương) cũng rơi vào cảnh tương tự khi gieo 5 sào giống Hà Xuyên nhưng gần như không thu được gì.

Hơn 2.700ha lúa lép hạt, nông dân lo không có gạo ăn - 2

Bà Nguyễn Thị Xinh mất trắng 3,5 sào lúa (Ảnh: Quang Dũng).

Ông Đàm Xuân Chính, Chủ tịch UBND xã Diễn Nguyên, cho biết, địa phương có hơn 20ha lúa bị lép hạt, phần lớn là giống Hà Xuyên do nông dân tự mua qua tiểu thương bên ngoài, không thuộc cơ cấu giống khuyến cáo. Chính quyền địa phương đang phối hợp với các ngành chức năng thống kê thiệt hại và làm rõ nguyên nhân.

Theo Bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An: "Hiện có 28 giống ngoài cơ cấu được người dân gieo thử trên khoảng 6.000ha, bên cạnh 74 giống sản xuất đại trà trong cơ cấu khuyến cáo. Chúng tôi đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra, xác định nguyên nhân và làm việc với các công ty cung ứng giống".

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do điều kiện thời tiết bất lợi trong giai đoạn phân hóa đòng và trổ bông, rơi vào đợt rét muộn trước 15/4, trời âm u kéo dài, độ ẩm cao, chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm khiến quá trình trổ không đều, dẫn đến thoái hóa đầu bông.

Ngoài ra, một số diện tích xuống giống quá sớm hoặc dùng giống không phù hợp với điều kiện khí hậu cũng góp phần gây thiệt hại.

Hơn 2.700ha lúa lép hạt, nông dân lo không có gạo ăn - 3

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo, đối với diện tích lép hạt, bà con nên cắt bỏ làm thức ăn gia súc và chuẩn bị cho vụ hè thu (Ảnh: Quang Dũng).

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo, với diện tích lép hạt trên 70%, bà con nên cắt bỏ để tận dụng làm thức ăn gia súc và chuẩn bị cho vụ hè thu. Những diện tích bị ảnh hưởng nhẹ cần tiếp tục chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để tận thu năng suất còn lại.

Ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương khẩn trương thống kê thiệt hại, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống phù hợp, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng giống cho vụ sau.

"Đây là bài học lớn cho cả người dân và đơn vị cung ứng giống. Sắp tới, tất cả giống đưa vào sản xuất phải có hợp đồng, cam kết rõ ràng. Việc chọn giống cũng cần căn cứ sát hơn vào đặc điểm khí hậu từng vùng trong điều kiện thời tiết ngày càng bất thường", bà Võ Thị Nhung nhấn mạnh.
 
Ông Đàm Xuân Chính, Chủ tịch UBND xã Diễn Nguyên, cho biết, địa phương có hơn 20ha lúa bị lép hạt, phần lớn là giống Hà Xuyên do nông dân tự mua qua tiểu thương bên ngoài, không thuộc cơ cấu giống khuyến cáo. Chính quyền địa phương đang phối hợp với các ngành chức năng thống kê thiệt hại và làm rõ nguyên nhân.

Theo Bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An: "Hiện có 28 giống ngoài cơ cấu được người dân gieo thử trên khoảng 6.000ha, bên cạnh 74 giống sản xuất đại trà trong cơ cấu khuyến cáo. Chúng tôi đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra, xác định nguyên nhân và làm việc với các công ty cung ứng giống".

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do điều kiện thời tiết bất lợi trong giai đoạn phân hóa đòng và trổ bông, rơi vào đợt rét muộn trước 15/4, trời âm u kéo dài, độ ẩm cao, chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm khiến quá trình trổ không đều, dẫn đến thoái hóa đầu bông.
:)) :)) =)) Cán Bộ bảo là do bọn nông dân ngu gieo trồng giống lúa của nước lạ !!!,,,,,,,,,,,,....................................
 
Không có gạo ăn thì ăn cá gỗ , lo đéo gì , chỉ cần có cá gỗ là dân xứ Bọ trường tồn ! Tau thấy dân cá gỗ đoàn kết đùm bọc nhau , thôi thiếu gạo thì mỗi nhà xứ nghệ nhịn ăn mấy bữa mà giúp đồng hương ! 37 cá gỗ mãi đỉnh mãi đỉnh mãi đỉnh
 

Có thể bạn quan tâm

Top