Joker206vn
Chúa tể đa cấp
(NLĐO) - Phê bình, phản biện là điều cần thiết nhưng lấy cái chết của một người làm trò tiêu khiển, đó không còn là tranh luận mà là thiếu nhân tính.
Ngày 13-5, mạng xã hội dậy sóng trước những biểu tượng "Haha" vô cảm dưới tin buồn về sự ra đi của PGS.TS Bùi Hiền, nhà giáo, nhà nghiên cứu từng gây tranh cãi với đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ.
Cụ thể, khi tin ông qua đời ở tuổi 90 được công bố, nhiều người bàng hoàng. Nhưng điều khiến người ta đau lòng hơn là một bộ phận người dùng mạng xã hội đã dùng biểu tượng "Haha" viết những lời giễu cợt dưới các bài đưa tin như là một "dịp" để trút bỏ những hằn học trước đó.
Một bài viết trên mạng xã hội lên tiếng trước thái độ vô cảm của một bộ phận người dùng mạng xã hội
Nhiều nhà nghiên cứu, nhà báo, người dùng mạng xã hội cho rằng dù có thể không đồng tình với đề xuất cải tiến chữ viết của ông nhưng việc cười cợt sau khi ông mất là hành động phi đạo đức và làm tổn thương đến văn hóa phản biện lành mạnh.
Không ít người nhắc lại đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền, dù thế nào vẫn là sản phẩm của sự lao động khoa học nghiêm túc.
"Không đồng tình với ý tưởng của ông là quyền của mỗi người. Phê bình, phản biện là điều cần thiết trong một xã hội tiến bộ. Nhưng lấy cái chết của một con người làm trò tiêu khiển, đó không còn là tranh luận mà là thiếu nhân tính" – tài khoản mạng xã hội Hà Nguyên bình luận.
Ngày 13-5, mạng xã hội dậy sóng trước những biểu tượng "Haha" vô cảm dưới tin buồn về sự ra đi của PGS.TS Bùi Hiền, nhà giáo, nhà nghiên cứu từng gây tranh cãi với đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ.
Cụ thể, khi tin ông qua đời ở tuổi 90 được công bố, nhiều người bàng hoàng. Nhưng điều khiến người ta đau lòng hơn là một bộ phận người dùng mạng xã hội đã dùng biểu tượng "Haha" viết những lời giễu cợt dưới các bài đưa tin như là một "dịp" để trút bỏ những hằn học trước đó.

Một bài viết trên mạng xã hội lên tiếng trước thái độ vô cảm của một bộ phận người dùng mạng xã hội
Nhiều nhà nghiên cứu, nhà báo, người dùng mạng xã hội cho rằng dù có thể không đồng tình với đề xuất cải tiến chữ viết của ông nhưng việc cười cợt sau khi ông mất là hành động phi đạo đức và làm tổn thương đến văn hóa phản biện lành mạnh.
Không ít người nhắc lại đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền, dù thế nào vẫn là sản phẩm của sự lao động khoa học nghiêm túc.
"Không đồng tình với ý tưởng của ông là quyền của mỗi người. Phê bình, phản biện là điều cần thiết trong một xã hội tiến bộ. Nhưng lấy cái chết của một con người làm trò tiêu khiển, đó không còn là tranh luận mà là thiếu nhân tính" – tài khoản mạng xã hội Hà Nguyên bình luận.