Live Lính phát xít Nhật dạy Việt Minh Nake đào địa đạo

Hong Leung

Khổ vì lồn
Dân Việt Nam, đặc biệt là dân Nam Kỳ giai đoạn Pháp đô hộ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 vốn hiền lành, thấy việc nghĩa có ra tay giúp đỡ. Đơn giản chỉ vậy thôi. Cụ Đồ Chiểu tả rõ trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc .Các phong trào chống Pháp cũng lần lượt tan rã. Xã hội dần dần ổn định trong vòng tay cai trị của thực dân Pháp.

Cách mạng 1945 nổ ra rồi toàn quốc kháng chiến thì dân ta cũng chỉ tầm vông vạt nhọn, mác vót, mã tấu, phảng, … là vũ khí chính. Đặc biệt ra trận là ào ào xông tới chứ không chiến thuật chiến lược gì cả. Nói vậy để thấy khi cách mạng tháng tám nổ ra dân Nam Kỳ hầu như không biết gì về chuyện đánh nhau.

Trước 1945, không có tài liệu nào cho thấy dân Nam Kỳ biết đào địa đạo cho mục đích quân sự hay các mục đích khác. Chỉ có nghe nói về dân “đào tường khoét vách”(tức là dân ăn trộm) là hết cỡ.
Vậy ai dạy dân Sài Gòn đào địa đạo?
Câu trả lời vô cùng bất ngờ: Lính Nhật dạy.

Thật ra chỉ bất ngờ với thế hệ trẻ sau này thôi. Hầu hết các lãnh đạo + sản kỳ cựu ở Sài Gòn đều biết lính Nhật dạy dân ta đào địa đạo.

Tuy nhiên, dân tộc ta anh hùng, gan dạ, sáng tạo làm sao chấp nhận sự thật đó. Đặc biệt là sau 1975, báo chí sách vở cách mạng tuyên truyền về địa đạo Củ Chi vang danh khắp địa cầu. Dân ta không thể nào chia sẽ Vinh Quang đó cho bọn Nhật là đương nhiên.

Sau ngày Nam Bộ Kháng Chiến, Quốc Gia tự vệ cuộc phân ra nhiều chi đội chiến đấu. Các chi đội đó đều có lính Nhật không hàng quân đồng minh mà bỏ chạy theo Việt Minh. Chính những người lính, sĩ quan Nhật đó đã huấn luyện kỹ thuật quân sự cho các anh nông dân Nam Kỳ. Quân sử Việt Nam hiện đại nên viết đúng và ghi nhận những sự thật đó.

Một trong những người nông dân đầu tiên được người Nhật dạy kỹ thuật quân sự và dạy đào địa đạo là ông Tám Lê, còn gọi là ông Tám Lê Thanh. Ông là người làng Phú Thọ Hòa, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định ( lúc đầu tôi nhầm là Chợ Lớn). Ông tham gia khởi nghĩa 1945, khi Pháp tái chiếm Nam Bộ ông vào chi đội 12, là lính chiến đấu dưới trướng của ông Tô Ký, công tác tại vùng Gò Vấp-Hốc Môn. Và những người lính Nhật trong Chi đội 12 đã đào và dạy ông cùng những người dân Phú Thọ Hòa đào những địa đạo đầu tiên của Việt Nam. Nếu các bạn vào thăm địa đạo Phú Thọ Hòa thấy ghi có 16 thanh niên đào và xây dựng địa đạo dưới sự chỉ đạo của ông Tám Lê, thì cả 16 thanh niên đó đều mang họ Cù. Thưa các bạn, 16 người họ Cù đó chính là 16 người Nhật. Và ban đầu, những địa đạo đó dùng để cất dấu, tàng trữ khí tài, vũ khí, máy móc, lương thực,… là những thứ mà khi lính Pháp càn quét thì quân ta rút lui mà không mang theo được.

Các bạn thường nghe nói chiến khu D hay còn gọi là chiến khu Dương Minh Châu. Vậy ai trong số các bạn biết vì sao tên là chiến khu D? Có phải viết theo thứ tự A,B,C rồi D? Nếu vậy, chiến khu A ở đâu các bạn biết không? Chính là chiến khu Phú Thọ Hòa thành lập sau ngày Nam Bộ Kháng Chiến. Còn chiến khu B và chiến khu C ở đâu. Có dịp tôi sẽ kể về các chiến khu đó.

Người Nhật khi theo Việt Minh khắp Nam Kỳ hầu như đều giữ trọng trách huấn luyện quân sự cho lính Việt Minh và họ dạy cho người Việt cách đào hầm và địa đạo. Bà nội tôi ở Thủ Đức cũng xác nhận lính Nhật dạy đào hầm, đào địa đạo. Dòng họ ngoại tôi ở Bến Cát cũng học đào hầm, địa đạo từ người Nhật. Tuy nhiên, hầm thì dễ đào nhưng không phải chổ nào cũng đào được địa đạo, tùy vùng đất. Mục đích ban đầu của việc đào hầm là cất dấu tài liệu, vũ khí, khí tài,… sau đó là tránh bom pháo. Về sau nữa mới có chuyện hầm bí mật để cán bộ cách mạng trốn khi có lính Pháp bất ngờ đổ quân “chụp” nên chạy không kịp.

Theo thời gian, chi đội 12 của ông Tô Ký hoạt động vùng Gò Vấp-Hóc Môn lan rộng sang Củ Chi- Đức Hòa. Khi đến Củ Chi họ phát hiện đó là vùng đất thích hợp cho việc đào địa đạo. Chính những người lính chi đội 12 bắt dân Củ Chi đào địa đạo cho họ làm căn cứ kháng Pháp. Từ đó dân Củ Chi biết cách đào địa đạo.
Và như tôi luôn nói: Mục đích chính của địa đạo ban đầu là cất giấu khí tài, vũ khí,.... Sau đó là tạm lánh trốn khi giặp càn mà chạy ko kịp. Địa đạo không phải là công sự để chiến đấu. Trốn dưới địa đạo mà Mỹ khui trúng thì chỉ có hai lựa chọn: Một là chui lên hàng (về sau thành Việt kiều yêu Nước); Hai là thành liệt sĩ. Đơn giản vậy thôi.

( P/S: Thông tin trên tôi đưa ra hoàn toàn nghiêm túc và chính xác. Vì tôi là con em của những người từng sống, chiến đấu,.. TRÊN địa đạo, nhớ là không phải TRONG. Tôi hay nói tôi sinh ra trong địa đạo, nhưng chính xác chỉ là hầm tránh bom chữ A. Hồi nhỏ, sau 1975, về “tiếp quản” Sài Gòn, ai hỏi tôi: Cháu ở đâu về? Tôi trả lời ngọt sớt: Cháu ở MIỀN. Ớ xứ đó, xứ MIỀN, trưởng ban An Ninh là ông Tám Lê Thanh. Và lúc rảnh, ông Tám thường cõng tôi trên vai đi chơi. Ba má tôi đều là quân y MIỀN. Hơn ai cái gì không hơn chứ tôi hơn người khác là thưở nhỏ ngồi trên vai chừng chục ông tướng.)

Nhà văn Bút Thép
 

Có thể bạn quan tâm

Top