Don Jong Un
Lỗ đýt gợi cảm

Đức Leo XIV sẽ tiếp bước hay tách ra khỏi con đường của Đức Phanxicô? Từ Vatican đến Chicago, thế giới đang chờ xem ngài sẽ đưa Công giáo đi theo con đường nào. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
Việc Đức Hồng Y Robert Prevost chính thức trở thành Giáo hoàng Leo XIV vào ngày 8 tháng 5 đã đánh dấu một bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử Giáo hội Công giáo: lần đầu tiên, một người Mỹ nắm giữ cương vị tối cao của Giáo hội. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi cán cân quyền lực vốn được duy trì nhiều thế kỷ qua tại Âu Châu, mà còn mở ra một thời kỳ chuyển mình sâu sắc cho cộng đồng Công giáo toàn cầu.
Nhưng khi điều từng bị xem là bất khả thi đã trở thành hiện thực, thì giờ đây tân Giáo hoàng Leo XIV phải đưa ra lựa chọn: ngài sẽ lãnh đạo Giáo hội ra sao, sẽ dẫn dắt hơn 1.4 tỷ tín hữu Công giáo toàn cầu như thế nào, và sẽ tiếp nối di sản mà Đức Phanxicô để lại theo hướng nào.
Di sản của Đức Giáo hoàng Phanxicô: toàn cầu hóa và bao dung
Trước khi qua đời ở tuổi 88 vào ngày 21 tháng 4 năm 2025, cố Giáo hoàng Phanxicô đã dành 12 năm để theo đuổi một sứ mệnh cải cách sâu rộng: giúp Hồng y đoàn đa dạng hơn, mở rộng cánh cửa bao dung, và nâng cao vai trò của Vatican trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Dù vậy, những thách thức vẫn còn đó. Người kế vị sẽ không chỉ tiếp quản một Giáo hội phức tạp mà còn phải đối mặt với nhiều kỳ vọng trái chiều về con đường tương lai. Tân Giáo hoàng Leo XIV giờ đây phải lựa chọn: tiếp tục con đường bao dung mà Đức Phanxicô đã mở ra, hay tái định hướng Giáo hội theo một quỹ đạo mới.
LGBTQ+ trong Giáo hội: lằn ranh mong manh giữa bao dung và giáo lý
Ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã khởi đầu sứ mạng với một tinh thần bao dung hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, chính điều đó đã khiến ngài phải đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội từ phe bảo thủ trong Giáo hội Công giáo, đặc biệt là tại Hoa Kỳ. Nguyên nhân không chỉ vì ngài luôn đứng về phía người nghèo, di dân và bảo vệ môi trường, mà còn bởi cách giải quyết mềm mỏng và cảm thông hơn với các tín hữu LGBTQ+ và vấn đề hôn nhân đồng tính.
Dù không thay đổi bất kỳ giáo lý chính thức nào của Giáo hội, nhưng ngài đã thắp sáng niềm hy vọng. Đức Phanxicô không gạt ai ra ngoài lề: người đồng tính, người chuyển tính – tất cả đều được nhìn nhận như con cái Thiên Chúa. Ngài từng nói (năm 2013) rằng: “Nếu ai đó là người đồng tính, đang thành tâm tìm Chúa và sống tử tế, thì tôi lấy quyền gì để mà phán xét họ?”
Đặc biệt trong năm 2023, ngài tiếp tục tạo nên bước tiến lớn khi cho phép các linh mục làm phép lành cho các đôi đồng tính, và cho phép người chuyển tính được rửa tội và làm cha, mẹ đỡ đầu.
Đây là những quyết định mang tính lịch sử, và Đức Phanxicô đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ phe bảo thủ trong Giáo hội và bộ máy hành chánh Vatican. Giờ đây, Đức Leo XIV đứng trước ngã rẽ quan trọng: tiếp tục con đường mà Đức Phanxicô đã mở ra cho cộng đồng LGBTQ+ trong Giáo hội, hay sẽ chọn đi theo hướng khác? Theo New York Times, vị tân Giáo hoàng được cho là có phần dè dặt hơn với người Công giáo đồng tính. Vào năm 2012, ngài từng nói rằng có một số giá trị phương Tây cổ vũ cho những điều “không phù hợp với lời dạy Phúc Âm,” và lấy “lối sống đồng tính” làm thí dụ.
Tuy nhiên, thời gian sẽ trả lời liệu cách lãnh đạo của Đức Leo XIV – ở cương vị cao nhất trong Giáo hội – có đi theo những quan điểm bảo thủ trước đây, hay sẽ thay đổi theo tinh thần bao dung và cải cách mà Đức Phanxicô đã để lại.
Lạm dụng tình dục: vết thương vẫn còn nguyên
Đức Phanxicô kế nhiệm ngai vàng vào thời điểm mà truyền thông toàn cầu đang phanh phui hàng loạt vụ lạm dụng tình dục bị bưng bít suốt nhiều năm dưới thời Đức Benedict XVI. Trong những năm đầu, ngài bị chỉ trích vì thiếu quyết đoán, nhưng sau này đã nỗ lực cải tổ và nói chuyện trực tiếp với nạn nhân. Thậm chí, trong buổi gặp các nạn nhân ở Chile, Đức Phanxicô từng thẳng thắn thừa nhận: “Tôi cũng có lỗi trong chuyện này,” và xin lỗi vì đã bác bỏ cáo buộc liên quan đến hành vi che đậy tội lỗi của các Giám mục.
Đến năm 2019, Đức Phanxicô công khai thừa nhận có tình trạng nữ tu bị lạm dụng tình dục bởi linh mục và Giám mục, đồng thời cảnh báo về những vết thương vô hình – tình trạng bị lạm dụng tâm lý và thao túng tinh thần mà các nữ tu phải âm thầm chịu đựng suốt bao năm.
Lịch sử của Giáo hội Công giáo đối với vấn nạn lạm dụng tình dục luôn là một chủ đề gây tranh cãi gay gắt, đặc biệt là những nỗ lực có tổ chức nhằm che đậy trong nội bộ giáo hội. Đây vẫn là một vấn đề nhức nhối kéo dài, và chắc chắn Đức Giáo hoàng Leo XIV không thể làm ngơ hay né tránh.
Trong khi còn là Giám mục của Chiclayo (Peru), Đức Giáo hoàng Leo XIV (linh mục Robert Prevost) từng bị tổ chức Survivors Network of those Abused by Priests cáo buộc che giấu các vụ lạm dụng. Nay với trọng trách lãnh đạo cộng đồng Công giáo toàn cầu, mọi phản ứng, thái độ và chính sách của ngài trước những cáo buộc tương tự sẽ đóng vai trò then chốt trong việc định hình niềm tin của cộng đồng tín hữu cũng như hình ảnh của Giáo hội trong thời đại mới.
Phụ nữ trong Giáo hội
Dưới thời Đức Phanxicô, Giáo hội đã đón một làn gió mới: làn gió của sự bao dung và nỗ lực mang đến cơ hội công bằng hơn cho phụ nữ, nhất là trong tình hình các dòng tu nữ đang dần mai một.
Ngài từng phá vỡ một rào cản lâu đời khi cho phép phụ nữ bỏ phiếu tại một buổi họp quan trọng của các Giám mục vào năm 2023 (cuộc họp mà chính Đức Leo XIV cũng đã tham gia chủ trì). Tuy nhiên, cánh cửa bình đẳng chưa hề rộng mở hoàn toàn. Một trong những câu hỏi lớn vẫn còn bỏ ngỏ: phụ nữ có thể trở thành phó tế hay không? Và nếu có, điều đó có mở đường để họ trở thành linh mục trong tương lai?
Sự đa dạng trong giáo hội: từ Vatican đến toàn thế giới
Một trong những di sản sâu sắc nhất của Đức Phanxicô là khiến Hồng Y Đoàn (vốn tổ chức thiên về Âu Châu) có sự tham gia nhiều hơn từ các khu vực như Á Châu, Phi Châu, Nam Mỹ… Hồng Y Mật Nghị năm 2025 là kỳ Mật nghị quy tụ các Hồng Y đến từ nhiều nơi khác nhau nhất trong lịch sử Giáo hội. Theo Pew Research Center, dù Âu Châu vẫn chiếm tỷ lệ cao trong thành phần Hồng y, nhưng sức ảnh hưởng của Phi Châu và Á Châu cũng đang lớn dần, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các cộng đồng Công Giáo.
Đức Leo XIV là vị Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử, nối tiếp Đức Phanxicô (vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Latin) cho thấy rõ ràng Giáo hội đang mở rộng tầm ảnh hưởng toàn thế giới. Sinh ra tại Chicago nhưng có hơn 20 năm phục vụ tại Peru (10 năm tại Trujillo, sau đó làm Giám mục Chiclayo từ 2014 – 2023), ngài đã sống và làm việc ở cả Nam Mỹ và Âu Châu. Trước khi được bầu làm Giáo hoàng, ngài là trưởng nhóm cố vấn của Đức Phanxicô trong việc tuyển chọn Giám mục mới – một trong những vai trò rất quan trọng tại Vatican.
Với xuất thân trải dài từ Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Âu Châu, tầm ảnh hưởng của Đức Leo XIV không chỉ thể hiện qua gốc gác mà còn qua sự thấu hiểu đa văn hóa của ngài. Và thế giới đang dõi theo để xem vị Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên sẽ viết nên chương mới cho Giáo hội toàn cầu ra sao.

The Biggest Challenges Pope Leo XIV Faces
From diversity to globalization, Pope Leo XIV inherits a Catholic community at odds on several issues.
