Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Hợp long cầu qua cửa biển Thuận An
(CTTĐT) - Ngày 30/4, dự án tuyến đường bộ ven biển qua thành phố Huế và cầu qua cửa Thuận An đã chính thức hợp long phần cầu Thuận An – công trình giao thông trọng điểm có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển hạ tầng và du lịch của thành phố Huế. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Phương; UVTV Thành ủy, Bí thư Quận Thuận Hóa Phan Thiên Định; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Hải Minh.
Sáng 30/4 - đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - TP Huế tổ chức lễ hợp long cầu Thuận An, cây cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung, nối liền đôi bờ Hải Dương - Thuận An (nay là phường Thuận An, quận Thuận Hóa, TP Huế).
Cầu vượt cửa biển Thuận An hợp long là mốc kỹ thuật quan trọng, đánh dấu giai đoạn thi công nước rút để hoàn thành tuyến đường bộ ven biểnquốc gia đoạn qua TP Huế.
Cầu Thuận An dài 2,36km, thuộc dự án tuyến đường bộ ven biển TP Huế, với tổng mức đầu tưgiai đoạn hoàn thiện là 3.496 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 có giá trị đầu tư 2.400 tỷ đồng, gồm cầu vượt và đường dẫn hai đầu có tổng chiều dài 7,785km.
Công trình khởi công từ tháng 3/2022, do Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông TP Huế làm chủ đầu tư; liên danh Tân Nam - Đạt Phương - 479 Hòa Bình đảm trách thi công.
Điểm đáng chú ý, cầu vượt cửa biển Thuận An sử dụng kết cấu dầm cáp hỗn hợp Extradosedhiện đại, nhịp chính dài 218m, quy mô kỹ thuật cấp đặc biệt.
Dự án gồm 3 đoạn tuyến và 1 cầu lớn vượt cửa biển, tổng chiều dài khoảng 21,8km; trong đó, đoạn đầu dài 7,785km nối từ cầu Tam Giang đến trung tâm phường Thuận An.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về địa hình, thời tiết và công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công công trình vẫn được đảm bảo nhờ sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo TP Huế và quyết tâm cao của các đơn vị thực hiện dự án.
Theo lãnh đạo UBND TP Huế, tuyến đường ven biển, trong đó cầu Thuận An, là điểm nhấn có ý nghĩa chiến lược trong kết nối liên vùng Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng, thúc đẩy hình thành các khu đô thị, dịch vụ, nghỉ dưỡng ven biển; đồng thời củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế biển...
Với tiến độ thực hiện như hiện nay, dự kiến cầu vượt cửa biển Thuận An sẽ thông xe kỹ thuậtvào dịp lễ Quốc khánh 2/9 tới, sau đó hoàn thành toàn tuyến vào cuối năm 2025.
Công trình được người dân Cố đô kỳ vọng là biểu tượng mới về khát vọng “vươn ra biển lớn”, trong chiến lược phát triển Huế trở thành đô thị di sản, sinh thái, thông minh và hội nhập.
Cầu qua cửa Thuận An được xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép (BTCT) và bê tông cốt thép dự ứng lực (BTCT DƯL), có tổng chiều dài 2,36km, bề rộng cầu 20m, riêng tại các nhịp chính bề rộng lên đến 23,5m. Đặc biệt, cầu sử dụng kết cấu dầm - cáp hỗn hợp (Extradosed) cho các nhịp chính, với nhịp lớn nhất dài 218m. Đây là dạng kết cấu lai giữa cầu bê tông cốt thép dự ứng lực ngoài và cầu dây xiên, phù hợp cho các nhịp cầu trung bình từ 100m đến 250m, mang lại hiệu quả cao về kỹ thuật và kinh tế. Cầu dầm - cáp hỗn hợp (Extradosed) tận dụng cả độ cứng của dầm và sức chịu lực của cáp, với các dây cáp được đưa lên khỏi mặt cầu, liên kết với trụ tháp thấp, đóng vai trò như cáp dự ứng lực ngoài nhưng có độ lệch tâm lớn hơn.
Dự án tuyến đường bộ ven biển Huế có tổng chiều dài khoảng 21,8km. Trong giai đoạn 1, dự án triển khai xây dựng đoạn tuyến dài 7,785km, bao gồm cầu Thuận An, với tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương.
Theo kế hoạch, cầu Thuận An sẽ thông xe kỹ thuật vào ngày 2/9/2025 và hoàn thành toàn bộ gói thầu vào cuối năm 2025, nếu tiến độ bàn giao mặt bằng được đảm bảo.
Sau khi hoàn thành, tuyến đường bộ ven biển sẽ kết nối thông suốt với hệ thống đường bộ ven biển quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hình thành tuyến du lịch ven biển đi dọc bờ biển thành phố Huế, với tuyến đường được thiết kế đi gần bờ biển (không quá 1km, cục bộ không quá 2km). Qua đó tạo điều kiện phát triển các đô thị ven biển, nâng cao đời sống nhân dân tại các xã ven biển và toàn tỉnh.
Tăng cường kết nối vùng, thuận lợi cho vận tải Bắc - Nam, tăng tính liên kết với các cảng biển, khu kinh tế và khu công nghiệp trọng điểm ven biển miền Trung. Nâng cao năng lực phòng tránh thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ tài sản và tính mạng người dân trong mùa mưa bão.
Đồng thời hình thành quỹ đất ven biển khoảng 1.500ha để phát triển đô thị, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tập đoàn lớn triển khai các dự án hạ tầng du lịch, dịch vụ, resort, du lịch nghỉ dưỡng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác tại thành phố Huế.
(CTTĐT) - Ngày 30/4, dự án tuyến đường bộ ven biển qua thành phố Huế và cầu qua cửa Thuận An đã chính thức hợp long phần cầu Thuận An – công trình giao thông trọng điểm có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển hạ tầng và du lịch của thành phố Huế. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Phương; UVTV Thành ủy, Bí thư Quận Thuận Hóa Phan Thiên Định; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Hải Minh.




Sáng 30/4 - đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - TP Huế tổ chức lễ hợp long cầu Thuận An, cây cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung, nối liền đôi bờ Hải Dương - Thuận An (nay là phường Thuận An, quận Thuận Hóa, TP Huế).

Cầu vượt cửa biển Thuận An hợp long là mốc kỹ thuật quan trọng, đánh dấu giai đoạn thi công nước rút để hoàn thành tuyến đường bộ ven biểnquốc gia đoạn qua TP Huế.

Cầu Thuận An dài 2,36km, thuộc dự án tuyến đường bộ ven biển TP Huế, với tổng mức đầu tưgiai đoạn hoàn thiện là 3.496 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 có giá trị đầu tư 2.400 tỷ đồng, gồm cầu vượt và đường dẫn hai đầu có tổng chiều dài 7,785km.

Công trình khởi công từ tháng 3/2022, do Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông TP Huế làm chủ đầu tư; liên danh Tân Nam - Đạt Phương - 479 Hòa Bình đảm trách thi công.




Điểm đáng chú ý, cầu vượt cửa biển Thuận An sử dụng kết cấu dầm cáp hỗn hợp Extradosedhiện đại, nhịp chính dài 218m, quy mô kỹ thuật cấp đặc biệt.

Dự án gồm 3 đoạn tuyến và 1 cầu lớn vượt cửa biển, tổng chiều dài khoảng 21,8km; trong đó, đoạn đầu dài 7,785km nối từ cầu Tam Giang đến trung tâm phường Thuận An.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn về địa hình, thời tiết và công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công công trình vẫn được đảm bảo nhờ sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo TP Huế và quyết tâm cao của các đơn vị thực hiện dự án.

Theo lãnh đạo UBND TP Huế, tuyến đường ven biển, trong đó cầu Thuận An, là điểm nhấn có ý nghĩa chiến lược trong kết nối liên vùng Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng, thúc đẩy hình thành các khu đô thị, dịch vụ, nghỉ dưỡng ven biển; đồng thời củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế biển...

Với tiến độ thực hiện như hiện nay, dự kiến cầu vượt cửa biển Thuận An sẽ thông xe kỹ thuậtvào dịp lễ Quốc khánh 2/9 tới, sau đó hoàn thành toàn tuyến vào cuối năm 2025.

Công trình được người dân Cố đô kỳ vọng là biểu tượng mới về khát vọng “vươn ra biển lớn”, trong chiến lược phát triển Huế trở thành đô thị di sản, sinh thái, thông minh và hội nhập.
Cầu qua cửa Thuận An được xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép (BTCT) và bê tông cốt thép dự ứng lực (BTCT DƯL), có tổng chiều dài 2,36km, bề rộng cầu 20m, riêng tại các nhịp chính bề rộng lên đến 23,5m. Đặc biệt, cầu sử dụng kết cấu dầm - cáp hỗn hợp (Extradosed) cho các nhịp chính, với nhịp lớn nhất dài 218m. Đây là dạng kết cấu lai giữa cầu bê tông cốt thép dự ứng lực ngoài và cầu dây xiên, phù hợp cho các nhịp cầu trung bình từ 100m đến 250m, mang lại hiệu quả cao về kỹ thuật và kinh tế. Cầu dầm - cáp hỗn hợp (Extradosed) tận dụng cả độ cứng của dầm và sức chịu lực của cáp, với các dây cáp được đưa lên khỏi mặt cầu, liên kết với trụ tháp thấp, đóng vai trò như cáp dự ứng lực ngoài nhưng có độ lệch tâm lớn hơn.
Dự án tuyến đường bộ ven biển Huế có tổng chiều dài khoảng 21,8km. Trong giai đoạn 1, dự án triển khai xây dựng đoạn tuyến dài 7,785km, bao gồm cầu Thuận An, với tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương.
Theo kế hoạch, cầu Thuận An sẽ thông xe kỹ thuật vào ngày 2/9/2025 và hoàn thành toàn bộ gói thầu vào cuối năm 2025, nếu tiến độ bàn giao mặt bằng được đảm bảo.
Sau khi hoàn thành, tuyến đường bộ ven biển sẽ kết nối thông suốt với hệ thống đường bộ ven biển quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hình thành tuyến du lịch ven biển đi dọc bờ biển thành phố Huế, với tuyến đường được thiết kế đi gần bờ biển (không quá 1km, cục bộ không quá 2km). Qua đó tạo điều kiện phát triển các đô thị ven biển, nâng cao đời sống nhân dân tại các xã ven biển và toàn tỉnh.
Tăng cường kết nối vùng, thuận lợi cho vận tải Bắc - Nam, tăng tính liên kết với các cảng biển, khu kinh tế và khu công nghiệp trọng điểm ven biển miền Trung. Nâng cao năng lực phòng tránh thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ tài sản và tính mạng người dân trong mùa mưa bão.
Đồng thời hình thành quỹ đất ven biển khoảng 1.500ha để phát triển đô thị, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tập đoàn lớn triển khai các dự án hạ tầng du lịch, dịch vụ, resort, du lịch nghỉ dưỡng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác tại thành phố Huế.