
Với hơn 2.500 cổ đông tham dự, tính đến thời điểm hiện tại, MB là ngân hàng có số lượng cổ đông tham dự ĐHĐCĐ nhiều nhất trong năm nay.
Sáng ngày 26/4, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HoSE: MBB) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025.
Tại thời điểm khai mạc đại hội, có 1.570 cổ đông (bao gồm cả cổ đông và người được ủy quyền) tham dự, đại diện cho 3.940 triệu cổ phần, tương đương 64,78% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Hiện tại, đại hội đồng cổ đông của MB là sự kiện có số lượng người tham dự cao nhất trong mùa ĐHĐCĐ ngành ngân hàng năm nay.
Phát biểu tại đại hội, Tổng giám đốc MB Phạm Như Ánh cho biết, trong quá trình đại hội đang diễn ra, số lượng cổ đông đến tham dự vẫn tiếp tục tăng lên.Đến 9h, ước tính có khoảng hơn 2.500 đến dự đại hội, cho thấy đâị hội của MB nhận được nhiều sự quan tâm của cổ đông.
Tại đại hội, HĐQT MB trình kế hoạch kinh doanh năm 2025 với lợi nhuận trước thuế tăng xấp xỉ 10%. Trong năm 2024, ngân hàng ghi nhận lãi hợp nhất trước thuế là 28.829 tỷ đồng, như vậy có thể ước tính lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MB trong năm 2025 dự kiến đạt khoảng 31.712 tỷ đồng.
Về chỉ tiêu tổng tài sản, ngân hàng đặt mục tiêu tăng 21,2%, tức đạt gần 1,37 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2025. Huy động vốn trong năm 2025 kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 23,3% trong khi đó tín dụng được dự báo sẽ tăng trưởng xấp xỉ 23,7% trong năm 2025, tùy thuộc theo hạn mức của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Trong năm 2025, tỷ lệ nợ xấu sẽ được kiểm soát dưới 1,7%, tỷ lệ an toàn vốn CAR tuân thủ Base II ở mức tối thiểu là 9%. Về các chỉ số như ROE (xấp xỉ 20-22%), ROA (xấp xỉ 2%) hay CIR dưới 30%, thuộc top đầu ngành ngân hàng. Tới cuối năm 2025, MB đặt mục tiêu có được 34-35 triệu khách hàng và sẽ cán mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Chia cổ tức tỷ lệ 35% bằng tiền mặt và cổ phiếu
HĐQT MB cũng sẽ trình tới các cổ đông phương án tăng vốn điều lệ thêm 20.346 tỷ đồng từ hơn 61.022 tỷ đồng lên 81.368 tỷ đồng, tương ứng tăng 33,3%.
Cụ thể, ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện chuyển tiếp phương án tăng vốn đã được ĐHĐCĐ thông qua năm 2024, mức tăng tối đa 620 tỷ đồng. Tiếp đó, ngân hàng sẽ tăng thêm 19.726 tỷ đồng từ phương án tăng vốn điều lệ mới năm 2025.
Ở cấu phần thứ nhất, MB sẽ thực hiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ với giá chào bán không thấp hơn giá trị sổ sách theo BCTC riêng được kiểm toán tại thời điểm gần nhất trước khi HĐQT phê duyệt phương án chào bán chi tiết. Cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng theo thoả thuận giữa MB và các nhà đầu tư.
Cấu phần tăng vốn thứ hai là phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 32%, tương ứng với phát hành hơn 1,97 tỷ cổ phiếu. Nguồn thực hiện được lấy từ lợi nhuận luỹ kế chưa phân phối của MB tính đến cuối 2024, khoảng 23.752 tỷ đồng sau khi trích lập các quỹ dự kiến. Thời gian thực hiện kế hoạch trên là trong năm 2025, theo chấp thuận của cơ quan chức năng.
Về cổ tức, HĐQT trình phương án trả cổ tức tỷ lệ 35% trong đó 3% trả bằng tiền mặt và 32% bằng cổ phiếu như phương án đã nêu trên. Ước tính số tiền MB sử dụng để trả cổ tức tiền mặt là 1.831 tỷ đồng.
Mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ
Một trong những điểm nhấn trong kỳ đại hội của MB kỳ này là phương án mua lại 100 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 1,6% vốn điều lệ, làm cổ phiếu quỹ. Mục đích mua lại nhằm bảo vệ lợi ích cổ đông và giá trị doanh nghiệp trước những biến động của thị trường chứng khoán và/hoặc mang lại lợi ích cho cổ đông hiện hữu của MB.
Ngân hàng cho biết nguồn vốn thực hiện từ thặng dư vốn cổ phần của ngân hàng, theo báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất; với phương thức thực hiện khớp lệnh. Thời gian dự kiến mua lại trong năm 2025 và 2026 sau khi nhận được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước.
Dự kiến góp vốn tối đa 5.000 tỷ đồng vào MBV, mở rộng kinh doanh quốc tế
Tại hội lần này, HĐQT MB cũng trình ĐHĐCĐ thông qua việc nhận chuyển giao bắt buộc và tiếp tục triển khai phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt, bao gồm các nội dung điều chỉnh, bổ sung.
Theo đó, MB dự kiến góp vốn tối đa 5.000 tỷ đồng vào MBV. Trên cơ sở phương án được phê duyệt, MBV có thể chuyển đổi thành ngân hàng TNHH hai thành viên trở lên, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, sáp nhập vào MB hoặc theo hình thức khác phù hợp quy định pháp luật.
Mặt khác, HĐQT sẽ trình cổ đông phương án chuyển đổi hình thức pháp lý của Ngân hàng đại chúng TNHH MB Cambodia (MBCambodia) sang hình thức liên doanh/cổ phần hoặc hình thức pháp lý phù hợp theo pháp luật Campuchia.
Đồng thời, Công ty tài chính tiêu dùng MB Shinsei (MCredit) cũng sẽ được xem xét chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên/cổ phần. Kế hoạch còn bao gồm việc góp vốn, mua bán, chuyển nhượng, thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của MB để MBCambodia và MCredit không còn là công ty con của MB.
MB cũng lên kế hoạch thành lập Ngân hàng con tại Lào (trên cơ sở chuyển đổi chi nhánh MB tại nước này), và thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại các quốc gia và vùng lãnh thổ tiềm năng, môi trường kinh doanh thuận lợi hoặc có cơ hội phát triển mạng lưới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc)...
[td]
[/td]

[td]
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của MB. Ảnh: Kiều Chih/Mekong ASEAN.
[/td]Tại thời điểm khai mạc đại hội, có 1.570 cổ đông (bao gồm cả cổ đông và người được ủy quyền) tham dự, đại diện cho 3.940 triệu cổ phần, tương đương 64,78% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Hiện tại, đại hội đồng cổ đông của MB là sự kiện có số lượng người tham dự cao nhất trong mùa ĐHĐCĐ ngành ngân hàng năm nay.
Phát biểu tại đại hội, Tổng giám đốc MB Phạm Như Ánh cho biết, trong quá trình đại hội đang diễn ra, số lượng cổ đông đến tham dự vẫn tiếp tục tăng lên.Đến 9h, ước tính có khoảng hơn 2.500 đến dự đại hội, cho thấy đâị hội của MB nhận được nhiều sự quan tâm của cổ đông.
[td]
[/td]

[td]
Cổ động xếp hàng từ sớm tham dự Đại hội đồng cổ đông MB. Ảnh: Kiều Chinh/Mekong ASEAN
[/td]Về chỉ tiêu tổng tài sản, ngân hàng đặt mục tiêu tăng 21,2%, tức đạt gần 1,37 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2025. Huy động vốn trong năm 2025 kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 23,3% trong khi đó tín dụng được dự báo sẽ tăng trưởng xấp xỉ 23,7% trong năm 2025, tùy thuộc theo hạn mức của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Trong năm 2025, tỷ lệ nợ xấu sẽ được kiểm soát dưới 1,7%, tỷ lệ an toàn vốn CAR tuân thủ Base II ở mức tối thiểu là 9%. Về các chỉ số như ROE (xấp xỉ 20-22%), ROA (xấp xỉ 2%) hay CIR dưới 30%, thuộc top đầu ngành ngân hàng. Tới cuối năm 2025, MB đặt mục tiêu có được 34-35 triệu khách hàng và sẽ cán mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Chia cổ tức tỷ lệ 35% bằng tiền mặt và cổ phiếu
HĐQT MB cũng sẽ trình tới các cổ đông phương án tăng vốn điều lệ thêm 20.346 tỷ đồng từ hơn 61.022 tỷ đồng lên 81.368 tỷ đồng, tương ứng tăng 33,3%.
Cụ thể, ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện chuyển tiếp phương án tăng vốn đã được ĐHĐCĐ thông qua năm 2024, mức tăng tối đa 620 tỷ đồng. Tiếp đó, ngân hàng sẽ tăng thêm 19.726 tỷ đồng từ phương án tăng vốn điều lệ mới năm 2025.
Ở cấu phần thứ nhất, MB sẽ thực hiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ với giá chào bán không thấp hơn giá trị sổ sách theo BCTC riêng được kiểm toán tại thời điểm gần nhất trước khi HĐQT phê duyệt phương án chào bán chi tiết. Cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng theo thoả thuận giữa MB và các nhà đầu tư.
Cấu phần tăng vốn thứ hai là phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 32%, tương ứng với phát hành hơn 1,97 tỷ cổ phiếu. Nguồn thực hiện được lấy từ lợi nhuận luỹ kế chưa phân phối của MB tính đến cuối 2024, khoảng 23.752 tỷ đồng sau khi trích lập các quỹ dự kiến. Thời gian thực hiện kế hoạch trên là trong năm 2025, theo chấp thuận của cơ quan chức năng.
Về cổ tức, HĐQT trình phương án trả cổ tức tỷ lệ 35% trong đó 3% trả bằng tiền mặt và 32% bằng cổ phiếu như phương án đã nêu trên. Ước tính số tiền MB sử dụng để trả cổ tức tiền mặt là 1.831 tỷ đồng.
Mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ
Một trong những điểm nhấn trong kỳ đại hội của MB kỳ này là phương án mua lại 100 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 1,6% vốn điều lệ, làm cổ phiếu quỹ. Mục đích mua lại nhằm bảo vệ lợi ích cổ đông và giá trị doanh nghiệp trước những biến động của thị trường chứng khoán và/hoặc mang lại lợi ích cho cổ đông hiện hữu của MB.
Ngân hàng cho biết nguồn vốn thực hiện từ thặng dư vốn cổ phần của ngân hàng, theo báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất; với phương thức thực hiện khớp lệnh. Thời gian dự kiến mua lại trong năm 2025 và 2026 sau khi nhận được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước.
Dự kiến góp vốn tối đa 5.000 tỷ đồng vào MBV, mở rộng kinh doanh quốc tế
Tại hội lần này, HĐQT MB cũng trình ĐHĐCĐ thông qua việc nhận chuyển giao bắt buộc và tiếp tục triển khai phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt, bao gồm các nội dung điều chỉnh, bổ sung.
Theo đó, MB dự kiến góp vốn tối đa 5.000 tỷ đồng vào MBV. Trên cơ sở phương án được phê duyệt, MBV có thể chuyển đổi thành ngân hàng TNHH hai thành viên trở lên, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, sáp nhập vào MB hoặc theo hình thức khác phù hợp quy định pháp luật.
Mặt khác, HĐQT sẽ trình cổ đông phương án chuyển đổi hình thức pháp lý của Ngân hàng đại chúng TNHH MB Cambodia (MBCambodia) sang hình thức liên doanh/cổ phần hoặc hình thức pháp lý phù hợp theo pháp luật Campuchia.
Đồng thời, Công ty tài chính tiêu dùng MB Shinsei (MCredit) cũng sẽ được xem xét chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên/cổ phần. Kế hoạch còn bao gồm việc góp vốn, mua bán, chuyển nhượng, thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của MB để MBCambodia và MCredit không còn là công ty con của MB.
MB cũng lên kế hoạch thành lập Ngân hàng con tại Lào (trên cơ sở chuyển đổi chi nhánh MB tại nước này), và thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại các quốc gia và vùng lãnh thổ tiềm năng, môi trường kinh doanh thuận lợi hoặc có cơ hội phát triển mạng lưới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc)...