Johnsmith
Thanh niên Ngõ chợ

Hello các m. Lại là t Johnsmith đây. Cá nhân t thì nhìn chung là nghèo nhưng may cái là do tính chất công việc nên cũng được tiếp xúc với một vài người mà t xác định là dân có tiền để quan sát và học hỏi đc ít nhiều từ họ. T xin chia sẻ một vài góc nhìn cá nhân qua những ng giàu mà t quan sát đc
Định nghĩa về thành đạt của người giàu
T thấy bây h cái mác thành đạt bị lạm phát y như VNĐ vây. Cứ tml nào có tiền, có nhiều “đồ chơi”, có chân dài cắp nách…để khè với thiên hạ hay với tml mình ghét thì tml đó tự gán cho mình cái mác thành đạt. Số “đồ chơi” hay tiền tài kiếm được thì ko cần care là có hợp pháp hay hợp đạo đức hay ko, cứ có nhiều là được (số ko care đến 2 mặt “nhỏ nhặt” này thường kết thúc trong nhà đá. Elon Quyết có lẽ h này cũng đang ngửa mặt lên trần nhà đá tự vấn). Muốn đánh giá 1 ng có thành đạt hay ko theo t phải xem định nghĩa thành đạt của họ là gì. Vd 1 trí giả thì coi việc chạm đến kho tàng tri thức của nhân loại là mục tiêu cuộc đời, 1 tu hành giả thì muốn tâm được an nhiên, được thoát khỏi bể khổ của đời người…
Theo t quan sát, định nghĩa về thành đạt của những doanh nhân mà t có cơ hội tiếp xúc (họ chưa fai super rich nhưng số tài sản họ có thì có lẽ kiếp này t chỉ dám mơ) thì cố nhiên là tiền hay sản nghiệp, nhưng ko chỉ xoay quanh mục đích là để hưởng thụ và càng ko phải để sĩ diện với thiên hạ hay với những người mà họ ko ưa. Tiền hay tài sản đối với họ còn là phương tiện mà họ muốn dùng để cống hiến cho xã hội mà họ đang sống. Nói cách khác, họ quan tâm đến “di sản” của bản thân
Cách người giàu đối xử với cơ hội và kiến thức
Những người giàu nhờ kinh doanh mà t có cơ hội tiếp xúc qua, họ thường hay nói về cơ hội, đại khái là họ luôn nhìn thấy cơ hội. Nhưng cái làm nên khác biệt là ng thành công biết đánh giá hoặc tìm kiếm ý kiến chuyên môn toàn diện nhất để đánh giá xem cái cơ hội mà mình nhìn thấy đó viển vông hay thực tiễn, rủi ro hay an toàn, lợi nhuận hay lỗ lã…để cơ hội được hiện thực hóa tối ưu nhất. Chính vì thế, người giàu rất coi trọng kiến thức vì ko có kiến thức thì làm sao mà đánh giá cơ hội hay ý kiến chuyên môn của các “mưu sĩ dưới trướng” mà ra quyết định đúng đắn được. Đa số doanh gia mà t có cơ hội trò chuyện theo t thấy thường hướng đến 1 nền tảng kiến thức tổng quát trong lĩnh vực mà họ kinh doanh (vật tư, thị trường, kinh tế, pháp lý, tài chính, nhân sự…) tức là mặt liên quan nào cũng biết đủ để nắm bắt đc xu thế trong ngành và hiểu đc ý kiến chuyên môn trong từng mảng của các “mưu sĩ, tướng lĩnh dưới trướng”
Tay mơ cũng nhìn thấy cơ hội, nhưng thường tự mình ngồi vẽ ra những kịch bản hay hướng đi “thần sầu” (theo kiểu mình là người còn người khác, đặc biệt là đối thủ kinh doanh của mình, là bò). Đa phần các tay mơ khi làm thì mới tá hỏa vì thực tế éo như mơ nhưng mà trong một số ít trường hợp, hên một cái mà kiếm được ít nhiều thì lại nổ banh xác, tự huyễn hoặc “ta là nhất, người khác là bò”. T có 1 ông bạn kiểu này, khi thì đãi tiệc toàn mấy tml đâu đâu (hình như là mấy tml nó ghét), vung tay chém gió trăm tỏi, ngàn tỏi trong White Palace, khi thì alo vay t với mấy tg bạn trong hội mỗi tg vài triệu để “dằn túi”.
Người thực sự giàu ko khoe
Có lẽ người giàu nhìn ra được việc khoe giàu hại nhiều hơn lợi. Thứ nhất, làm cho thiên hạ ghen tức, có nguy cơ bị bới móc và chơi xấu. Bên các nước giãy chết làm chặt mảng thuế TNCN thì họ càng ko khoe, kiếm nhiều thì nộp thuế nhiều chứ có chi đâu. Thứ hai, khi m có nhiều thứ gì rồi thì m sẽ có xu hướng coi thứ đó là bt, chả có chi là phi thường để mà khoe khoang cả. Y như ông cầu thủ nổi tiếng nào từng phát biểu đại khái như ri: “Tôi thường ko ăn mừng khi ghi bàn thắng, các bạn có bao giờ thấy ông đưa thư bỏ thư vào hòm thư mà đi ăn mừng chưa?”
Người siêu giàu, họ có khoe thì cũng chỉ khoe với ng cùng đẳng cấp và rất kín trong các club rất riêng tư và ko phải lúc nào cũng bậy bạ như đa phần người ngoài tưởng tượng. Họ đến những club này để chia sẻ với nhau những thú vui như đồng hồ, xe cộ, đồ cổ, các tác phẩm nghệ thuật, hội họa…và t nghe là có 1 luật bất thành văn là ko bàn chuyện làm ăn tại đây (t cũng chưa đc bén mảng tới mấy chỗ này bao h, chỉ nghe nói thôi nên cụ tỉ ra sao chúng m đừng hỏi, t ko biết đâu)
Kết luận
Nếu thủ dâm vật lý là một nhu cầu về mặt sinh lý cho các tml độc thân thì thủ dâm tinh thần là một nhu cầu về mặt tâm lý cho các tml chưa tới thời, rất cần thiết. Nhưng cái gì cũng nên vừa đủ thôi, thủ dâm tinh thần, lấy đó làm động lực mà bước tiếp, mục tiêu mà phấn đấu thì rất là ok nhưng đến mức tự huyễn hoặc bản thân, sống trong cái ảo tưởng tự mình vẽ ra thì t nghĩ rất có hại.
Định nghĩa về thành đạt của người giàu
T thấy bây h cái mác thành đạt bị lạm phát y như VNĐ vây. Cứ tml nào có tiền, có nhiều “đồ chơi”, có chân dài cắp nách…để khè với thiên hạ hay với tml mình ghét thì tml đó tự gán cho mình cái mác thành đạt. Số “đồ chơi” hay tiền tài kiếm được thì ko cần care là có hợp pháp hay hợp đạo đức hay ko, cứ có nhiều là được (số ko care đến 2 mặt “nhỏ nhặt” này thường kết thúc trong nhà đá. Elon Quyết có lẽ h này cũng đang ngửa mặt lên trần nhà đá tự vấn). Muốn đánh giá 1 ng có thành đạt hay ko theo t phải xem định nghĩa thành đạt của họ là gì. Vd 1 trí giả thì coi việc chạm đến kho tàng tri thức của nhân loại là mục tiêu cuộc đời, 1 tu hành giả thì muốn tâm được an nhiên, được thoát khỏi bể khổ của đời người…
Theo t quan sát, định nghĩa về thành đạt của những doanh nhân mà t có cơ hội tiếp xúc (họ chưa fai super rich nhưng số tài sản họ có thì có lẽ kiếp này t chỉ dám mơ) thì cố nhiên là tiền hay sản nghiệp, nhưng ko chỉ xoay quanh mục đích là để hưởng thụ và càng ko phải để sĩ diện với thiên hạ hay với những người mà họ ko ưa. Tiền hay tài sản đối với họ còn là phương tiện mà họ muốn dùng để cống hiến cho xã hội mà họ đang sống. Nói cách khác, họ quan tâm đến “di sản” của bản thân
Cách người giàu đối xử với cơ hội và kiến thức
Những người giàu nhờ kinh doanh mà t có cơ hội tiếp xúc qua, họ thường hay nói về cơ hội, đại khái là họ luôn nhìn thấy cơ hội. Nhưng cái làm nên khác biệt là ng thành công biết đánh giá hoặc tìm kiếm ý kiến chuyên môn toàn diện nhất để đánh giá xem cái cơ hội mà mình nhìn thấy đó viển vông hay thực tiễn, rủi ro hay an toàn, lợi nhuận hay lỗ lã…để cơ hội được hiện thực hóa tối ưu nhất. Chính vì thế, người giàu rất coi trọng kiến thức vì ko có kiến thức thì làm sao mà đánh giá cơ hội hay ý kiến chuyên môn của các “mưu sĩ dưới trướng” mà ra quyết định đúng đắn được. Đa số doanh gia mà t có cơ hội trò chuyện theo t thấy thường hướng đến 1 nền tảng kiến thức tổng quát trong lĩnh vực mà họ kinh doanh (vật tư, thị trường, kinh tế, pháp lý, tài chính, nhân sự…) tức là mặt liên quan nào cũng biết đủ để nắm bắt đc xu thế trong ngành và hiểu đc ý kiến chuyên môn trong từng mảng của các “mưu sĩ, tướng lĩnh dưới trướng”
Tay mơ cũng nhìn thấy cơ hội, nhưng thường tự mình ngồi vẽ ra những kịch bản hay hướng đi “thần sầu” (theo kiểu mình là người còn người khác, đặc biệt là đối thủ kinh doanh của mình, là bò). Đa phần các tay mơ khi làm thì mới tá hỏa vì thực tế éo như mơ nhưng mà trong một số ít trường hợp, hên một cái mà kiếm được ít nhiều thì lại nổ banh xác, tự huyễn hoặc “ta là nhất, người khác là bò”. T có 1 ông bạn kiểu này, khi thì đãi tiệc toàn mấy tml đâu đâu (hình như là mấy tml nó ghét), vung tay chém gió trăm tỏi, ngàn tỏi trong White Palace, khi thì alo vay t với mấy tg bạn trong hội mỗi tg vài triệu để “dằn túi”.
Người thực sự giàu ko khoe
Có lẽ người giàu nhìn ra được việc khoe giàu hại nhiều hơn lợi. Thứ nhất, làm cho thiên hạ ghen tức, có nguy cơ bị bới móc và chơi xấu. Bên các nước giãy chết làm chặt mảng thuế TNCN thì họ càng ko khoe, kiếm nhiều thì nộp thuế nhiều chứ có chi đâu. Thứ hai, khi m có nhiều thứ gì rồi thì m sẽ có xu hướng coi thứ đó là bt, chả có chi là phi thường để mà khoe khoang cả. Y như ông cầu thủ nổi tiếng nào từng phát biểu đại khái như ri: “Tôi thường ko ăn mừng khi ghi bàn thắng, các bạn có bao giờ thấy ông đưa thư bỏ thư vào hòm thư mà đi ăn mừng chưa?”
Người siêu giàu, họ có khoe thì cũng chỉ khoe với ng cùng đẳng cấp và rất kín trong các club rất riêng tư và ko phải lúc nào cũng bậy bạ như đa phần người ngoài tưởng tượng. Họ đến những club này để chia sẻ với nhau những thú vui như đồng hồ, xe cộ, đồ cổ, các tác phẩm nghệ thuật, hội họa…và t nghe là có 1 luật bất thành văn là ko bàn chuyện làm ăn tại đây (t cũng chưa đc bén mảng tới mấy chỗ này bao h, chỉ nghe nói thôi nên cụ tỉ ra sao chúng m đừng hỏi, t ko biết đâu)
Kết luận
Nếu thủ dâm vật lý là một nhu cầu về mặt sinh lý cho các tml độc thân thì thủ dâm tinh thần là một nhu cầu về mặt tâm lý cho các tml chưa tới thời, rất cần thiết. Nhưng cái gì cũng nên vừa đủ thôi, thủ dâm tinh thần, lấy đó làm động lực mà bước tiếp, mục tiêu mà phấn đấu thì rất là ok nhưng đến mức tự huyễn hoặc bản thân, sống trong cái ảo tưởng tự mình vẽ ra thì t nghĩ rất có hại.