Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Các quan chức hàng đầu Mỹ liên lạc với Ấn Độ và Pakistan để hối thúc ngừng bắn, sau khi nhận được tin tình báo gây lo ngại.
CNN ngày 10/5 dẫn lời các quan chức giấu tên trong chính quyền Tổng thống Donald Trump cho biết nhóm lãnh đạo hàng đầu gồm Phó tổng thống JD Vance, Ngoại trưởng kiêm quyền Cố vấn An ninh quốc gia Marco Rubio và Chánh văn phòng Nhà Trắng Susie Wiles "nhận được thông tin tình báo đáng báo động" vào sáng 9/5, khi đang theo dõi sát cuộc xung đột Ấn Độ và Pakistan sẽ nổ ra chiến tranh hạt nhân.
Các nguồn tin từ chối tiết lộ nội dung thông tin vì lý do nhạy cảm, nhưng nhấn mạnh nó quan trọng đến mức các lãnh đạo Mỹ tin rằng Washington phải tăng cường vai trò trong căng thẳng Ấn Độ - Pakistan, dù ông Vance ngay trước đó tuyên bố "xung đột giữa họ không phải việc của chúng tôi".
Phó tổng thống Vance báo cáo với Tổng thống Donald Trump, sau đó gọi cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào trưa cùng ngày. Trong cuộc điện đàm, ông Vance cảnh báo có nguy cơ cao là xung đột sẽ leo thang nghiêm trọng vào cuối tuần. Phó tổng thống Mỹ khuyên lãnh đạo Ấn Độ liên lạc trực tiếp với Pakistan và xem xét các phương án để hạ nhiệt tình hình.
Xem toàn màn hình
Phó tổng thống Mỹ JD Vance tại Nhà Trắng ngày 8/5. Ảnh: AP
Các quan chức Mỹ khi đó tin rằng New Delhi và Islamabad chưa đối thoại, cần đưa hai nước trở lại bàn đàm phán. Ông Vance được cho là đã phác thảo với Thủ tướng Ấn Độ phương án xuống thang mà Mỹ đánh giá là Pakistan sẽ chấp thuận.
"Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, trong đó có Bộ trưởng Rubio, đã điện đàm với người đồng cấp Ấn Độ và Pakistan suốt đêm. Mục tiêu là hối thúc hai nước đàm phán, tìm ra con đường hạ nhiệt căng thẳng thông qua lệnh ngừng bắn", một quan chức cho biết.
Chính phủ Mỹ, Ấn Độ và Pakistan chưa bình luận về thông tin và cam kết giữ bí mật tin đàm phán 3 bên.
Tổng thống Trump ngày 10/5 tuyên bố Ấn Độ và Pakistan đã nhất trí ngừng bắn, bắt đầu đàm phán tại địa điểm trung lập. Hai nước cũng xác nhận thỏa thuận ngừng bắn đã lập tức có hiệu lực.
Ấn Độ rạng sáng 7/5 mở chiến dịch Sindoor, tấn công 9 địa điểm mà họ cho là "cơ sở khủng bố" trong lãnh thổ Pakistan và khu vực thuộc vùng Kashmir mà Islamabad quản lý. Ấn Độ cho biết đây là động thái đáp trả vụ xả súng khiến 26 người thiệt mạng gần thị trấn Pahalgam ngày 22/4. Nước này trước đó cáo buộc Pakistan hậu thuẫn nhóm vũ trang gây ra vụ tấn công, nhưng Islamabad bác bỏ.
Bộ Quốc phòng Pakistan tuyên bố các lực lượng nước này đã bắn rơi 6 máy bay quân sự Ấn Độ vào rạng sáng 7/5, gồm ba tiêm kích đa năng Rafale, một chiến đấu cơ hạng nhẹ MiG-29, một tiêm kích hạng nặng Su-30MKI và một máy bay không người lái tầm trung Heron.
Hai nước sau đó liên tục tập kích qua lại vào lãnh thổ gần biên giới của nhau. Đỉnh điểm là vụ Ấn Độ đêm 9/5 tập kích loạt căn cứ không quân Pakistan, trong đó có sân bay cách thủ đô Islamabad khoảng 10 km.
Quân đội Pakistan rạng sáng 10/5 phát động chiến dịch trả đũa mang tên Bunyanun Marsoos, nhắm vào hàng loạt sân bay quân sự Ấn Độ, và tuyên bố đã phá hủy một kho dự trữ tên lửa siêu thanh ở thành phố Beas.
CNN ngày 10/5 dẫn lời các quan chức giấu tên trong chính quyền Tổng thống Donald Trump cho biết nhóm lãnh đạo hàng đầu gồm Phó tổng thống JD Vance, Ngoại trưởng kiêm quyền Cố vấn An ninh quốc gia Marco Rubio và Chánh văn phòng Nhà Trắng Susie Wiles "nhận được thông tin tình báo đáng báo động" vào sáng 9/5, khi đang theo dõi sát cuộc xung đột Ấn Độ và Pakistan sẽ nổ ra chiến tranh hạt nhân.
Các nguồn tin từ chối tiết lộ nội dung thông tin vì lý do nhạy cảm, nhưng nhấn mạnh nó quan trọng đến mức các lãnh đạo Mỹ tin rằng Washington phải tăng cường vai trò trong căng thẳng Ấn Độ - Pakistan, dù ông Vance ngay trước đó tuyên bố "xung đột giữa họ không phải việc của chúng tôi".
Phó tổng thống Vance báo cáo với Tổng thống Donald Trump, sau đó gọi cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào trưa cùng ngày. Trong cuộc điện đàm, ông Vance cảnh báo có nguy cơ cao là xung đột sẽ leo thang nghiêm trọng vào cuối tuần. Phó tổng thống Mỹ khuyên lãnh đạo Ấn Độ liên lạc trực tiếp với Pakistan và xem xét các phương án để hạ nhiệt tình hình.

Phó tổng thống Mỹ JD Vance tại Nhà Trắng ngày 8/5. Ảnh: AP
Các quan chức Mỹ khi đó tin rằng New Delhi và Islamabad chưa đối thoại, cần đưa hai nước trở lại bàn đàm phán. Ông Vance được cho là đã phác thảo với Thủ tướng Ấn Độ phương án xuống thang mà Mỹ đánh giá là Pakistan sẽ chấp thuận.
"Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, trong đó có Bộ trưởng Rubio, đã điện đàm với người đồng cấp Ấn Độ và Pakistan suốt đêm. Mục tiêu là hối thúc hai nước đàm phán, tìm ra con đường hạ nhiệt căng thẳng thông qua lệnh ngừng bắn", một quan chức cho biết.
Chính phủ Mỹ, Ấn Độ và Pakistan chưa bình luận về thông tin và cam kết giữ bí mật tin đàm phán 3 bên.
Tổng thống Trump ngày 10/5 tuyên bố Ấn Độ và Pakistan đã nhất trí ngừng bắn, bắt đầu đàm phán tại địa điểm trung lập. Hai nước cũng xác nhận thỏa thuận ngừng bắn đã lập tức có hiệu lực.
Ấn Độ rạng sáng 7/5 mở chiến dịch Sindoor, tấn công 9 địa điểm mà họ cho là "cơ sở khủng bố" trong lãnh thổ Pakistan và khu vực thuộc vùng Kashmir mà Islamabad quản lý. Ấn Độ cho biết đây là động thái đáp trả vụ xả súng khiến 26 người thiệt mạng gần thị trấn Pahalgam ngày 22/4. Nước này trước đó cáo buộc Pakistan hậu thuẫn nhóm vũ trang gây ra vụ tấn công, nhưng Islamabad bác bỏ.
Bộ Quốc phòng Pakistan tuyên bố các lực lượng nước này đã bắn rơi 6 máy bay quân sự Ấn Độ vào rạng sáng 7/5, gồm ba tiêm kích đa năng Rafale, một chiến đấu cơ hạng nhẹ MiG-29, một tiêm kích hạng nặng Su-30MKI và một máy bay không người lái tầm trung Heron.
Hai nước sau đó liên tục tập kích qua lại vào lãnh thổ gần biên giới của nhau. Đỉnh điểm là vụ Ấn Độ đêm 9/5 tập kích loạt căn cứ không quân Pakistan, trong đó có sân bay cách thủ đô Islamabad khoảng 10 km.
Quân đội Pakistan rạng sáng 10/5 phát động chiến dịch trả đũa mang tên Bunyanun Marsoos, nhắm vào hàng loạt sân bay quân sự Ấn Độ, và tuyên bố đã phá hủy một kho dự trữ tên lửa siêu thanh ở thành phố Beas.