Lãnh đạo lực lượng lục quân thảo luận về AI, quan hệ đối tác công nghiệp quốc phòng tại LANPAC 2025

Don Jong Un

Thôi vậy thì bỏ
Vatican-City
9041917-780x470.jpg
Các lãnh đạo quân sự cấp cao thảo luận về lực lượng dự bị tại Hội thảo và Triển lãm Lục quân Thái Bình Dương ở Honolulu, Hawaii, tháng 5 năm 2025. NGUỒN HÌNH ẢNH: CODY FORD/LỤC QUÂN HOA KỲ

Các nhà lãnh đạo quân sự và công nghiệp quốc phòng từ 33 quốc gia khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã nhóm họp vào giữa tháng 5 năm 2025 trong khuôn khổ Hội thảo và Triển lãm Lục quân Thái Bình Dương thường niên (LANPAC) tại Honolulu, Hawaii, để thảo luận về hợp tác và đồng bộ hóa giữa các Đồng minh và Đối tác trong bối cảnh đối mặt với những thách thức chưa từng có.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng tương tác, những người tham dự hội thảo kéo dài ba ngày do Hiệp hội Lục quân Hoa Kỳ tổ chức đã tập trung vào sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI), tầm quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ với các đối tác công nghiệp quốc phòng và công tác huấn luyện, đào tạo hạ sĩ quan (NCO), những người tạo nên xương sống cho các chiến dịch của lực lượng lục quân.

Đô đốc Samuel Paparo, Tư lệnh Bộ tư lệnh Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ (USINDOPACOM), nêu bật vai trò thiết yếu của lực lượng lục quân khu vực và “khả năng cũng như ý chí” của họ trong việc đối mặt với các quốc gia gây ra mối đe dọa. Ông nói: “Cái giá phải trả cho hành động gây hấn tiềm tàng vượt xa lợi ích đạt được”.

Khu vực này trải dài hơn một nửa địa cầu, bao gồm cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đồng nghĩa với việc các lực lượng muốn duy trì hòa bình, ổn định và bảo vệ chủ quyền phải đối mặt với “sự tàn khốc của khoảng cách” trong các nhiệm vụ của mình.

Ông Paparo nói: “Các liên minh và quan hệ đối tác của chúng ta là không thể thiếu”, khi đề cập đến “những thách thức ghê gớm nhưng không phải không thể vượt qua”. Ông cho biết lực lượng liên quân luôn huấn luyện để cùng nhau ứng phó với các vấn đề, tạo nên một lá chắn phòng thủ hiệu quả.

Binh sĩ Hàn Quốc diễn tập trong khuôn khổ cuộc tập trận đa quốc gia Hổ mang Vàng tại Chonburi, Thái Lan, tháng 3 năm 2025.
NGUỒN HÌNH ẢNH: THE ASSOCIATED PRESS
Các nhà lãnh đạo quân sự đã thảo luận về việc điều chỉnh thế trận và sự hiện diện lực lượng nhằm đối phó với các thách thức an ninh thông qua các chiến dịch, hoạt động và đầu tư đa phương. Trung tướng Roy Galido, Tư lệnh Lục quân Philippines, cho rằng các lực lượng đa quốc gia cần “đảm bảo rằng chúng ta phù hợp với mục tiêu đề ra”.

Đại tướng Yasunori Morishita, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản, phát biểu trong một phiên thảo luận: “Chúng ta không thể làm điều đó một mình”. “Chúng ta phải phối hợp với các bên khác”.

Các lãnh đạo nhấn mạnh nhu cầu cấp bách trong việc phát triển và hoàn thiện các hệ thống AI để quản lý hậu cần, thông tin liên lạc và các tình huống xung đột tiềm năng. AI cũng có thể giúp lực lượng chia sẻ dữ liệu với đối tác tại các quốc gia khác.

Chuẩn tướng Donald K. Brooks, Phó tư lệnh phụ trách tác chiến của Bộ tư lệnh Phòng thủ Tên lửa và Không gian Lục quân Hoa Kỳ, cho biết công nghệ này rút ngắn các thủ tục tốn thời gian, thực hiện các chức năng thiết yếu chỉ trong vài giây thay vì vài tuần hoặc vài tháng. Ông nói, dựa trên hình học và địa chất, AI có thể xác định hệ thống vũ khí nào phù hợp nhất trong từng trường hợp cụ thể.

Trung tướng Maria B. Barrett, Tư lệnh Bộ tư lệnh Không gian mạng Lục quân Hoa Kỳ, nói: “AI mang lại cho tôi tốc độ và quy mô”. ”Những gì chúng ta có ngày nay đã vượt xa rất nhiều so với chỉ một năm trước”.

Việc liên lạc giữa lực lượng lục quân và các lãnh đạo công nghiệp quốc phòng giúp đảm bảo các binh sĩ được điều động có những gì họ cần, dù ứng phó thiên tai hay tham chiến. Ông Paparo cho rằng luôn cần chuỗi cung ứng hoạt động nhanh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn và thông minh hơn.

Bà Tara Murphy Dougherty, Giám đốc điều hành của Govini – một công ty phần mềm quốc phòng, phát biểu: “Từ nhà máy đến chiến trường”. “Hình dung điều này sẽ khiến chuỗi cung ứng hoạt động nhanh và hiệu quả hơn”.

Bà Suzanne Vares-Lum, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Daniel K. Inouye tại Honolulu, cho biết: “Công nghiệp là yếu tố then chốt”. “Lỗ hổng chuỗi cung ứng ở đâu? Nhu cầu chuỗi cung ứng là gì? Cần hiểu rõ điều gì là cần thiết và điều gì là khả thi”.

Các diễn giả cũng thảo luận về nhu cầu nhận diện sự khác biệt giữa các thế hệ trong quá trình phát triển hạ sĩ quan (NCO). Ví dụ, những Binh sĩ trẻ thường thành thạo mạng xã hội và kỹ năng máy vi tính hơn so với các lãnh đạo cấp cao. Việc nhận thức sự khác biệt về kỹ năng và sở thích là rất quan trọng để khai thác tối đa tố chất lãnh đạo ở những người mới.

Chuẩn uý Kim Felmingham, Hạ sĩ quan trung đoàn Lục quân Úc, nói: “Binh sĩ muốn được thử thách, và với tư cách là lãnh đạo, trách nhiệm của chúng tôi là đảm bảo họ được thử thách”. “Chúng tôi đã cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm”.

Việc tích hợp công nghệ mới nổi vào công tác huấn luyện hạ sĩ quan là có lợi, nhưng không kém phần quan trọng là giảng dạy và rèn luyện các kỹ năng nền tảng. Trung tướng Simon Stuart, Tư lệnh Lục quân Úc, nói: “Công nghệ rất quan trọng, nhưng nhiệm vụ của chúng tôi với tư cách là quân nhân chuyên nghiệp là cân bằng giữa công nghệ và sức mạnh con người”.

LANPAC cũng tạo điều kiện để các thành viên xây dựng mối quan hệ trong và ngoài quân đội của quốc gia mình. Ông Stuart nói: “Chúng ta là một tập thể hùng mạnh”. “Sức mạnh lục quân mà chúng ta cùng nhau tạo ra là một thế lực đáng gờm
 

Có thể bạn quan tâm

Top