Bị cáo buộc, bắt giam vì hành vi lừa dối khách hàng, sản xuất thực phẩm giả cùng Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục, Lê Thành Công đang là cái tên gây nhiều tò mò.
Viên kẹo độc
Không ai nghĩ rằng viên kẹo nhỏ xíu, đựng trong chiếc hộp màu xanh mát mắt, lại là khởi nguồn của một vụ án hình sự khuấy động dư luận, với các bị can là gương mặt đình đám trong giới KOLs. Bắt đầu từ những lời quảng cáo hoa mỹ cho đến mức hoang đường như "một viên kẹo Kera bằng cả đĩa rau", "có thể thay rau xanh trong bữa ăn hàng ngày"... mà giờ đây, mạng lưới sản xuất và phân phối thực phẩm chức năng bị nghi ngờ làm giả đang từng bước bị phanh phui.
Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã ra quyết định khởi tố vụ án "Sản xuất hàng giả là thực phẩm và Lừa dối khách hàng", liên quan đến Công ty Cổ phần Asia Life và Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt cùng một số công ty, xảy ra tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đắk Lắk. Trong số các bị can vừa bị khởi tố, những cái tên chẳng còn xa lạ với cộng đồng mạng, đó là Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Chị Em Rọt), Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs, cổ đông, thành viên HĐQT Tập đoàn Chị Em Rọt), Nguyễn Phong (Chủ tịch HĐQT Công ty Asia Life), Lê Tuấn Linh (Giám đốc Tập đoàn Chị Em Rọt).
Đáng chú ý, trong danh sách những kẻ bị cáo buộc đứng sau đường dây sản xuất hàng giả đội lốt thực phẩm chức năng, lừa đảo người tiêu dùng xuyên suốt chuỗi truyền thông, phân phối đến bán lẻ này, Lê Thành Công (cổ đông, thành viên HĐQT Công ty Tập đoàn Chị Em Rọt) - là cái tên gây nhiều tò mò nhất.
Không ai nghĩ rằng viên kẹo nhỏ xíu, đựng trong chiếc hộp màu xanh mát mắt, lại là khởi nguồn của một vụ án hình sự khuấy động dư luận, với các bị can là gương mặt đình đám trong giới KOLs. Bắt đầu từ những lời quảng cáo hoa mỹ cho đến mức hoang đường như "một viên kẹo Kera bằng cả đĩa rau", "có thể thay rau xanh trong bữa ăn hàng ngày"... mà giờ đây, mạng lưới sản xuất và phân phối thực phẩm chức năng bị nghi ngờ làm giả đang từng bước bị phanh phui.
Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã ra quyết định khởi tố vụ án "Sản xuất hàng giả là thực phẩm và Lừa dối khách hàng", liên quan đến Công ty Cổ phần Asia Life và Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt cùng một số công ty, xảy ra tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đắk Lắk. Trong số các bị can vừa bị khởi tố, những cái tên chẳng còn xa lạ với cộng đồng mạng, đó là Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Chị Em Rọt), Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs, cổ đông, thành viên HĐQT Tập đoàn Chị Em Rọt), Nguyễn Phong (Chủ tịch HĐQT Công ty Asia Life), Lê Tuấn Linh (Giám đốc Tập đoàn Chị Em Rọt).
Đáng chú ý, trong danh sách những kẻ bị cáo buộc đứng sau đường dây sản xuất hàng giả đội lốt thực phẩm chức năng, lừa đảo người tiêu dùng xuyên suốt chuỗi truyền thông, phân phối đến bán lẻ này, Lê Thành Công (cổ đông, thành viên HĐQT Công ty Tập đoàn Chị Em Rọt) - là cái tên gây nhiều tò mò nhất.
[td]
[/td]

[td]
Lê Thành Công và Hằng Du mục bị bắt trong vụ án sản xuất thực phẩm giả và lừa dối khách hàng
[/td]Không ồn ào phát ngôn, không phô trương hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội như Hằng Du Mục hay Quang Linh Vlogs, anh ta chọn nấp sau ánh đèn sân khấu của những buổi livestream "nổ như pháo giao thừa", khoác lên mình tấm áo doanh nhân tử tế, điềm nhiên đứng ngoài vùng xoáy thị phi. Nhưng đừng để vẻ trầm mặc đánh lừa, bởi trong cuộc chơi kẹo Kera, Công không phải quân tốt, mà xét về sức ảnh hưởng, anh ta chẳng hề thua kém những bị can là KOLs đã bị tạm giam cùng anh.
'Bóng mờ' sau trướng
Để hiểu về con đường dựng nghiệp của Lê Thành Công, cần quay ngược thời gian về những năm đầu thập kỷ trước. Sinh năm 1989 tại Nghệ An, Lê Thành Công chọn thương mại điện tử làm đường tiến thân, khi lĩnh vực này còn là vùng đất mới, đầy thách thức xen lẫn cơ hội. Năm 2015, ở tuổi 26, Công cùng người đàn anh thân thiết là P.H.V (sinh năm 1987, quê Bắc Giang) gặp bước ngoặt lớn khi có cơ duyên tiếp cận ông Đinh Anh Huân, một trong những cổ đông sáng lập Thế Giới Di Động, đồng thời là Chủ tịch Quỹ đầu tư Seedcom.
Buổi gặp ấy không dừng lại ở vài cái bắt tay hay những lời hứa suông. Nó dẫn đến sự hợp tác chiến lược: Seedcom chính thức rót vốn vào Boxi Việt Nam - dự án do Công và người cộng sự phát triển, với mục tiêu hỗ trợ khâu phân phối cho các đơn vị thành viên thuộc hệ sinh thái Seedcom, là "cánh tay nối dài" cho Juno.vn, The Coffee House, Giaohangnhanh, Websosanh, iPOS.vn, KiotViet hay Haravan. Bước đệm này giúp Lê Thành Công tiếp cận các nguồn lực phát triển tiềm năng và mở toang cánh cửa kết nối với thế giới tài chính, công nghệ, nơi diễn ra những thương vụ đầu tư bạc tỷ.
'Bóng mờ' sau trướng
Để hiểu về con đường dựng nghiệp của Lê Thành Công, cần quay ngược thời gian về những năm đầu thập kỷ trước. Sinh năm 1989 tại Nghệ An, Lê Thành Công chọn thương mại điện tử làm đường tiến thân, khi lĩnh vực này còn là vùng đất mới, đầy thách thức xen lẫn cơ hội. Năm 2015, ở tuổi 26, Công cùng người đàn anh thân thiết là P.H.V (sinh năm 1987, quê Bắc Giang) gặp bước ngoặt lớn khi có cơ duyên tiếp cận ông Đinh Anh Huân, một trong những cổ đông sáng lập Thế Giới Di Động, đồng thời là Chủ tịch Quỹ đầu tư Seedcom.
Buổi gặp ấy không dừng lại ở vài cái bắt tay hay những lời hứa suông. Nó dẫn đến sự hợp tác chiến lược: Seedcom chính thức rót vốn vào Boxi Việt Nam - dự án do Công và người cộng sự phát triển, với mục tiêu hỗ trợ khâu phân phối cho các đơn vị thành viên thuộc hệ sinh thái Seedcom, là "cánh tay nối dài" cho Juno.vn, The Coffee House, Giaohangnhanh, Websosanh, iPOS.vn, KiotViet hay Haravan. Bước đệm này giúp Lê Thành Công tiếp cận các nguồn lực phát triển tiềm năng và mở toang cánh cửa kết nối với thế giới tài chính, công nghệ, nơi diễn ra những thương vụ đầu tư bạc tỷ.
[td]
[/td]

[td]
Seedcom là chủ sở hữu hàng loạt thương hiệu bán lẻ lớn
[/td]Tháng 11/2015, Công ty TNHH Boxi Việt Nam do Lê Thành Công làm giám đốc chính thức ra đời với số vốn điều lệ 600 triệu đồng. Lê Thành Công và người đàn anh chỉ đồng sở hữu 1% cổ phần, còn lại 99% thuộc về Công ty Cổ phần Hạt giống (Seedcom). Xuyên suốt hành trình phát triển dự án, với sự nhạy bén và độ am hiểu sâu sắc về thị trường thương mại điện tử, Công mau chóng chứng tỏ năng lực, dần chiếm được sự tin cậy từ phía lãnh đạo Seedcom.
Vì vậy, khi dự án Boxi Việt Nam đến hồi kết, Công tiếp tục trở thành nhân tố quan trọng trong guồng máy Seedcom, nhận trọng trách làm Trưởng đại diện văn phòng Hà Nội cho Công ty Cổ phần Công nghệ Haravan. Đây là nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc xây dựng hệ thống kinh doanh online kết hợp với các hoạt động offline, nơi đã phát triển loạt sản phẩm công nghệ như Haraweb, Harasocial, Haravan POS… thu hút cả trăm nghìn doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, sử dụng.
Vài năm sau, tiếp nối chuỗi kinh nghiệm tích lũy, Lê Thành Công cùng hai cộng sự sáng lập và trực tiếp điều hành quỹ đầu tư mang tên BB Capital. Đến nay, dù Công ty Cổ phần Đầu tư BB Capital (đơn vị kế tục quỹ) chỉ có vốn điều lệ khiêm tốn 5 tỷ đồng, trong đó Công nắm giữ 60%, nhưng cái tên này sớm gây chú ý trong giới đầu tư ngay khi thành lập. Điều khiến BB Capital được để mắt không nằm ở quy mô tài chính, mà ở mạng lưới chuyên môn, nổi bật là sự hậu thuẫn của một "Shark công nghệ" tại Việt Nam.
BB Capital không phải phi vụ đánh dấu sự hợp tác duy nhất giữa Lê Thành Công và "Shark công nghệ" này. Năm 2019, Lê Thành Công góp vốn, nắm 20% cổ phần tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ F99, startup do ông Hoàng Quang Thịnh sáng lập. F99 hướng đến việc sử dụng công nghệ hòng cắt bỏ khâu trung gian trong chuỗi cung ứng nông sản, xây dựng nền tảng số kết nối trực tiếp nông dân với người tiêu dùng, từ đó tối ưu hóa giá trị và giảm chi phí vận hành.
Đến năm 2020, Do Ventures - quỹ đầu tư mạo hiểm do Shark Dzung Nguyen đồng sáng lập, quyết định rót 20 tỷ đồng vào F99, con số thậm chí vượt quá vốn điều lệ của doanh nghiệp bấy giờ. Do Ventures tin rằng F99 có tiềm năng trở thành nhân tố tiên phong trong việc tái thiết chuỗi cung ứng trái cây và thực phẩm tươi tại Việt Nam. Sau vòng gọi vốn, F99 có cú bứt tốc ấn tượng vào năm 2021, khi doanh thu chạm mốc 43 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ khi thành lập, tăng gần 1,5 lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giai đoạn thăng hoa không kéo dài, tình hình kém khả quan, và đưa startup quay lại vạch xuất phát với nhiều câu hỏi chưa lời giải.
Trở lại với Lê Thành Công, "thoát bóng" Seedcom, anh ta tiếp tục con đường kinh doanh độc lập, từng bước dựng lên hệ sinh thái kinh doanh riêng bằng cách thành lập loạt công ty, đồng thời rót vốn vào chuỗi doanh nghiệp chuyên về thương mại điện tử, marketing và truyền thông, tập trung phục vụ giới bán hàng online và offline. Với nền tảng tích lũy từ thời kỳ đầu thương mại điện tử ở Việt Nam, Lê Thành Công không bỏ lỡ nhịp khi làn sóng livestream bán hàng bùng nổ.
Vì vậy, khi dự án Boxi Việt Nam đến hồi kết, Công tiếp tục trở thành nhân tố quan trọng trong guồng máy Seedcom, nhận trọng trách làm Trưởng đại diện văn phòng Hà Nội cho Công ty Cổ phần Công nghệ Haravan. Đây là nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc xây dựng hệ thống kinh doanh online kết hợp với các hoạt động offline, nơi đã phát triển loạt sản phẩm công nghệ như Haraweb, Harasocial, Haravan POS… thu hút cả trăm nghìn doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, sử dụng.
Vài năm sau, tiếp nối chuỗi kinh nghiệm tích lũy, Lê Thành Công cùng hai cộng sự sáng lập và trực tiếp điều hành quỹ đầu tư mang tên BB Capital. Đến nay, dù Công ty Cổ phần Đầu tư BB Capital (đơn vị kế tục quỹ) chỉ có vốn điều lệ khiêm tốn 5 tỷ đồng, trong đó Công nắm giữ 60%, nhưng cái tên này sớm gây chú ý trong giới đầu tư ngay khi thành lập. Điều khiến BB Capital được để mắt không nằm ở quy mô tài chính, mà ở mạng lưới chuyên môn, nổi bật là sự hậu thuẫn của một "Shark công nghệ" tại Việt Nam.
BB Capital không phải phi vụ đánh dấu sự hợp tác duy nhất giữa Lê Thành Công và "Shark công nghệ" này. Năm 2019, Lê Thành Công góp vốn, nắm 20% cổ phần tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ F99, startup do ông Hoàng Quang Thịnh sáng lập. F99 hướng đến việc sử dụng công nghệ hòng cắt bỏ khâu trung gian trong chuỗi cung ứng nông sản, xây dựng nền tảng số kết nối trực tiếp nông dân với người tiêu dùng, từ đó tối ưu hóa giá trị và giảm chi phí vận hành.
Đến năm 2020, Do Ventures - quỹ đầu tư mạo hiểm do Shark Dzung Nguyen đồng sáng lập, quyết định rót 20 tỷ đồng vào F99, con số thậm chí vượt quá vốn điều lệ của doanh nghiệp bấy giờ. Do Ventures tin rằng F99 có tiềm năng trở thành nhân tố tiên phong trong việc tái thiết chuỗi cung ứng trái cây và thực phẩm tươi tại Việt Nam. Sau vòng gọi vốn, F99 có cú bứt tốc ấn tượng vào năm 2021, khi doanh thu chạm mốc 43 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ khi thành lập, tăng gần 1,5 lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giai đoạn thăng hoa không kéo dài, tình hình kém khả quan, và đưa startup quay lại vạch xuất phát với nhiều câu hỏi chưa lời giải.
Trở lại với Lê Thành Công, "thoát bóng" Seedcom, anh ta tiếp tục con đường kinh doanh độc lập, từng bước dựng lên hệ sinh thái kinh doanh riêng bằng cách thành lập loạt công ty, đồng thời rót vốn vào chuỗi doanh nghiệp chuyên về thương mại điện tử, marketing và truyền thông, tập trung phục vụ giới bán hàng online và offline. Với nền tảng tích lũy từ thời kỳ đầu thương mại điện tử ở Việt Nam, Lê Thành Công không bỏ lỡ nhịp khi làn sóng livestream bán hàng bùng nổ.
[td]
[/td]

[td]
Quang Linh Vlogs, Nguyễn Thúc Thùy Tiên, Hằng Du mục tích cực quảng cáo kẹo rau củ Kera qua những phiên livestream hàng trăm nghìn "mắt xem".
[/td]Anh ta mau chóng chuyển vai, trở thành người điều phối hậu trường, là chi tiết không thể thay thế của các chiến dịch truyền thông rầm rộ, của các buổi Megalive có quy mô lên đến cả triệu lượt xem. Trong giới buôn bán thời 4.0, người ta quen miệng gọi Lê Thành Công là "phù thủy marketing", kẻ biết gieo hiệu ứng và gặt doanh thu bằng những pha dàn dựng mượt mà như nước chảy. Và nếu cần một người cầm cờ lệnh cho chiến dịch của Tập đoàn Chị Em Rọt, Lê Thành Công gần như là định đề, chẳng cần tranh cãi.Trong mê cung doanh nghiệp mang dấu ấn Lê Thành Công, Công ty Cổ phần 6Inch Việt Nam chính là pháp nhân được anh ta đồng sáng lập cùng ca sĩ Hari Won, nhằm khai thác thương hiệu giày Talaha. Thú vị hơn, cái tên ban đầu của pháp nhân này từng khiến dân tình “khựng lại”: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thấy Là Ham, cái tên không che giấu tham vọng tiếp thị trực diện vào bản năng tiêu dùng của khách hàng.
Ngoài ra, Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông ADSBNC của Công cũng từng làm dậy sóng giới đầu tư. Năm 2018, Tập đoàn Yeah1 (YEG) - doanh nghiệp nắm bản quyền hai chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai và Chị đẹp đạp gió, thông báo ý định chi hơn 100 tỷ đồng để thâu tóm hoàn toàn Công ty Công nghệ và Truyền thông ADSBNC, nâng tỷ lệ sở hữu từ cổ đông lớn lên chi phối tuyệt đối.