Kiến trúc Pháp tại HN đã bị tu sửa 1 cách quê mùa

Dễ nhận thấy rất nhiều công trình mang dấu ấn đậm nét của kiến trúc Pháp tại HN.
Đa số những công trình này đều có ngôn ngữ thiết kế và vẻ đẹp vượt thời gian. Nhưng khi ko còn trong tay người Pháp nữa thì cảm giác vẻ đẹp ấy trở nên quê mùa khác thường. Một vài công trình tiêu biểu như.

1-Phủ toàn quyền Đông Dương nay là Phủ chủ tịch.

Trong suốt thời kỳ Liên bang Đông Dương từ năm 1887-1954, người lãnh đạo cao nhất của Pháp ở Đông Dương là Toàn quyền Đông Dương. Ban đầu thủ đô của Liên bang Đông Dương ở Sài Gòn, đến năm 1902 chuyển ra Hà Nội, cùng năm đó công trình Dinh toàn quyền được xây dựng ở thủ đô mới, nơi ngày nay là Phủ chủ tịch.
Năm 1902, thủ đô của Liên bang Đông Dương chuyển ra Hà Nội, đây cũng là năm Dinh toàn quyền Đông Dương được xây dựng ở thủ đô mới. Đến năm 1906, Dinh toàn quyền mới được xây xong, từ đó các Toàn quyền Đông Dương chuyển ra sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Công trình Phủ Toàn quyền Đông Dương (tiếng Pháp: Palais du Gouvernement général de l’Indochine) do kiến trúc sư Charles Lichtenfelder thiết kế và được xây dựng trong những năm 1901-1906 với quy mô hoành tráng, uy nghiêm và quyền lực.

tn1.jpg


tn2.jpg

Phủ toàn quyền Đông Dương đầu thế kỷ 20

Việc xây dựng được Toàn quyền Paul Doumer khởi xướng khi ông nhậm chức năm 1897 và ra quyết định chuyển thù đô của liên bang Đông Dương từ Sài Gòn ra Hà Nội. Học giả William Logan cho rằng “việc tạo ra các dinh thự ở Hà Nội là một niềm đam mê quá mức của Doumer vì muốn xây dựng một thủ đô thuộc địa phản chiếu vinh quang của nước Pháp”. Tuy nhiên khi Dinh toàn quyền được xây xong năm 1906 thì Paul Doumer đã hết nhiệm kỳ và trở về Pháp được 4 năm.

Bảng tiêu chuẩn vật liệu xây dựng công trình do KTS Lichtenfelder lập để đấu thầu gồm những vật liệu tốt nhất. Gạch phải lấy từ nhà máy gạch Hà Nội và Đáp Cầu (Bắc Ninh). Đá xây móng lấy ở vùng Đông Triều (Quảng Ninh) và Kẻ Sở (Hà Nam). Cầu thang ngoài trời dùng đá hoa cương trắng Thanh Hóa. Đá mảnh nhỏ dùng để ghép là đá Biên Hòa. Cầu thang, cửa dùng gỗ lim, gụ Thanh Hóa, Nghệ An; gỗ lát sàn là lãnh sam (họ của gỗ thông) nhập khẩu từ Mỹ và Na Uy. Xi măng, sắt thép, kính, tôn… sản xuất ở Pháp. Lichtenfelder cũng đưa ra những yêu cầu rất khắt khe, chi tiết, như gỗ phải thẳng thớ, không có mắt, không có mấu, phải khô. Từng viên gạch phải nung đủ chín, vuông vắn. Xi măng chở từ Pháp sang phải đóng trong thùng kín.

Tòa nhà chính được khởi công tháng 5 năm 1903. Trong quá trình thi công, KTS Lichtenfelder mới thiết kế chi tiết nội thất các phòng và lập bảng tiêu chuẩn để đấu thầu. Phong cách trang trí của dinh thự rất cầu kỳ và tỉ mỉ. Bàn họp, ghế ngồi sơn men trắng có đường chỉ mạ vàng. Đèn chùm, đèn vách, đèn góc, đèn tường theo nhiều phong cách: đế chế, phục hưng, Louis XIV. Riêng đèn chùm 5 bóng có quạt trần theo phong cách hiện đại. Đá ốp lò sưởi ở phòng khánh tiết là đá hoa cương màu. Bản thiết kế bếp do Hãng Ateliers Briffaut (Pháp) cung cấp với bệ rửa bát hoàn toàn bằng bạc đã giành được giải vàng Triển lãm quốc tế kiến trúc năm 1900.
Công trình gồm 4 tầng: Dưới cùng là tầng hầm dành cho các phòng phục vụ gồm 11 phòng dung làm nơi để lương thực, bếp, điện, máy bơm nước và phòng lưu trữ công văn. Tầng trệt có 10 phòng chính, 1 phòng khánh tiết của hội đồng cấp cao Đông Dương diện tích rất lớn, xung quang là các phòng của sĩ quan tùy tùng, phòng làm việc và phòng của nhân viên phục vụ; tầng 2 có sân trời gồm 9 phòng chính, 1 làm việc của Toàn quyền Đông Dương, phòng họp, 2 phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 phòng ăn cùng các phòng làm việc; tầng 3 là nơi sinh hoạt của gia đình viên Toàn quyền.

t-mb.jpg


t-mb2.jpg


Mặt bằng công trình hình gần vuông theo kiểu Palladio thời Phục hưng hậu kỳ có lối vào từ 3 phía mang tính đối xứng nghiêm ngặt, đây cũng là nét độc đáo của toà nhà vì ở Hà Nội chỉ có duy nhất Dinh Toàn quyền là có dạng mặt bằng này.
Phía trước sảnh chính là một cầu thang đại hội lớn xây bằng đá rất rộng, có nhiều bậc và được kéo thẳng lên tầng một càng làm tăng tính kỳ vĩ của công trình. Cầu thang ở những phía còn lại có bản thang nhỏ gọn hơn nhưng cũng được trang hoàng bằng các hình thức đậm chất Cổ điển. Nhìn chung thiết kế mặt bằng của Charles Lichtenfelder dựa trên nền tảng của sự đăng đối trong việc bố trí các không gian, vị trí các cửa cũng như cầu thang trong và ngoài nhà… tất cả là sự hài hòa theo tinh thần Tân cổ điển. Nội thất được bài trí theo phong cách vương giả, cầu kỳ gồm các chi tiết thời Louis XV, Phục Hưng hay Đế chế Pháp. Tùy vào mỗi lần thay đổi Toàn quyền, người kế nhiệm lại thay đổi, trang trí theo ý thích riêng mà bên trong công trình lại được sửa chữa, tu bổ nên nội thất công trình phần nào mang tính Triết chung.

--> Hồi tao còn là SV kiến trúc, có 1 kỳ phải học về kiến trúc Pháp tại HN. Phải đi thực tế khá nhiều công trình. Tao rất ấn tượng với vẻ đẹp của Phủ toàn quyền Đông Dương nay là Phủ chủ tịch. Mặc dù ko được vào bên trong nhưng đứng ngoài nhìn có thể thấy công trình này có hình khối và ngôn ngữ thiết kế rất đẹp. Là công trình tiêu biểu cho phong cách Tân cổ điển. Tuy nhiên, có 1 điều khá lấn cấn, là cái phủ chủ tịch này đc sơn 1 màu vàng đậm, nhìn rất là quê mùa, và tao đã tìm hiểu xem nguyên bản của nó từ thời Pháp trông như thế nào?
-Đây là 1 bức ảnh màu cực hiếm chụp Phủ toàn quyền vào khoảng thời gian 1915-1921. Ảnh màu xịn nhé chứ ko phải ảnh đen trắng phục dựng đâu. Ảnh của nhiếp ảnh gia Léon Busy.
Kết quả cho thấy, công trình này ban đầu có màu trắng nhìn rất trang nhã và đẹp mắt chứ ko có màu vàng vọt, quê mùa như ngày nay. Tao ko rõ là người Pháp sơn màu trắng hay để tự nhiên. Nhưng khả năng cao là màu vật liệu tự nhiên vì kiến trúc châu Âu họ rất thích vẻ đẹp tự nhiên chứ ko thích dùng sơn bả hay quét vôi ve như VN.
Hãy nhìn 2 bức ảnh và so sánh

Ảnh màu chụp đầu thế kỷ 20

oiU3O.jpeg


Phủ chủ tịch hiện nay

oi11H.jpeg

oikon.jpeg


-Về phần nội thất, tao có tìm đc 1 số bức ảnh chụp lại nội thất công trình này từ đầu thế kỷ 20. Dễ nhận thấy hầu như đều là nội thất mang phong cách cổ điển châu Âu rất sang trọng

tt1.jpg


tt2.jpg


tt3.jpg


tt4.jpg


tt5.jpg


tt6.jpg


tt7.jpg


tt8.jpg


-Ngày nay, thì nội thất Phủ chủ tịch đã bị thay thế hết, nhìn video tiếp đón tổng thống Hàn Quốc tuy chỉ thấy đc phòng họp nhưng nội thất cổ điển ko còn, thay vào đó là nội thất nửa hiện đại, nửa VN. Xấu đẹp thì tạm ko bàn, nhưng nó ko ăn nhập với ngôn ngữ thiết kế chung của công trình này. Chúng mày xem từ đoạn 3:20 nhé...



2-Nhà hát lớn Hà Nội

-Nhà hát Lớn Hà Nội có tên ban đầu là Nhà hát Thành phố (Théatre municipal), khởi công năm 1901, được hoàn thành năm 1911, do hai kiến trúc sư Broyer và V.Harlay thiết kế năm 1899, trong quá trình xây dựng có sự tham gia sửa chữa của kiến trúc sư F.Lagisquet.

o1-den-tr-2.jpg


o1-den-trang.jpg


omb.jpg

omb2.jpg


omb3.jpg


--> Cũng giống như phủ Chủ tịch thì nhà hát lớn hiện nay cũng được sơn màu vàng 1 phần, có vẻ như lãnh đạo VN rất thích màu vàng thì phải, ko vàng nó ko sang hay sao ấy. Hay là thích màu vàng vì đây là màu của đế vương?
-Tao cũng tìm đc 1 bức ảnh màu hiếm hoi chụp nhà hát lớn đầu thế kỷ 20. Nhìn hơi mờ nhưng có thể thấy màu sắc thời này chỉ có màu trắng làm chủ đạo và có thể vẫn là màu của vật liệu tự nhiên chứ ko phải màu sơn.

Ảnh màu chụp đầu thế kỷ 20

o1-anh-mau.jpg


Nhà hát lớn hiện tại

o1-hien-nay.jpg



3-Nhà thờ lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội (tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục. Đây cũng là một nhà thờ cổ tại thành phố này, thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân thuộc tổng giáo phận Hà Nội. Ban đầu nhà thờ làm tạm bằng gỗ, từ năm 1884-1888, Giáo hội Công giáo tiến hành xây nhà thờ bằng gạch, tốn phí khoảng 200.000 franc Pháp. Khi đó, Giám mục xin chính quyền bảo hộ Pháp cho mở xổ số để quyên góp. Sau hai lần bị từ chối, cuối cùng ông cũng được chấp thuận mở hai đợt xổ số (đợt một năm 1883, đợt hai năm 1886), quyên góp được khoảng 30.000 franc Pháp, cộng với các nguồn tài trợ khác, đủ kinh phí hoàn thành nhà thờ vào năm 1886.
Nguyên thủy, nhà thờ này có tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph) do vào năm 1678, Giáo hoàng Innôcentê XI tôn phong Thánh Giuse (cha nuôi của Chúa Giêsu) làm thánh quan thầy của nước Việt Nam và các nước lân cận. Chính vì vậy, ngôi thánh đường lớn nhất ở Hà Nội được tôn phong là "Nhà thờ chính tòa kính Thánh Giuse". Lễ khánh thành được tổ chức đúng vào lễ Giáng sinh năm Đinh Hợi (1887).
Nhà thờ hiện nay tọa lạc tại số 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nằm trên một khu đất rộng, liền kề với tòa tổng Giám mục Hà Nội, Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội.
Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.

--> Công trình này thì tao ko tìm đc ảnh màu từ thời xưa, chỉ thấy 1 bức ảnh đen trắng nhưng khá sắc nét.
Có thể thấy màu sắc vẫn là màu vật liệu tự nhiên.

k1-xua.jpg


-Cho đến nay trải qua hơn 130 năm lịch sử, thì mặt ngoài của nhà thờ lớn đã nhuốm màu thời gian với nhiều dấu tích rêu phong. Nếu muốn tu sửa thì chỉ cần loại bỏ lớp rêu phong cũ kĩ trả lại vẻ đẹp hiện trạng là đủ. Thậm chí là ko cần cũng đc vì nhìn rêu phong thì công trình càng cổ kính hơn. Nhưng ko hiểu thằng nào ra quyết định tu sửa mà đi sơn 1 màu xám xịt, tối tăm như này. Có vẻ mấy thằng lãnh đạo VN rất thích dùng sơn mà ko hiểu đầu chúng nó nghĩ gì lại đi sơn cái màu đéo thể ngửi nổi. Biến 1 công trình công giáo như thành 1 cái lồng nhốt vong.


Trước khi trùng tu

k2-nay.jpg


k3-nay.webp


Sau khi sơn lại

k5dt.jpg


k6dt.jpg
 
Sửa lần cuối:
Cái hình nhà thờ lớn đâu có đúng đâu ? Đó là chụp lớp sơn Lót mà. Nhìn chung các công trình trên còn khá nguyên trạng, chứ tiếc là tiếc cái quy hoạch và những công trình nhỏ (nhưng làm nên nét đẹp) thôi.
 
Cái hình nhà thờ lớn đâu có đúng đâu ? Đó là chụp lớp sơn Lót mà. Nhìn chung các công trình trên còn khá nguyên trạng, chứ tiếc là tiếc cái quy hoạch và những công trình nhỏ (nhưng làm nên nét đẹp) thôi.

Bây giờ nó màu gì, lâu lắm tao ko qua phố cổ nên ko rõ. Đọc bài này thấy màu xám xịt, thằng lều báo thì khen đẹp, nhàm vãi kut

 
Bây giờ nó màu gì, lâu lắm tao ko qua phố cổ nên ko rõ. Đọc bài này thấy màu xám xịt, thằng lều báo thì khen đẹp, nhàm vãi kut

Giờ nó giống y như cũ, nó sơn vân giả sơn cũ lên
 
Quan điểm của bọn nó là màu Vàng nhìn nó mới sang giống vua chúa.
Lâu đài của bọn trọc phú bây giờ cũng toàn thích sơn vàng với dát vàng
Dân Việt phải mất trăm năm nữa mới khôi phục lại được một tầng lớp tinh hoa, thật sự có thẩm mỹ và văn hóa, giờ toàn bọn kệch cỡm học làm sang với kiến thức chắp vá về thẩm mỹ. CS tàn phá đất nước này còn hơn cả 1000 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima.
 
Bây giờ nó màu gì, lâu lắm tao ko qua phố cổ nên ko rõ. Đọc bài này thấy màu xám xịt, thằng lều báo thì khen đẹp, nhàm vãi kut

Nó màu như trước khi tu sửa. Màu xám vẫn vậy thôi. Tóm lại các công trình lớn thì ko vấn đề gì, có điều nó quá ít ko thể tao nên nhiều dấu ấn Pháp. Nhưng căn nhà phố theo kiểu dáng Pháp mới làm nên nét đặc trưng của hn thì đang bị cải tao lung tung sửa chữa chẳng đâu vào đâu. Rất đáng tiếc, nhưng cũng khó tránh vì nhà thì nhà tư, xuống cấp nhưng họ đâu có tiền sửa chưa đâu nên để chắp vá. Nhiều tuyến phố cũ gần như tuyệt chủng nhà cổ.
 
Top