nguoidaugio
Mai là mùng một
Nguồn facebook Bao Anh Thai
Sớm hôm nay, quân Nga đã tiến vào trung tâm thành phố Lysichansk. Phía Ukraine chưa có phát ngôn chính thức nhưng quân Nga đã công bố các đoạn video cho thấy quân đội của họ đã treo cờ ở toà thị chính thành phố và các khu vực quan trọng khác. Sự tàn phá cơ sở hạ tầng có vẻ không nhiều và có những nhóm người dân nhỏ kéo ra đường vẫy chào quân Nga tiến vào.
Như vậy là chỉ trong 2 tháng, thế trận bao vây một thành phố đã thay đổi rất nhiều. Nếu như ở Mariupol, quân Ukraine đánh nhau trên từng đường phố tới khi bị chia cắt và dồn về 2 nhà máy Ilych và Azovstal (và sau đó cầm cự cả tháng ở đó tới khi đầu hàng) thì thành phố Severodonetsk thất thủ sau 3 tuần và giờ đây Lysichansk sụp đổ sau 1 tuần bị quân Nga tấn công. Ở Severodonetsk, quân Ukraine bỏ thành phố trước khi bị vây để rút về khu nhà máy hoá chất Azot. Nhưng ngay cả ở vị trí này, họ cũng không cố thủ tới khi không thể như ở Azovstal 1 tháng trước mà bỏ hết vũ khí hạng nặng, chấp nhận bị thiệt hại nặng để rút khỏi nhà máy về Lysichansk trước khi nó hoàn toàn bị hợp vây.
Ở Lysichansk, sau khi quân Nga chiếm được nhà máy lọc dầu ở phía Tây Nam thành phố cắt đứt tuyến đường rút lui lớn nhất và đặt tuyến đường rút cuối cùng từ Lysichansk về Siversk dưới hoả lực bắn thẳng của pháo, của súng cối và thậm chí là súng máy hạng nặng thì sự sụp đổ của hệ thống phòng ngự của Ukraine diễn ra. Quân Ukraine bỏ toàn bộ tuyến phòng thủ dọc sông Syversky Donets. Nếu như vào tháng trước cả quân Nga và quân Ukraine đều bị thiệt hại nặng khi cố gắng vượt sông này thì nay quân Nga chỉ mất 1 buổi sáng đã có thể vượt sông và chiếm khu dân cư Privillya và tiến vào phía Tây Bắc thành phố.
Sự sụp đổ của hệ thống phòng thủ Lysichansk khi vào ngày hôm qua, quân Nga thay vì tiến về Bihilovroka (mũi tên đỏ) thì lại tiến về một ngã tư nằm giữa thị trấn trên và Lysichansk (khoanh màu vàng). Việc mất ngã tư này khiến cho mọi tuyến đường rút lui khỏi Lysichansk sẽ bị cắt, cho dù quân Ukraine có giữ được Bihilovroka hay không. Vào chiều hôm qua, một số đơn vị Ukraine trên mọi phương tiện có thể đã liều mình rút khỏi Lysichansk, băng đồng dưới hoả lực pháo binh của Nga để thoát khỏi thành phố. Sau đó, trong đêm và sáng nay, quân đội Nga đã vào trung tâm thành phố mà không phải đánh nhau. Trong vài ngày tới quân đội Nga sẽ tảo thanh thành phố và lúc đó sẽ biết liệu quân Ukraine đã rút được bao nhiêu quân ra khỏi cái bẫy này.
Có thể thấy gì qua chuỗi chiến sự từ Mariupol tới Severodonetsk và Lysichansk.
Về phía Ukraine, rõ ràng là trận thảm bại tại Mariupol đã có tác dụng tinh thần rất lớn đối với quân đội Ukraine từ cấp cao xuống tới binh lính. Ở cấp cao, mâu thuẫn giữa tổng thống Zelensky và lãnh đạo quân đội đã trở thành công khai. Ngay từ trước khi quân Nga phát động cuộc tấn công bào Severodonetsk, các tướng lĩnh Ukraine đã yêu cầu rút khỏi khu vực này để tránh một Mariupol thứ hai. Khi tổng thống Zelensky từ chối (ông tuyên bố với phương Tây là Ukraine đã và sẽ đứng vững ở Donbass) thì các tướng lĩnh đưa yêu cầu rút lui lên truyền thông. Điều này đã từng diễn ra ở Mariupol nhưng lần này ở cấp độ cao hơn rất nhiều - từ bộ chỉ huy tối cao của quân đội Ukraine. Sau khi việc rút lui bị từ chối thì bắt đầu xuất hiện nhiều video của tập thể các đơn vị tiền tuyến của Ukraine nói lên tình trạng kiệt quệ của họ. Sau mỗi video này là việc đơn vị đó từ chối chiến đấu hoặc rã ngũ hoặc đầu hàng. Hành động của cả Zelensky lẫn bộ tư lệnh quân đội Ukraine đều có lý do của mình. Tổng thống Zelensky biết rằng với những khó khăn về kinh tế càng ngày càng tăng thì việc hỗ trợ từ các nước phương Tây sẽ rất phụ thuộc vào chuyện người dân và chính phủ các nước này có tin rằng Ukraine sẽ đứng vững hay không. Do đó, dù rằng việc cố giữ Donbass là không thực tế và có thể dẫn tới thảm hoạ quân sự trước mắt nhưng nếu giữ được tới khi các nước phương Tây, cụ thể hơn là G7 quyết định được khối lượng, chủng loại vũ khí sẽ cung cấp cho Ukraine - không phải theo từng chuyến nhỏ mà là cho cả cuộc chiến (hoặc chí ít là cho nửa cuối năm 2022) thì sự hy sinh đó có thể là cần thiết vì đại cục.
Tuy nhiên, ở cấp độ chiến dịch quân sự, đối với bộ tư lệnh quân đội Ukraine thì việc tiếp tục giữ Donbass chỉ tạo ra các nồi hầm mới đối với quân đội Ukraine. Nhìn xa hơn một chút, nếu những đơn vị đã được thử thách qua 8 năm chiến đấu vừa qua của Ukraine bị tiêu diệt ở đây thì cuộc chiến sau đó sẽ diễn biến có lợi rất nhanh cho quân Nga khi đối đầu với họ chỉ là các tân binh mới được tuyển dụng. Trong trận vượt sông Syversky Donets tháng trước, các đơn vị vượt sông của Ukraine có rất nhiều lính nghĩa vụ được động viên vào đợt 3 và 4 sau khi chiến sự nổ ra. Điều đó có nghĩa là những người lính mới được huấn luyện chưa đến 3 tuần đã phải thực hiện nhiệm vụ rất khó khăn là vượt sông dưới hoả lực của quân địch. Ngay trước đó vài ngày, các đơn vị thiện chiến của Nga đã thất bại trên đúng địa điểm đó và trong điều kiện tương tự (với hoả lực mạnh hơn Ukraine nhiều lần). Điều này cho thấy quân đội Ukraine sau 4 tháng đánh nhau đã mất phần lớn lực lượng chính quy, thiện chiến mà họ tích luỹ được trong 8 năm từ 2014 (vì thế phải dùng tân binh cho một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của chiến tranh - vượt sông dưới hoả lực địch). Sự thất bại và thiệt hại nặng của cuộc vượt sông đó là tất yếu. Tất nhiên, bộ chỉ huy Ukraine hiểu rõ điều đó nhưng có vẻ như nhu cầu có chiến thắng để củng cố niềm tin của phương Tây vào thắng lợi của Ukraine mạnh hơn lý trí và tư duy quân sự nên họ vẫn phải phát động cuộc phản công vượt sông đó.
Có thể thấy là tất cả các bên: Nga, bộ tư lệnh quân đội Ukraine và tổng thống Zelensky đều thấy cả Donbass bây giờ là một cái bẫy chuột tiềm tàng đối với quân đội Ukraine. Tuy nhiên, việc tiếp tục chiến đấu vì nó là cần thiết vì mục tiêu chính trị - giữ niềm tin của phương Tây rằng Ukraine sẽ đứng vững - để có thể tiếp tục nhận viện trợ. Việc quân Ukraine sẽ bị hy sinh vô ích trong vòng vây (như bộ tư lệnh Ukraine lo sợ) hay Zelensky sẽ thành công trong việc khiến phương Tây hỗ trợ ồ ạt - chứ không phải nhỏ giọt như hiện nay - phụ thuộc vào 3 yếu tố: (i) hành động của Nga ở cả cấp chiến lược (chính trị và kinh tế) và chiến thuật quân sự, (ii) khả năng chiến đấu của quân Ukraine và cuối cùng là (iii) hành động của phương Tây.
1. Hành động của Nga.
Thứ nhất, Nga có vẻ như hiểu rõ “canh bạc” của Zelensky nên họ tấn công cùng lúc trên mọi lĩnh vực. Về chính trị, trong khi G7 họp bàn chuyện chống Nga thì khối BRICS cũng họp. Giờ đây các thành viên của khối này bắt đầu công khai so sánh về quy mô dân số, nền kinh tế (với sức mua thật chứ không phải con số GDP) với G7. Trong khi NATO chính thức mời Thuỵ Điển và Phần Lan vào khối thì BRICS cũng mở cửa cho Iran và Argentina gia nhập. Nhìn vào cách thức Nga loại trừ tác động xấu của các hoạt động cấm vận cũng như tác dụng ngược của sự cấm vận này với nền kinh tế phương Tây - cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ đều cao giọng nói thẳng với phương Tây là họ không còn ở tư thế và tiềm lực để nói chuyện với 2 nước này như thể họ là thuộc địa. Và để đáp lại các lời nói vỗ mặt đó, phương Tây chọn cách im lặng và gần đây nhất là lên tiếng nhờ Trung Quốc gây sức ép với Nga đối với vấn đề Ukraine.
Thứ hai, về kinh tế, người Nga tiếp tục tấn công liên tục nhưng rất tinh vi. Sau khi đẩy giá lương thực lên cao thì Nga tuyên bố sẵn sàng bán lương thực cho các nước “thân thiện”. Điều đó sẽ khiến cho Nga có được sự ủng hộ của nhiều quốc gia không thuộc nhóm EU hay NATO. Tiếp đó, Nga tấn công mạnh mẽ nhưng tinh vi vào nền kinh tế Đức. Quốc gia này là nước có tiếng nói quyết định trong EU chứ không phải mấy nước vùng Baltic hay Ba Lan, các quốc gia đang dựa vào cái ô NATO để đấm ngực doạ Nga. Đức đã phát triển chính sách “năng lượng sạch” từ gần 20 năm nay. Tuy nhiên cái sự sạch này lại dựa chủ yếu vào năng lượng giá rẻ của Nga. Điều đó có nghĩa là người Đức “sạch” vì họ không khai thác hay sản xuất năng lượng trên đất mình chứ không phải họ là một quốc gia năng lượng sạch. Do đó, việc cắt giảm năng lượng giá rẻ của Nga khiến cho nền kinh tế Đức bị shock vì thay đổi về giá năng lượng sẽ khiến cho giá đầu vào của toàn bộ nền kinh tế bị đảo lộn. Tuy nhiên Nga tấn công một cách tinh vi. Họ không tuyên bố cấm vận Đức mà viện lý do kỹ thuật - ngừng để bảo trì đường ống - để ngừng toàn bộ nguồn khí cung cấp cho Đức trong mấy ngày tới. Nói một cách khác là Nga cho Đức nếm mùi thiệt hại kinh tế thực sự nhưng không khiến chính phủ Đức bị mất mặt. Hành động của nước Đức cho thấy họ đang cư xử đúng cách người Nga muốn. Mặc dù trên phương diện phát ngôn, nước Đức rất cứng rắn nhưng về việc hỗ trợ vũ khí, họ hành động như thể một cô mậu dịch viên thời bao cấp. Ví dụ, họ viện trợ xe bọc thép nhưng lại giữ lại vì đạn của xe lại mua từ Thuỵ Sỹ và nước này không cho phép chuyển giao.
Thứ ba, về quân sự, người Nga hiểu rõ rằng Ukraine đang cần những thắng lợi về tinh thần để tuyên truyền cho phương Tây. Và để ngăn chặn điều đó, họ cố thủ vững chắc ở vùng Kherson (phía Nam) và Kharkov (phía Tây Bắc). Mọi cuộc phản công của Ukraine ở đây không đạt được kết quả nào vì bị dìm trong hoả lực pháo binh và ném bom của Nga. Ở Donbass, cánh quân O thể hiện rõ sự lợi hại của họ khi lần lượt đánh bại các đơn vị cứng nhất, hạ các vị trí phòng thủ mạnh nhất của Ukraine với tốc độ càng ngày càng nhanh (Mariupol, Severodonetsk, Gorskoe-Zolotoe, Lysichansk). Ở phía Tây Nam, Nga rút khỏi đảo Rắn, địa điểm duy nhất đến nay có thể tạo ra các thắng lợi nhỏ về quân sự nhưng ý nghĩa lớn về tinh thần cho Ukraine. Các động thái này của Nga cho thấy họ trở nên thực tế tới lạnh lùng. Với sự ủng hộ rất cao ở hậu phương, Putin không cần những hy sinh về người và phương tiện quân sự (dù chỉ là một trung đội trên 1 hòn đảo) để đổi lấy sự tuyên truyền (như cách Ukraine đang làm đối với sự an nguy của cả một cụm quân ở Donbass). Thậm chí Putin còn tuyên bố là Nga không có deadline cho chiến dịch của mình. Điều đó cởi trói cho các tướng lĩnh Nga khỏi các chiến thuật tốn xương máu. (Trong khi đó, Ukraine thì ngược lại, họ phải chấp nhận rủi ro bị hợp vây tiêu diệt nhiều cụm quân ở miền Đông để hy vọng có thời gian cho phương Tây suy nghĩ).
Chiến thuật của Nga giờ đơn giản nhưng thực tế tới lạnh lùng. Các đơn vị Nga tiến lên. Nếu gặp phản kháng, họ sẽ rút ra một khoảng cách xa và để cho pháo binh huỷ diệt các mục tiêu. Xe tăng Nga giờ cũng chọn cách ở ngoài tầm bắn của súng chống tăng Ukraine và dùng pháo với kính tầm nhiệt để tiêu diệt từng nhóm nhỏ bộ binh Ukraine (thậm chí dù chỉ có 1 người lính thì tăng Nga cũng có thể bắn cả 10 viên đạn). Drone được sử dụng triệt để để hiệu chỉnh pháo binh và nâng cao hiệu quả hoả lực lên rất nhiều. Điều này khiến cho thiệt hại về bộ binh và xe tăng Nga giảm xuống rất thấp.
Khác với mọi cuộc chiến tranh khác trong lịch sử loài người - trong đó một tân binh chỉ thấy hiện thực chiến trường khi cách chiến tuyến 3-5 km. Ngày nay, các tân binh của Ukraine, ở bất kỳ nơi nào trên đất nước của họ cũng có thể nếm mùi tên lửa của Nga - chỉ cần họ ngủ tập trung ở một nơi nào đó với nhiều quân nhân khác hay cạnh một kho vũ khí. Điều này khiến cho tinh thần quân Ukraine suy giảm.
Trên chiến trường, nếu quân Ukraine đóng trên đồng trống để ngăn cản các mũi thọc sườn của Nga, họ sẽ bị làm mồi cho pháo. Nếu lui vào cố thủ trong các thành phố để tránh pháo Nga, họ sẽ bị hợp vây. Sự việc đó cứ lặp đi lặp lại từ Kherson cho tới Severodonetsk và tới giờ, Ukraine chẳng có cách gì chống lại.
2. Hành động của phương Tây.
Về vấn đề cấm vận, giờ đây người ta đã chán nghe nói về việc các gói cấm vận mới là gì vì đại đa số mọi người đều thấy là các gói cấm vận đó đang làm đảo lộn nền kinh tế phương Tây chứ không phải là Nga.
Về viện trợ vũ khí. Việc nguồn vũ khí tới từ nhiều quốc gia khác nhau sẽ là một cơn ác mộng đối với hậu cần Ukraine. Điều đó được thấy qua việc nhiều đơn vị vũ khí của phương Tây không được sử dụng vì một phần nào đó vũ khí hay đạn dược của nó bị thất lạc trên đường vận chuyển. Quân Nga bắt được một số tên lửa vác vai và chống tăng phương Tây vì nó bị bỏ lại do không sử dụng được. Lý do không sử dụng được thì có trường hợp là pin dự phòng của thiết bị bị thất lạc đâu đó trong quá trình vận chuyển.
3. Khả năng chiến đấu của Ukraine
Cuối cùng, về khả năng chiến đấu của quân đội Ukraine. Rõ ràng là chất lượng và tinh thần các đơn vị quân đội của Ukraine đang suy giảm rõ rệt. Điều đó thể hiện rõ qua thời gian các khu phòng thủ của Ukraine bị chiếm càng ngày càng ngắn. Số lượng đơn vị Ukraine đầu hàng tập thể càng ngày càng tăng. Số lượng vũ khí bị bỏ lại khi rút lui mà không bị phá huỷ càng ngày càng nhiều. Thậm chí trong số đó có những vũ khí hiện đại vừa mới được tài trợ như trọng pháo của Mỹ và pháo tự hành của Pháp. Sự chống lệnh chiến đấu một cách công khai cũng gia tăng chứ không biến mất.
Nói một cách ngắn gọn là khả năng lớn là sự hy sinh của các cụm quân Ukraine ở vùng Donbass sẽ không giúp Ukraine đạt được mục đích chính trị của mình là phương Tây viện trợ ồ ạt về quân sự. Mà ngược lại, do sự tấn công đồng loạt trên mọi phương diện của Nga và sự chần chừ của phương Tây, sự hy sinh của các cụm quân Donbass có thể trở thành vô nghĩa.
Hôm trước có một người bạn hỏi tôi rằng sau trận chiến Donbass thì Nga có đánh Odessa và Kharkov không. Tôi trả lời là không đánh thì các hành động thù địch của phương Tây với Nga cũng không dừng. Còn đánh thì Ukraine cũng chẳng có cách gì để chống lại cách thức tấn công của quân Nga. Thế nên ngoại trừ trường hợp Putin chết vì ung thư và Alexei Navalny trở thành tổng thống Nga thì tôi nghĩ quân Nga vẫn sẽ tái diễn cái trò họ đang làm.
Đã đến lúc Ukr nghiêm túc suy nghĩ về lời khuyên của cưu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, cắt đất cầu hoà, tổ chức xây dựng lại ll, chờ đợi thời cơ phản công sau
Sớm hôm nay, quân Nga đã tiến vào trung tâm thành phố Lysichansk. Phía Ukraine chưa có phát ngôn chính thức nhưng quân Nga đã công bố các đoạn video cho thấy quân đội của họ đã treo cờ ở toà thị chính thành phố và các khu vực quan trọng khác. Sự tàn phá cơ sở hạ tầng có vẻ không nhiều và có những nhóm người dân nhỏ kéo ra đường vẫy chào quân Nga tiến vào.
Như vậy là chỉ trong 2 tháng, thế trận bao vây một thành phố đã thay đổi rất nhiều. Nếu như ở Mariupol, quân Ukraine đánh nhau trên từng đường phố tới khi bị chia cắt và dồn về 2 nhà máy Ilych và Azovstal (và sau đó cầm cự cả tháng ở đó tới khi đầu hàng) thì thành phố Severodonetsk thất thủ sau 3 tuần và giờ đây Lysichansk sụp đổ sau 1 tuần bị quân Nga tấn công. Ở Severodonetsk, quân Ukraine bỏ thành phố trước khi bị vây để rút về khu nhà máy hoá chất Azot. Nhưng ngay cả ở vị trí này, họ cũng không cố thủ tới khi không thể như ở Azovstal 1 tháng trước mà bỏ hết vũ khí hạng nặng, chấp nhận bị thiệt hại nặng để rút khỏi nhà máy về Lysichansk trước khi nó hoàn toàn bị hợp vây.
Ở Lysichansk, sau khi quân Nga chiếm được nhà máy lọc dầu ở phía Tây Nam thành phố cắt đứt tuyến đường rút lui lớn nhất và đặt tuyến đường rút cuối cùng từ Lysichansk về Siversk dưới hoả lực bắn thẳng của pháo, của súng cối và thậm chí là súng máy hạng nặng thì sự sụp đổ của hệ thống phòng ngự của Ukraine diễn ra. Quân Ukraine bỏ toàn bộ tuyến phòng thủ dọc sông Syversky Donets. Nếu như vào tháng trước cả quân Nga và quân Ukraine đều bị thiệt hại nặng khi cố gắng vượt sông này thì nay quân Nga chỉ mất 1 buổi sáng đã có thể vượt sông và chiếm khu dân cư Privillya và tiến vào phía Tây Bắc thành phố.
Sự sụp đổ của hệ thống phòng thủ Lysichansk khi vào ngày hôm qua, quân Nga thay vì tiến về Bihilovroka (mũi tên đỏ) thì lại tiến về một ngã tư nằm giữa thị trấn trên và Lysichansk (khoanh màu vàng). Việc mất ngã tư này khiến cho mọi tuyến đường rút lui khỏi Lysichansk sẽ bị cắt, cho dù quân Ukraine có giữ được Bihilovroka hay không. Vào chiều hôm qua, một số đơn vị Ukraine trên mọi phương tiện có thể đã liều mình rút khỏi Lysichansk, băng đồng dưới hoả lực pháo binh của Nga để thoát khỏi thành phố. Sau đó, trong đêm và sáng nay, quân đội Nga đã vào trung tâm thành phố mà không phải đánh nhau. Trong vài ngày tới quân đội Nga sẽ tảo thanh thành phố và lúc đó sẽ biết liệu quân Ukraine đã rút được bao nhiêu quân ra khỏi cái bẫy này.
Có thể thấy gì qua chuỗi chiến sự từ Mariupol tới Severodonetsk và Lysichansk.
Về phía Ukraine, rõ ràng là trận thảm bại tại Mariupol đã có tác dụng tinh thần rất lớn đối với quân đội Ukraine từ cấp cao xuống tới binh lính. Ở cấp cao, mâu thuẫn giữa tổng thống Zelensky và lãnh đạo quân đội đã trở thành công khai. Ngay từ trước khi quân Nga phát động cuộc tấn công bào Severodonetsk, các tướng lĩnh Ukraine đã yêu cầu rút khỏi khu vực này để tránh một Mariupol thứ hai. Khi tổng thống Zelensky từ chối (ông tuyên bố với phương Tây là Ukraine đã và sẽ đứng vững ở Donbass) thì các tướng lĩnh đưa yêu cầu rút lui lên truyền thông. Điều này đã từng diễn ra ở Mariupol nhưng lần này ở cấp độ cao hơn rất nhiều - từ bộ chỉ huy tối cao của quân đội Ukraine. Sau khi việc rút lui bị từ chối thì bắt đầu xuất hiện nhiều video của tập thể các đơn vị tiền tuyến của Ukraine nói lên tình trạng kiệt quệ của họ. Sau mỗi video này là việc đơn vị đó từ chối chiến đấu hoặc rã ngũ hoặc đầu hàng. Hành động của cả Zelensky lẫn bộ tư lệnh quân đội Ukraine đều có lý do của mình. Tổng thống Zelensky biết rằng với những khó khăn về kinh tế càng ngày càng tăng thì việc hỗ trợ từ các nước phương Tây sẽ rất phụ thuộc vào chuyện người dân và chính phủ các nước này có tin rằng Ukraine sẽ đứng vững hay không. Do đó, dù rằng việc cố giữ Donbass là không thực tế và có thể dẫn tới thảm hoạ quân sự trước mắt nhưng nếu giữ được tới khi các nước phương Tây, cụ thể hơn là G7 quyết định được khối lượng, chủng loại vũ khí sẽ cung cấp cho Ukraine - không phải theo từng chuyến nhỏ mà là cho cả cuộc chiến (hoặc chí ít là cho nửa cuối năm 2022) thì sự hy sinh đó có thể là cần thiết vì đại cục.
Tuy nhiên, ở cấp độ chiến dịch quân sự, đối với bộ tư lệnh quân đội Ukraine thì việc tiếp tục giữ Donbass chỉ tạo ra các nồi hầm mới đối với quân đội Ukraine. Nhìn xa hơn một chút, nếu những đơn vị đã được thử thách qua 8 năm chiến đấu vừa qua của Ukraine bị tiêu diệt ở đây thì cuộc chiến sau đó sẽ diễn biến có lợi rất nhanh cho quân Nga khi đối đầu với họ chỉ là các tân binh mới được tuyển dụng. Trong trận vượt sông Syversky Donets tháng trước, các đơn vị vượt sông của Ukraine có rất nhiều lính nghĩa vụ được động viên vào đợt 3 và 4 sau khi chiến sự nổ ra. Điều đó có nghĩa là những người lính mới được huấn luyện chưa đến 3 tuần đã phải thực hiện nhiệm vụ rất khó khăn là vượt sông dưới hoả lực của quân địch. Ngay trước đó vài ngày, các đơn vị thiện chiến của Nga đã thất bại trên đúng địa điểm đó và trong điều kiện tương tự (với hoả lực mạnh hơn Ukraine nhiều lần). Điều này cho thấy quân đội Ukraine sau 4 tháng đánh nhau đã mất phần lớn lực lượng chính quy, thiện chiến mà họ tích luỹ được trong 8 năm từ 2014 (vì thế phải dùng tân binh cho một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của chiến tranh - vượt sông dưới hoả lực địch). Sự thất bại và thiệt hại nặng của cuộc vượt sông đó là tất yếu. Tất nhiên, bộ chỉ huy Ukraine hiểu rõ điều đó nhưng có vẻ như nhu cầu có chiến thắng để củng cố niềm tin của phương Tây vào thắng lợi của Ukraine mạnh hơn lý trí và tư duy quân sự nên họ vẫn phải phát động cuộc phản công vượt sông đó.
Có thể thấy là tất cả các bên: Nga, bộ tư lệnh quân đội Ukraine và tổng thống Zelensky đều thấy cả Donbass bây giờ là một cái bẫy chuột tiềm tàng đối với quân đội Ukraine. Tuy nhiên, việc tiếp tục chiến đấu vì nó là cần thiết vì mục tiêu chính trị - giữ niềm tin của phương Tây rằng Ukraine sẽ đứng vững - để có thể tiếp tục nhận viện trợ. Việc quân Ukraine sẽ bị hy sinh vô ích trong vòng vây (như bộ tư lệnh Ukraine lo sợ) hay Zelensky sẽ thành công trong việc khiến phương Tây hỗ trợ ồ ạt - chứ không phải nhỏ giọt như hiện nay - phụ thuộc vào 3 yếu tố: (i) hành động của Nga ở cả cấp chiến lược (chính trị và kinh tế) và chiến thuật quân sự, (ii) khả năng chiến đấu của quân Ukraine và cuối cùng là (iii) hành động của phương Tây.
1. Hành động của Nga.
Thứ nhất, Nga có vẻ như hiểu rõ “canh bạc” của Zelensky nên họ tấn công cùng lúc trên mọi lĩnh vực. Về chính trị, trong khi G7 họp bàn chuyện chống Nga thì khối BRICS cũng họp. Giờ đây các thành viên của khối này bắt đầu công khai so sánh về quy mô dân số, nền kinh tế (với sức mua thật chứ không phải con số GDP) với G7. Trong khi NATO chính thức mời Thuỵ Điển và Phần Lan vào khối thì BRICS cũng mở cửa cho Iran và Argentina gia nhập. Nhìn vào cách thức Nga loại trừ tác động xấu của các hoạt động cấm vận cũng như tác dụng ngược của sự cấm vận này với nền kinh tế phương Tây - cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ đều cao giọng nói thẳng với phương Tây là họ không còn ở tư thế và tiềm lực để nói chuyện với 2 nước này như thể họ là thuộc địa. Và để đáp lại các lời nói vỗ mặt đó, phương Tây chọn cách im lặng và gần đây nhất là lên tiếng nhờ Trung Quốc gây sức ép với Nga đối với vấn đề Ukraine.
Thứ hai, về kinh tế, người Nga tiếp tục tấn công liên tục nhưng rất tinh vi. Sau khi đẩy giá lương thực lên cao thì Nga tuyên bố sẵn sàng bán lương thực cho các nước “thân thiện”. Điều đó sẽ khiến cho Nga có được sự ủng hộ của nhiều quốc gia không thuộc nhóm EU hay NATO. Tiếp đó, Nga tấn công mạnh mẽ nhưng tinh vi vào nền kinh tế Đức. Quốc gia này là nước có tiếng nói quyết định trong EU chứ không phải mấy nước vùng Baltic hay Ba Lan, các quốc gia đang dựa vào cái ô NATO để đấm ngực doạ Nga. Đức đã phát triển chính sách “năng lượng sạch” từ gần 20 năm nay. Tuy nhiên cái sự sạch này lại dựa chủ yếu vào năng lượng giá rẻ của Nga. Điều đó có nghĩa là người Đức “sạch” vì họ không khai thác hay sản xuất năng lượng trên đất mình chứ không phải họ là một quốc gia năng lượng sạch. Do đó, việc cắt giảm năng lượng giá rẻ của Nga khiến cho nền kinh tế Đức bị shock vì thay đổi về giá năng lượng sẽ khiến cho giá đầu vào của toàn bộ nền kinh tế bị đảo lộn. Tuy nhiên Nga tấn công một cách tinh vi. Họ không tuyên bố cấm vận Đức mà viện lý do kỹ thuật - ngừng để bảo trì đường ống - để ngừng toàn bộ nguồn khí cung cấp cho Đức trong mấy ngày tới. Nói một cách khác là Nga cho Đức nếm mùi thiệt hại kinh tế thực sự nhưng không khiến chính phủ Đức bị mất mặt. Hành động của nước Đức cho thấy họ đang cư xử đúng cách người Nga muốn. Mặc dù trên phương diện phát ngôn, nước Đức rất cứng rắn nhưng về việc hỗ trợ vũ khí, họ hành động như thể một cô mậu dịch viên thời bao cấp. Ví dụ, họ viện trợ xe bọc thép nhưng lại giữ lại vì đạn của xe lại mua từ Thuỵ Sỹ và nước này không cho phép chuyển giao.
Thứ ba, về quân sự, người Nga hiểu rõ rằng Ukraine đang cần những thắng lợi về tinh thần để tuyên truyền cho phương Tây. Và để ngăn chặn điều đó, họ cố thủ vững chắc ở vùng Kherson (phía Nam) và Kharkov (phía Tây Bắc). Mọi cuộc phản công của Ukraine ở đây không đạt được kết quả nào vì bị dìm trong hoả lực pháo binh và ném bom của Nga. Ở Donbass, cánh quân O thể hiện rõ sự lợi hại của họ khi lần lượt đánh bại các đơn vị cứng nhất, hạ các vị trí phòng thủ mạnh nhất của Ukraine với tốc độ càng ngày càng nhanh (Mariupol, Severodonetsk, Gorskoe-Zolotoe, Lysichansk). Ở phía Tây Nam, Nga rút khỏi đảo Rắn, địa điểm duy nhất đến nay có thể tạo ra các thắng lợi nhỏ về quân sự nhưng ý nghĩa lớn về tinh thần cho Ukraine. Các động thái này của Nga cho thấy họ trở nên thực tế tới lạnh lùng. Với sự ủng hộ rất cao ở hậu phương, Putin không cần những hy sinh về người và phương tiện quân sự (dù chỉ là một trung đội trên 1 hòn đảo) để đổi lấy sự tuyên truyền (như cách Ukraine đang làm đối với sự an nguy của cả một cụm quân ở Donbass). Thậm chí Putin còn tuyên bố là Nga không có deadline cho chiến dịch của mình. Điều đó cởi trói cho các tướng lĩnh Nga khỏi các chiến thuật tốn xương máu. (Trong khi đó, Ukraine thì ngược lại, họ phải chấp nhận rủi ro bị hợp vây tiêu diệt nhiều cụm quân ở miền Đông để hy vọng có thời gian cho phương Tây suy nghĩ).
Chiến thuật của Nga giờ đơn giản nhưng thực tế tới lạnh lùng. Các đơn vị Nga tiến lên. Nếu gặp phản kháng, họ sẽ rút ra một khoảng cách xa và để cho pháo binh huỷ diệt các mục tiêu. Xe tăng Nga giờ cũng chọn cách ở ngoài tầm bắn của súng chống tăng Ukraine và dùng pháo với kính tầm nhiệt để tiêu diệt từng nhóm nhỏ bộ binh Ukraine (thậm chí dù chỉ có 1 người lính thì tăng Nga cũng có thể bắn cả 10 viên đạn). Drone được sử dụng triệt để để hiệu chỉnh pháo binh và nâng cao hiệu quả hoả lực lên rất nhiều. Điều này khiến cho thiệt hại về bộ binh và xe tăng Nga giảm xuống rất thấp.
Khác với mọi cuộc chiến tranh khác trong lịch sử loài người - trong đó một tân binh chỉ thấy hiện thực chiến trường khi cách chiến tuyến 3-5 km. Ngày nay, các tân binh của Ukraine, ở bất kỳ nơi nào trên đất nước của họ cũng có thể nếm mùi tên lửa của Nga - chỉ cần họ ngủ tập trung ở một nơi nào đó với nhiều quân nhân khác hay cạnh một kho vũ khí. Điều này khiến cho tinh thần quân Ukraine suy giảm.
Trên chiến trường, nếu quân Ukraine đóng trên đồng trống để ngăn cản các mũi thọc sườn của Nga, họ sẽ bị làm mồi cho pháo. Nếu lui vào cố thủ trong các thành phố để tránh pháo Nga, họ sẽ bị hợp vây. Sự việc đó cứ lặp đi lặp lại từ Kherson cho tới Severodonetsk và tới giờ, Ukraine chẳng có cách gì chống lại.
2. Hành động của phương Tây.
Về vấn đề cấm vận, giờ đây người ta đã chán nghe nói về việc các gói cấm vận mới là gì vì đại đa số mọi người đều thấy là các gói cấm vận đó đang làm đảo lộn nền kinh tế phương Tây chứ không phải là Nga.
Về viện trợ vũ khí. Việc nguồn vũ khí tới từ nhiều quốc gia khác nhau sẽ là một cơn ác mộng đối với hậu cần Ukraine. Điều đó được thấy qua việc nhiều đơn vị vũ khí của phương Tây không được sử dụng vì một phần nào đó vũ khí hay đạn dược của nó bị thất lạc trên đường vận chuyển. Quân Nga bắt được một số tên lửa vác vai và chống tăng phương Tây vì nó bị bỏ lại do không sử dụng được. Lý do không sử dụng được thì có trường hợp là pin dự phòng của thiết bị bị thất lạc đâu đó trong quá trình vận chuyển.
3. Khả năng chiến đấu của Ukraine
Cuối cùng, về khả năng chiến đấu của quân đội Ukraine. Rõ ràng là chất lượng và tinh thần các đơn vị quân đội của Ukraine đang suy giảm rõ rệt. Điều đó thể hiện rõ qua thời gian các khu phòng thủ của Ukraine bị chiếm càng ngày càng ngắn. Số lượng đơn vị Ukraine đầu hàng tập thể càng ngày càng tăng. Số lượng vũ khí bị bỏ lại khi rút lui mà không bị phá huỷ càng ngày càng nhiều. Thậm chí trong số đó có những vũ khí hiện đại vừa mới được tài trợ như trọng pháo của Mỹ và pháo tự hành của Pháp. Sự chống lệnh chiến đấu một cách công khai cũng gia tăng chứ không biến mất.
Nói một cách ngắn gọn là khả năng lớn là sự hy sinh của các cụm quân Ukraine ở vùng Donbass sẽ không giúp Ukraine đạt được mục đích chính trị của mình là phương Tây viện trợ ồ ạt về quân sự. Mà ngược lại, do sự tấn công đồng loạt trên mọi phương diện của Nga và sự chần chừ của phương Tây, sự hy sinh của các cụm quân Donbass có thể trở thành vô nghĩa.
Hôm trước có một người bạn hỏi tôi rằng sau trận chiến Donbass thì Nga có đánh Odessa và Kharkov không. Tôi trả lời là không đánh thì các hành động thù địch của phương Tây với Nga cũng không dừng. Còn đánh thì Ukraine cũng chẳng có cách gì để chống lại cách thức tấn công của quân Nga. Thế nên ngoại trừ trường hợp Putin chết vì ung thư và Alexei Navalny trở thành tổng thống Nga thì tôi nghĩ quân Nga vẫn sẽ tái diễn cái trò họ đang làm.
Đã đến lúc Ukr nghiêm túc suy nghĩ về lời khuyên của cưu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, cắt đất cầu hoà, tổ chức xây dựng lại ll, chờ đợi thời cơ phản công sau