
Phát biểu tại một diễn đàn pháp lý quốc tế ở St. Petersburg ngày 20/5, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev thừa nhận Moscow "hoàn toàn không thích chính quyền hiện tại ở Kiev".
Tuy nhiên, ông gợi ý, trong những điều kiện nhất định sau khi xung đột chấm dứt, các nhà lãnh đạo Ukraine có "một cơ hội cuối cùng để bảo tồn một số loại hình nhà nước hoặc một số loại hình pháp nhân quốc tế và có được cơ hội phát triển hòa bình".
Ông Medvedev nói, Moscow vẫn sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp vô điều kiện, có tính đến thực tế hiện tại trên thực địa và giải quyết tận gốc rễ của cuộc xung đột.
Ông lưu ý, Moscow lo ngại hiện tại không có cá nhân nào ở Ukraine có thẩm quyền pháp lý để ký bất kỳ loại thỏa thuận hòa bình nào với Nga. Ông giải thích, mối lo ngại này chủ yếu liên quan đến thực tế là một hiệp ước do ban lãnh đạo hiện tại ký kết sau đó có thể bị từ chối sau khi một chính phủ mới ở Ukraine được bầu.
Nhiệm kỳ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chính thức kết thúc vào năm ngoái và kể từ đó ông đã nhiều lần hoãn tổ chức các cuộc bầu cử mới, với lý do xung đột với Nga và thiết quân luật.
Tuy không thừa nhận tính hợp pháp của ông Zelensky với tư cách là nhà lãnh đạo Ukraine, tháng trước, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã ám chỉ Nga có thể bỏ qua địa vị của nhà lãnh đạo Ukraine để nối lại các cuộc đàm phán hòa bình.
Ông Peskov nhấn mạnh: "Lợi ích của việc tham gia vào tiến trình giải quyết hòa bình là trên hết". Ông đồng thời nhấn mạnh mục tiêu chính là bắt đầu tiến trình đàm phán, trong khi mọi vấn đề khác chỉ là thứ yếu.
Tuần trước, phái đoàn Nga và Ukraine đã gặp nhau tại Istanbul, đánh dấu cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên của họ kể từ khi Kiev đơn phương từ bỏ tiến trình hòa bình vào năm 2022.
Trưởng đoàn đàm phán của Nga Vladimir Medinsky sau đó cho biết hai bên đã đồng ý trao đổi 1.000 tù binh mỗi bên và tiếp tục liên lạc sau khi cả hai đã chuẩn bị các đề xuất ngừng bắn chi tiết.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cho biết, Moscow sẵn sàng thảo luận với Kiev về một bản ghi nhớ về hiệp ước hòa bình tiềm năng.
Điện Kremlin cho biết không có thời hạn cụ thể cho việc ký kết một biên bản như vậy và quyết định hiện nằm ở phía Ukraine.
Ông Medvedev cho rằng việc soạn thảo bản ghi nhớ với Ukraine về hiệp ước hòa bình trong tương lai sẽ mất nhiều thời gian.
"Về bản ghi nhớ, ý tưởng này đã được hình thành, nhưng vẫn còn một chặng đường dài trước khi bản ghi nhớ được điền đầy đủ nội dung để giải quyết vấn đề, để tìm ra một hình thức pháp lý phù hợp hoặc thích hợp và tìm ra những người có thể ký bản ghi nhớ này cho Ukraine. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng", ông nói.
dantri.com.vn
Tuy nhiên, ông gợi ý, trong những điều kiện nhất định sau khi xung đột chấm dứt, các nhà lãnh đạo Ukraine có "một cơ hội cuối cùng để bảo tồn một số loại hình nhà nước hoặc một số loại hình pháp nhân quốc tế và có được cơ hội phát triển hòa bình".
Ông Medvedev nói, Moscow vẫn sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp vô điều kiện, có tính đến thực tế hiện tại trên thực địa và giải quyết tận gốc rễ của cuộc xung đột.
Ông lưu ý, Moscow lo ngại hiện tại không có cá nhân nào ở Ukraine có thẩm quyền pháp lý để ký bất kỳ loại thỏa thuận hòa bình nào với Nga. Ông giải thích, mối lo ngại này chủ yếu liên quan đến thực tế là một hiệp ước do ban lãnh đạo hiện tại ký kết sau đó có thể bị từ chối sau khi một chính phủ mới ở Ukraine được bầu.
Nhiệm kỳ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chính thức kết thúc vào năm ngoái và kể từ đó ông đã nhiều lần hoãn tổ chức các cuộc bầu cử mới, với lý do xung đột với Nga và thiết quân luật.

Tuy không thừa nhận tính hợp pháp của ông Zelensky với tư cách là nhà lãnh đạo Ukraine, tháng trước, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã ám chỉ Nga có thể bỏ qua địa vị của nhà lãnh đạo Ukraine để nối lại các cuộc đàm phán hòa bình.
Ông Peskov nhấn mạnh: "Lợi ích của việc tham gia vào tiến trình giải quyết hòa bình là trên hết". Ông đồng thời nhấn mạnh mục tiêu chính là bắt đầu tiến trình đàm phán, trong khi mọi vấn đề khác chỉ là thứ yếu.
Tuần trước, phái đoàn Nga và Ukraine đã gặp nhau tại Istanbul, đánh dấu cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên của họ kể từ khi Kiev đơn phương từ bỏ tiến trình hòa bình vào năm 2022.
Trưởng đoàn đàm phán của Nga Vladimir Medinsky sau đó cho biết hai bên đã đồng ý trao đổi 1.000 tù binh mỗi bên và tiếp tục liên lạc sau khi cả hai đã chuẩn bị các đề xuất ngừng bắn chi tiết.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cho biết, Moscow sẵn sàng thảo luận với Kiev về một bản ghi nhớ về hiệp ước hòa bình tiềm năng.
Điện Kremlin cho biết không có thời hạn cụ thể cho việc ký kết một biên bản như vậy và quyết định hiện nằm ở phía Ukraine.
Ông Medvedev cho rằng việc soạn thảo bản ghi nhớ với Ukraine về hiệp ước hòa bình trong tương lai sẽ mất nhiều thời gian.
"Về bản ghi nhớ, ý tưởng này đã được hình thành, nhưng vẫn còn một chặng đường dài trước khi bản ghi nhớ được điền đầy đủ nội dung để giải quyết vấn đề, để tìm ra một hình thức pháp lý phù hợp hoặc thích hợp và tìm ra những người có thể ký bản ghi nhớ này cho Ukraine. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng", ông nói.

Nga cảnh báo về "cơ hội cuối cùng" cho Ukraine
(Dân trí) - Quan chức Nga nói rằng Ukraine có một cơ hội cuối cùng để giữ lại nhà nước của mình sau khi cuộc xung đột chấm dứt.