Don Jong Un
Lỗ đýt gợi cảm


Photo : YONHAP News
Nhóm nghiên cứu giáo dục về ứng phó với thảm họa sức khỏe thuộc Trường cao học Y tế cộng đồng, Đại học quốc gia Seoul ngày 7/5 công bố kết quả khảo sát về sức khỏe tinh thần, ủy thác cho công ty khảo sát KStat Research tiến hành với 1.500 nam, nữ trên 18 tuổi toàn quốc từ ngày 15-21/4 vừa qua.
Trong câu hỏi về mức độ sức khỏe tinh thần tổng thể của các thành viên trong xã hội, 48,1% người đánh giá "không tốt", 40,5% trả lời "bình thường", và chỉ 11,4% đánh giá "tốt".
Xét trên thang điểm 5, điểm số sức khỏe tinh thần bình quân của các thành viên trong xã hội chỉ đạt 2,59 điểm, chưa đạt ngưỡng "bình thường" là 3 điểm.
Những người trả lời "không tốt" chủ yếu cho rằng nguyên nhân là do "bầu không khí xã hội thiên về cạnh tranh và thành tích" (37%), tiếp theo là "bầu không khí xã hội coi cái nhìn và đánh giá của người khác và tập thể là tiêu chuẩn" (22,3%).
54,9% trả lời từng rơi vào trạng thái "phẫn uất kéo dài" (từ 1,6 điểm trở lên). Trong đó có 12,8% từng trải qua trạng thái "phẫn uất nghiêm trọng" (2,5 điểm trở lên). Tỷ lệ này đạt 17,4% ở nhóm 30 tuổi, 9,5% ở nhóm trên 60 tuổi, 21,1% ở nhóm có thu nhập tháng dưới 2 triệu won (1.432 USD) và chỉ 5,4% ở nhóm thu nhập tháng trên 10 triệu won (7.160 USD).
69,5% người tham gia khảo sát không đồng ý rằng "thế giới này về cơ bản là công bằng". Tuy nhiên, trong câu hỏi khảo sát về sự công bằng trên phương diện cá nhân, 58% trả lời "bản thân được đối xử công bằng".
Theo nhóm nghiên cứu, mức độ phẫn uất có mối liên quan tới niềm tin vào sự công bằng. Niềm tin càng lớn thì điểm số này sẽ càng thấp.
47,1% số người được hỏi trả lời từng bị căng thẳng nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe trong vòng một năm gần đây. Tỷ lệ này cao nhất ở nhóm tuổi 40 với 55,4%. Tỷ lệ bị căng thẳng có xu hướng giảm khi thu nhập tăng. Các nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng này là sự thay đổi sức khỏe của bản thân hoặc gia đình (42,5%) và thay đổi mức sống kinh tế (39,5%).
27,3% người tham gia cho biết đã từng trải qua khủng hoảng sức khỏe tinh thần nghiêm trọng đến mức khó có thể đảm đương vai trò hoặc trách nhiệm thường ngày trong vòng một năm qua. Trong số này, 51,3% từng nghĩ đến việc tự tử, và 13,0% thừa nhận đã từng cố gắng tự tử.
Tuy nhiên, 60,6% số người từng trải qua khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng cho biết họ không tìm kiếm sự giúp đỡ, chủ yếu vì sợ ánh nhìn của người khác hoặc sợ bị kỳ thị.
Khi được hỏi về cách đối phó với căng thẳng, 39,2% chọn cách “chia sẻ và tìm sự giúp đỡ từ gia đình hoặc bạn bè”, trong khi 38,1% trả lời “tự chịu đựng và không làm gì”. Chỉ có 15,2% tìm đến chuyên gia để được hỗ trợ.
Về mức độ hài lòng với cuộc sống nói chung, 34,3% trả lời "hài lòng", 25,6% "không hài lòng", 40,1% đánh giá "bình thường".
Giáo sư Yoo Myung-soon, người phụ trách cuộc khảo sát, phân tích việc duy trì sự an toàn và ổn định xã hội ở mức cao, cũng như củng cố niềm tin xã hội là con đường để bảo vệ sức khỏe tinh thần của mỗi cá nhân và cả tập thể. Chính phủ Hàn Quốc cần nỗ lực không chỉ về mặt y tế mà cả trên phương diện xã hội để nâng cao sức khỏe tinh thần cho toàn thể người dân.