Một nửa lượng cá rô phi xuất khẩu từ Việt Nam là sang Mỹ

newboi

Thanh niên Ngõ chợ
Chủ nhật, 27/4/2025, 22:00 (GMT+7)
Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất cá rô phi Việt Nam với giá trị mua hàng chiếm 46% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.

25 năm hành trình VASEP – khát vọng và mục tiêu phát triển bền vững

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết quý đầu năm, xuất khẩu cá rô phi đạt gần 14 triệu USD, tăng 131% so với cùng kỳ năm trước. Số này cũng bằng khoảng một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm ngoái (41 triệu USD).

Trong đó, Mỹ là thị trường mua nhiều nhất, hơn 6 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất cá rô phi Việt Nam với giá trị mua hàng chiếm 46% kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này.
Mô hình nuôi cá rô phi thâm canh ứng dụng công nghệ biofloc đạt năng suất  cao - Chi tiết tin tức - Sở NNPTNT

năm 2024 người Mỹ chi tới 19 triệu USD mua mặt hàng này của Việt Nam, tăng trưởng 572%. Các sản phẩm xuất sang thị trường này chủ yếu gồm cá đông lạnh nguyên con, phi lê đông lạnh...

Quy mô thị trường cá rô phi toàn cầu khoảng 10,6 tỷ USD năm 2024 và dự báo đạt 14,5 tỷ USD vào 2033. Tại nhiều hội nghị thủy sản quốc tế, cá rô phi còn được gọi là "cá của tương lai".
Giá cá rô phi Brazil giảm do nhu cầu thấp từ nhà bán lẻ

"Điều đó cho thấy, ngành cá rô phi Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội lớn để mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu", VASEP nhìn nhận.

theo Hiệp hội, Việt Nam có một số lợi thế trong xuất khẩu mặt hàng này khi là quốc gia xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới. Loài cá thịt trắng này có nhiều điểm tương đồng với cá rô phi, đều được nuôi và sinh trưởng trong cùng môi trường với điều kiện thuận lợi.
Cá tra, cá basa là cá gì? Cách phân biệt cá tra và cá basa


Bên cạnh đó, Việt Nam có điều kiện khí hậu nhiệt đới (27-32°C), diện tích mặt nước lớn (3.300 ha tại Đồng bằng sông Cửu Long), lý tưởng cho nuôi cá rô phi với chu kỳ ngắn (5-6 tháng, 600-800 gram một con) với chi phí thấp. Hiện Việt Nam đứng thứ 5 ở châu Á về sản lượng cá rô phi, sau Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh và Philippines.

Song, người nuôi loại cá này trong nước cũng gặp nhiều thách thức do thức ăn cho cá phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, vấn đề về thuế quan và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt, truy xuất nguồn gốc và lao động bền vững, theo VASEP.
Khô Cá Rô Phi

Ngoài ra, việc cạnh tranh quốc tế với các đối thủ cung cấp khác như Brazil hay Trung Quốc cũng là thách thức với nhà xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi, chuỗi cung ứng cá rô phi trong nước còn yếu, thiếu nhà máy đạt chuẩn, chi phí logistics tăng do chiến tranh thương mại.
 
Rô phi mà tự nhiên thì tao cũng ăn. Buồn mồm bảo giúp việc lọc ra nấu bún cá cũng ngon.

Còn rô phi nuôi bẩn bỏ mẹ, như Dubai chắc chỉ cho đám lao động chân tay ăn.
Rô phi nuôi ngon lành gì đâu nốc bao bao thức ăn tăng trưởng có vài tháng là xuất bán rồi
 

Có thể bạn quan tâm

Top