Live Kỹ Sư Võ Kim Cương nói: " Sài Gòn trước 1975, danh xưng Hòn Ngọc Viễn Đông chỉ nằm ở trung tâm, còn ngoại thành vẫn là một đô thị dị dạng"

Damdedetien

Súng hết đạn

Năm 1989, sau hơn 20 năm nghiên cứu và giảng dạy tại Hà Nội, TS.KS Võ Kim Cương được cử làm thư ký hội đồng nghiệm thu quy hoạch tổng mặt bằng TP HCM, do Viện Nghiên cứu Quy hoạch thuộc Sở Xây dựng thực hiện. Hơn một thập kỷ từ khi thành lập, cơ quan này hầu như chỉ tập trung nghiên cứu quy hoạch cải tạo và phát triển thành phố nhằm hàn gắn "vết thương" đô thị sau chiến tranh.

"Thành phố gần như nguyên vẹn, có dấu vết bom đạn nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, phía sau sự nguyên vẹn đó là một đô thị hơi dị dạng, nhiều khuyết tật, tạo ra hàng loạt thách thức, đeo đẳng suốt nhiều thập niên", ông Cương kể về hiện trạng Sài Gòn những năm sau thống nhất.

Giai đoạn đầu, thành phố đối diện muôn vàn khó khăn: nền kinh tế bao cấp, bị Mỹ cấm vận, sản xuất đình đốn, ngân sách kiệt quệ... Lãnh đạo gần như chỉ lo cho dân khỏi đói. Các chung cư ngay trung tâm còn được người dân quây lại để nuôi heo, gà, cải thiện đời sống. Trong 5 năm đầu tiên, thành phố không có công trình xây dựng nào đáng kể, không có chiến lược dài hạn, mà chỉ "chữa cháy từng phần".

Giai đoạn ông Cương về Sở Xây dựng, Viện đang tập trung lập Quy hoạch tổng mặt bằng cải tạo xây dựng TP HCM theo chủ trương được Chính phủ phê duyệt năm trước đó. Đồ án này được xem như bản quy hoạch phát triển đô thị đầu tiên cho thành phố sau thống nhất đất nước.

"Nhiều người phê phán sự phát triển của TP HCM bằng cách đối chiếu với các nước như Singapore, nhưng họ quên mất điểm xuất phát và hoàn cảnh của thành phố này khi bắt đầu", ông nói.

Thành phố "dị dạng"​

TP HCM hiện nay được xác định ranh giới vào ngày 3/5/1975 khi tỉnh Gia Định (trừ Cần Giờ), một phần các tỉnh Long An, Bình Dương, Hậu Nghĩa, sáp nhập với Đô thành Sài Gòn, trở thành TP Sài Gòn - Gia Định, với 3,5 triệu dân, trong đó 30% là hộ nghèo. Đến năm 1976, nơi đây đổi tên thành TP HCM.

Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc (cũ), TP HCM hình thành từ nền tảng đô thị thuộc địa xưa gồm Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Trước năm 1975, quá trình phát triển và mức độ đầu tư của chính quyền cho ba địa phương này hoàn toàn khác nhau, nên khi hợp nhất bộ mặt đô thị không đồng nhất.

Sài Gòn được xác định từ ranh phía tây rạch Thị Nghè đến bờ đông kênh Tàu Hủ, chính quyền Pháp xếp vào thành phố cấp I, được quy hoạch bài bản và đầu tư hàng loạt công trình biểu tượng như Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Trung tâm, Nhà hát Lớn...

Chợ Lớn là thành phố loại II với trung tâm là quận 5, 6. Trước năm 1975, chính quyền chỉ quản lý hành chính, phát triển gần như tự phát. Giai đoạn 1931-1950, quá trình đô thị hóa nối hai thành phố này với nhau tạo nên Đô thành Sài Gòn.

Còn Gia Định là một tỉnh bao quanh Đô thành Sài Gòn với các quận Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Quảng Xuyên (một phần của Cần Giờ ngày nay) và Cần Giờ. Đây là vùng nông thôn rộng lớn, kênh rạch chằng chịt, trở thành nơi trú ngụ của người dân nhập cư khắp nơi đổ về.

Khi TP HCM hợp nhất ba đô thị này, sự khác biệt về hiện trạng phát triển, kinh tế - xã hội, mức độ đầu tư xây dựng... tạo nên những cách biệt rõ ràng.

(ĐỌC BÁO TIẾP)

Xin mời các chuyên gia Xammer cho ý kiến về phát biểu này của bác Kim Cương.
 

Có thể bạn quan tâm

Top