cmdcn3mt9x
Đẹp trai mà lại có tài
“Khi là thiểu số, Giáo Hội La Mã là con CỪU, khi ngang số, nó là con CÁO, khi chiếm đa số, nó là con CỌP." (Rome in the minority is a lamb, Rome as an equal is a fox, Rome in the majority is a tiger).
Sử gia Loraine Boettner
Bài viết chủ yếu lấy tư liệu từ sách “Viet Nam: Why Did We Go?” của tác giả người Ý Avro Manhattan
Đọc xong bài sẽ hiểu vì sao bọn Nhật sau này lại mạnh như vậy.
Tóm tắt
Sử gia Loraine Boettner
Bài viết chủ yếu lấy tư liệu từ sách “Viet Nam: Why Did We Go?” của tác giả người Ý Avro Manhattan
Đọc xong bài sẽ hiểu vì sao bọn Nhật sau này lại mạnh như vậy.
Tóm tắt
► Những nhà truyền giáo Ca-tô đựơc hoan nghênh đến Nhật Bản vào thế kỷ 16
► Những nhà cai trị, những kẻ bảo hộ Nhật Bản cho Giáo Hội Ca-tô
► Giáo hội Ca-tô bắt đầu can thiệp vào chính trị Nhật Bản
► Giáo dân Ca-tô Nhật Bản chống lại chính quyền
► Sự bất ổn dân sự và cuộc nội chiến thúc đẩy bởi Giáo Hội Ca-tô
► Các cuộc vây hãm của Ca-tô và những trận đánh
► Những cuộc bách hại Ca-tô ở Kyoto và Osaka
► Cuộc đấu đá giữa tu sĩ dòng Tên, dòng Phanxicô và người Ca-tô Nhật Bản
► Thuyền trưởng Tây Ban Nha và Hideyoshi, người cai trị Nhật Bản
► Lệnh cấm của vương triều chống lại tất cả người Ca-tô
► Giáo dân Ca-tô Nhật trang bị vũ khí chống lại chính quyền Nhật Bản
► Các tu sĩ dòng Tên lãnh đạo một đội quân 30.000 người Ca-tô Nhật chống lại những người cai trị Nhật Bản.
► Việc sát hại Thống đốc tỉnh Shimbara bởi những người Ca-tô
► Trận chiến đẫm máu giữa người Ca-tô và Phật tử
► Người Hà Lan giúp Nhật Bản chống lại người Ca-tô
► Sắc dụ: Tất cả các người Cơ-Đốc bị cấm vào Nhật Bản suốt 250 năm .
Lịch sử Nhật Bản cho thấy một ví dụ gây hấn nổi bật của Vatican. Đối với Trung Quốc và Thái Lan, chính sách cơ bản cho thấy thương nhân Công giáo và linh mục Công giáo làm việc cùng nhau, để cùng mở rộng lợi ích cho cả hai. Để đạt mục tiêu, việc mở rộng Giáo Hội Công giáo lúc nào cũng rất cần thiết.
Trái ngược với niềm tin thông thường, khi lần đầu tiên tiếp xúc với Tây Phương, Nhật Bản rất háo hức trao đổi ý tưởng của họ, như thương mại và hàng hóa. Từ cuộc đổ bộ đầu tiên của người Bồ Đào Nha vào nước Nhật, thương nhân nước ngoài được khuyến khích cập bến hải cảng Nhật. Giới chức thống trị địa phương của Nhật thảo luận với nhau mở cửa Nhật Bản để thương nhân Tây Phương tới lui buôn bán. Các nhà truyền giáo Công giáo cũng được tiếp đón như như các thương nhân, và đức tin Công giáo cũng được thiết lập tại vùng đất mới.
Các nhà truyền giáo còn được sự bảo vệ của một lãnh chúa mạnh mẽ là Nobunaga, một nhà độc tài quân phiệt Nhật Bản, trong thời gian từ năm 1573 tới năm 1582. Nhà độc tài này cùng lúc cũng để tâm kiểm soát sức mạnh chính trị của một phong trào quân nhân Phật Tử cùng với sự quảng đại đối với những người Công giáo mới tới. Ông khuyến khích người Công giáo mới tới bằng cách cho họ quyền truyền bá tôn giáo trên lãnh thổ của ông. Ông tặng họ đất ở Kyoto, và thậm chí còn hứa hẹn bảo trợ hàng năm. Nhờ vậy, chưa bao giời người Công giáo có một cơ hội lan tràn khắp nước như lần này. Hàng ngàn người đã chuyển đạo sang Công giáo. Nhiều trung tâm Công giáo được thiết lập hoặc mở rộng.
Có phải các nhà truyền giáo Công giáo đã được một đặc ân giảng dạy giáo lý tôn giáo của mình một cách bình đẳng? Có phải đây là một phần thưởng tinh thần to lớn của Nhật đối với người Công giáo? Sự thật hiển nhiên cho thấy một khi người Công giáo được đặt ân để trở thành một cộng đồng Công giáo to lớn, Vatican bắt đầu thiết lập một hệ thống lấn lướt và thống trị bằng vũ lực. Như người ta đã thấy một cách rõ ràng, Những người Nhật Bản chuyển đạo không còn là những người dân Nhật Bản bình thường nữa, mà đã trở thành những người dân của Giáo Hoàng, dưới sự điều động của Giáo Hoàng. Một khi họ đã chuyển đạo, sự trung thành với đất nước Nhật của họ bị biến mất, họ tự động trở thành những người rất nguy hiểm cho sự sống còn của đất nước Nhật Bản.
Đúng vậy! Điều này rất rõ ràng và sẽ mang lại nguy hiểm nghiêm trọng cho an ninh bên trong cũng như bên ngoài của đế quốc Nhật Bản. Đứng về phía các lãnh vực bên trong, Công giáo sẽ không khoan dung bất cứ một tôn giáo nào khác, bởi vì người Công giáo cho rằng chỉ có đạo Công giáo là một “chánh đạo,” tất cả các đạo khác đều là “tà đạo.” Điều này, tất nhiên sẽ đưa tới một cuộc nội chiến. Đứng về phía các lĩnh vực bên ngoài, bằng cách làm theo chỉ thị của các nhà truyền giáo nước ngoài, dĩ nhiên ưu tiên sẽ dành cho người nước ngoài mà không có lợi ích thương mại gì cho người bản xứ, trong khi sự xâm nhập chính trị và quân sự là một tai hoạ, nhất là trong thời kỳ tìm kiếm thuộc địa của các đế quốc Âu Châu.
Sau nhiều năm mở rộng cửa cho các nhà truyền giáo Công giáo, Nhật Bản bắt đầu nhận ra rằng giáo hội Công giáo không chỉ là một tôn giáo, nhưng cũng là một quyền lực chính trị kết nối với sự mở rộng của các quốc gia Công giáo như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, và một số các quốc gia Tây Phương khác. Nguyên lý bất chính của Công giáo cho rằng chỉ có Công giáo là một chánh đạo duy nhất trong khi tất cả các đạo giáo khác đều là tà đạo đã bắt đầu cho ra bông ra trái. Bất cứ nơi nào người Nhật được chuyển đạo thành người Công giáo một cách rộng rãi, nơi đó có sự bất khoan dung của người Công giáo.
Bất cứ vùng nào người Công giáo Nhật Bản trở thành đa số, tín đồ Phật Giáo luôn bị người Công giáo chèn ép. Không những các chùa Phật Giáo bị tẩy chay, mà các chùa còn bị đóng cửa, bị tước đoạt, hoặc bị chuyển đổi thành nhà thờ Công giáo. Có rất nhiều trường hợp người Phật Giáo bị ép buộc phải bỏ đạo của mình để theo đạo Công giáo. Nếu họ từ chối thì kết quả sẽ là mất tài sản, và thậm chí còn mất cả tính mạng. Đối diện với các hành vi này, thái độ khoan dung của những người cầm quyền Nhật Bản cũng đã bắt đầu thay đổi.
Ngoài việc xung đột nội bộ, các tham vọng chính trị của các Đế Quốc Công giáo ngoại quốc bắt đầu trình bày thái độ không khoan dung của họ đối với những người cai trị Nhật Bản, là không thể bỏ qua. Vatican, vào một buổi điều trần về sự thành công của Công giáo ở một miền đất xa xôi, đã phát động kế hoạch của họ cho một sự thống trị chính trị. Như sự quen thuộc mà họ đã từng làm, họ sẽ sử dụng các nhà truyền giáo của giáo hội, cùng với sức mạnh quân sự đồng minh giữa các quốc gia Công giáo. Đây là những người có đầy nhiệt tâm mang thánh giá; đầy nhiệt tâm cho chủ quyền của Giáo Hoàng; đầy nhiệt tâm cho lợi ích thương mại; và đầy nhiệt tâm về sự chinh phục quân sự trong cùng một tàu chiến.
Vatican luôn luôn theo cùng một công thức chính trị xâm nhập này kể từ khi phát hiện ra châu Mỹ. Nhiều Giáo Hoàng, bao gồm Giáo Hoàng Leo X, đã ban bố, đã khuyến khích, mà thực ra, là hợp thức hoá tất cả các cuộc chinh phục các lãnh thổ bị chiếm đóng bởi người Công giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Viễn Đông. Dẫn đầu trong số đó là Alexander VI, với các khoản trợ cấp của Tây Ban Nha chiếm quyền sở hữu của tất cả các “đất đai và đảo tìm thấy tại Ấn Độ, hoặc tại bất cứ nơi nào.” Nhật Bản được liệt kê là một trong những món quà của Giáo Hoàng mà Thượng Đế ban cho hai đế quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Vì vậy cho nên, khi cộng đồng Công giáo Nhật Bản đã trở thành mạnh mẽ, đủ để hỗ trợ quyền lực thế tục Công giáo, Vatican đã bước một bước đầu tiên quan trọng trong chiến thuật chính trị tầm xa, đó là sử dụng các cộng đồng Công giáo ở Nhật như là một công cụ chính trị để tiến hành chinh phục vùng đất mới. Để thực hiện chính sách này, năm 1579, Vatican gửi một nhà truyền giáo Dòng Tên (Jesuits) tên là Valignani, đến để tổ chức một loạt nhà thờ Nhật Bản trên những hòn đảo nhỏ của Nhật. Dĩ nhiên trong thời gian Valignani thiết kế các nhà thờ, Valignani bị theo dõi ngầm để bảo đảm việc làm là thuần tuý tôn giáo, và Valignani cũng được hỗ trợ của nhiều hoàng tử Nhật như Omura, Arima, Bungo, và nhiều người khác. Họ đã lập thành một “tỉnh Công giáo,” với sự trợ giúp của các sinh viên, bệnh viện, và chủng viện, nơi thanh thiếu niên Nhật được huấn luyện về thần học, về chính trị, về văn chương, và về khoa học.
Lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi, vẽ năm 1601
Sau khi xâm nhập đủ sâu vào các lãnh vực tôn giáo, giáo dục, và các cấu trúc xã hội, ở các tỉnh của các hoàng tử, Valignani bước thêm một bước thứ hai, là thuyết phục lập một phái đoàn ngoại giao chính thức tới gặp Giáo Hoàng. Khi phái đoàn trở lại Nhật năm 1590, tình hình đã thay đổi đáng kể. Hideyoshi, một lãnh chúa mới của Nhật, ý thức rất sâu sắc những tác động chính trị của Công giáo và sự liên kết của họ với các thế lực chính trị tôn giáo xa xôi Tây Phương, như là Giáo Hoàng. Ông quyết định thống nhất với Phật Giáo, không phục vụ chính trị cho bất cứ một hoàng tử nào bên ngoài lãnh thổ của ông.
Năm 1587, Hideyoshi viếng thăm đảo Kyushu và đã ngạc nhiên tìm thấy cộng đồng Công giáo trên đảo này đã thực hiện các cuộc đàn áp tôn giáo kinh khủng. Ở khắp mọi nơi, ông thấy những tàn tích của các ngôi chùa Phật Giáo và các Tượng Phật bị sứt mẻ hư hỏng. Ông thấy rất rõ người Công giáo, trên thực tế, đã buộc phải cố gắng làm cho toàn bộ hòn đảo Kyushu bị “Công giáo hoá” hoàn toàn.
Trong cơn phẫn nộ, Hideyoshi lên án các cuộc tấn công của Công giáo vào Phật Giáo; sự không khoan dung các tôn giáo khác của Công giáo; sự liên hiệp chính trị của Công giáo với các thế lực ngoại bang; và các thực tế khác như phá hoại… rồi ông kỳ hạn cho cho người Công giáo trong vòng hai mươi ngày phải rời khỏi Nhật. Nhà thờ và tu viện của người Công giáo tại Kyoto và Osaka được lệnh kéo sập khi Phật Tử bị tấn công, và quân đội cũng được gửi đến Kyushu.
Các biện pháp chỉ thành công có một phần vì Công giáo đã xâm nhập quá sâu vào xã hội. Năm 1614, tất cả linh mục Công giáo nước ngoài được lệnh phải rời khỏi Nhật thêm một lần nữa. Lệnh trục xuất được ban ra bởi một vấn đề nghiêm trọng: Các nhà truyền giáo Công giáo, bên cạnh chăm sóc sự bất khoan dung tôn giáo giữa người Nhật, đã bắt đầu mở một cuộc chiến cay đắng với nhau. Cãi cọ giữa giữa những người Jesuits và Franciscans đã tự chia đôi cộng đồng Công giáo của họ. Những mối hận thù trở thành rất nguy hiểm cho đến nỗi các giới chức chính quyền Nhật Bản sợ họ sẽ dẫn đến nội chiến. Nhật Bản cũng thấy nội chiến thế nào cũng sẽ lôi kéo sự can thiệp quân sự của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Sự tham gia của quân đội nước ngoài là một mối lo rất lớn cho nền độc lập của Nhật Bản.
Sợ hãi này có phải là một sự phóng đại hay không? Sự phát triển của Công giáo Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã có thể chứng minh rằng nguy cơ là một thực tế. Sự xâm nhập của Franciscans đã biến Philippines thành thuộc địa năm 1593 gây cho Hideyoshi không thể ngưng báo động. Các tu sĩ dòng Francisciscans bỏ ngoài tai mọi thứ, xây dựng nhà thờ và cải đạo tại Kyoto và Osaka, bất chấp các cơ quan của nhà nước. Vấn đề rất phức tạp, họ bắt đầu cãi vã và dùng bạo lực với dòng Jesuits. Những điều Hideyoshi nỗ lực tìm hiểu tuy nhỏ nhưng rất đáng chú ý.
Năm 1596 một thuyền buồm Tây Ban Nha, chiếc San Felipe, bị đắm ngoài khơi tỉnh Tosa. Hideyoshi ra lệnh tịch thu chiếc tàu và hàng hóa trên tàu. Vì tức giận, viên đại tá Hải Quân Tây Ban Nha, vì muốn gây ấn tượng hoặc đe dọa các quan chức Nhật Bản, đã đưa ra một trong nhiều cách Tây Ban Nha đã chiếm nhiều thuộc địa trên thế giới. Bằng chứng mà viên thuyền trưởng cho các giới chức Nhật thấy, là một bản đồ của tất cả các thuộc địa do Tây Ban Nha chiếm trên thế giới.
Các quan chức Nhật ngạc nhiên hỏi làm thế nào mà Tây Ban Nha đã có thể chiếm được rất nhiều đất đai ở nhiều chỗ khác nhau? Đại tá Hải quân Tây Ban Nha tự hào đáp là Nhật Bản sẽ không bao giờ có thể bắt chước được Tây Ban Nha, chỉ đơn giản là bởi vì Nhật Bản không có các nhà truyền giáo Công giáo. Ông khẳng định rằng tất cả các lãnh thổ Tây Ban Nha đã được chiếm đoạt bằng cách trước nhất là gởi các nhà truyền giáo tới để cải đạo người địa phương, rồi sau đó Tây Ban Nha sẽ gởi quân tới để chiếm đất, với sự trợ giúp của các con chiên cải đạo.
Khi chuyện này được báo cáo lên Hideyoshi, sự tức giận của Hideyoshi không còn có thể kềm chế được nữa. Những nghi ngờ của ông về việc sử dụng các nhà truyền giáo như là một nấc thang đầu tiên cho cuộc chinh phục thuộc địa, được xác nhận một cách trắng trợn. Ông nhận ra ngay mô hình đánh chiếm thuộc địa một cách khôn ngoan đã lọt vào bên trong chính quyền đế chế của ông.
Năm 1597 cả hai dòng Phanxicô lẫn Dominican bị cấm. Hai mươi sáu linh mục đã được tập họp tại Nagaski và bị hành quyết để tuyệt đối ngăn cấm và làm gương cho các nhà truyền giáo Công giáo. Năm 1598, Hideyoshi qua đời, và Công giáo được tiếp tục trở lại với các Đoàn Tông Đồ (Vigors) cho đến khi Ieyasu lên nắm quyền vào năm 1616. Ieyasu còn cấm đạo gay gắt hơn người tiền nhiệm của ông. Một lần nữa, dưới triều Ieyasu, các nhà truyền giáo Công giáo được lệnh phải rời khỏi nước Nhật, và hình phạt “chém đầu” được đưa ra cho người Nhật nào không chịu từ bỏ đạo Công giáo.
Sửa lần cuối: