Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Chuyên gia cho rằng Mỹ hoãn thuế trong 90 ngày là do Việt Nam có tầm vóc lớn có thời gian đàm phán thương mại, đồng thời làm rõ những vấn đề đối tác quan tâm.
Tổng thống Donald Trump thông báo hoãn áp thuế đối ứng ở mức cao với hàng chục đối tác thương mại trong 90 ngày. Mức thuế tạm thời được áp là 10%.
Bên lề Hội thảo kinh tế Việt Nam ngày 10/4, GS.TS Phạm Hồng Chương - Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng việc Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày là cơ hội tốt, đủ để Việt Nam có thời gian đàm phán thương mại với nước này và làm rõ những vấn đề họ quan tâm.
Ông Chương cũng cho rằng việc này giúp Việt Nam có thời gian chuẩn bị giải pháp ứng phó với những thay đổi, đánh giá tác động thực sự của việc Mỹ áp thuế đối ứng với toàn thế giới.
Trong thông cáo phát đi cùng ngày, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cho rằng sự trì hoãn này là "cơ hội tạo dư địa cho hai Chính phủ tiếp tục đàm phán và xây dựng một khuôn khổ thương mại bền vững, đáp ứng lợi ích song phương".
"Đây cũng là bước đi cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam có thời gian chuẩn bị, thích ứng với mức thuế mới dự kiến", AmCham nhìn nhận.
Theo Hiệp hội này, đây là "khoảng đệm" cho phép doanh nghiệp hai nước điều chỉnh chuỗi cung ứng, xây dựng một lộ trình thương mại công bằng, cân bằng và dài hạn hơn.
Xem toàn màn hình
Cụm cảng Lạch Huyện, Hải Phòng, ngày 20/1. Ảnh: Lê Tân
Việt - Mỹ đã thống nhất khởi động đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng, gồm nội dung về thuế. Các cấp kỹ thuật của hai bên sẽ trao đổi ngay về thoả thuận này.
Để đàm phán, PGS.TS Phạm Thế Anh (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin và lường trước tình huống có thể xảy ra.
GS.TS Phạm Hồng Chương nhấn mạnh một trong những nguyên tắc, giải pháp cần tuân thủ trong quan hệ thương mại với Mỹ là minh bạch xuất xứ. Theo chuyên gia, nguyên liệu có thể không do một nước sản xuất từ đầu đến cuối, nhưng phần giá trị gia tăng phải được tạo ra nhiều ở Việt Nam.
"Đây là căn cứ để Mỹ xem xét đánh thuế", ông nói, cho rằng về dài hạn, doanh nghiệp Việt cần nâng năng lực sản xuất, tự chủ ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Thêm vào đó, ông Chương nhìn nhận Việt Nam cũng cần tăng minh bạch trong thể chế, giảm thiểu "chi phí không chính thức", đi cùng với tăng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi các lĩnh vực như hải quan, thuế...
"Tăng cường minh bạch sẽ khắc phục hạn chế, giúp Việt Nam có lợi thế tốt hơn trên bàn đàm phán", ông nói.
Một tuần qua, Chính phủ liên tục có động thái nhằm giảm thiểu tác động từ thuế này. Tuần trước, Tổng bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Trump. Ông cho biết sẵn sàng trao đổi với Mỹ để đưa thuế nhập khẩu về 0% với hàng nhập từ Mỹ và đề nghị nước này áp dụng mức tương tự với hàng nhập từ Việt Nam.
Liên quan các giải pháp thương mại, Việt Nam dự kiến mua thêm các sản phẩm Mỹ có thế mạnh, trong nước có nhu cầu, kể cả mặt hàng liên quan an ninh, quốc phòng. Nhà điều hành cũng thúc đẩy giao hàng sớm với các hợp đồng thương mại máy bay.
Giới quan sát cho rằng hoạt động thương mại quốc tế sẽ thay đổi so với trước, bất kể cuộc đàm phán có kết quả như thế nào. "Cuộc chơi thương mại toàn cầu thay đổi, Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, tránh phụ thuộc vào một thị trường lớn", PGS.TS Phạm Thế Anh nói.
Ở khía cạnh này, GS.TS Tô Trung Thành (Đại học Kinh tế Quốc dân) nhìn nhận bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều bất định cũng là lúc Việt Nam cần chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng.
"Phát triển khu vực kinh tế tư nhân phải trở thành động lực then chốt của nền kinh tế trong giai đoạn mới", ông nói, thêm rằng Việt Nam cần tái cơ cấu lại chuỗi sản xuất theo hướng nâng giá trị gia tăng, chủ động thu hút các dòng vốn FDI chất lượng cao, tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước từng bước tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào một số thị trường lớn cũng là một chiến lược quan trọng với Việt Nam trong giai đoạn này", ông Thành gợi ý.
Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, hoàn thiện pháp luật theo hướng giảm can thiệp hành chính, tăng hiệu quả thực thi... sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong dài hạn.
Tổng thống Donald Trump thông báo hoãn áp thuế đối ứng ở mức cao với hàng chục đối tác thương mại trong 90 ngày. Mức thuế tạm thời được áp là 10%.
Bên lề Hội thảo kinh tế Việt Nam ngày 10/4, GS.TS Phạm Hồng Chương - Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng việc Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày là cơ hội tốt, đủ để Việt Nam có thời gian đàm phán thương mại với nước này và làm rõ những vấn đề họ quan tâm.
Ông Chương cũng cho rằng việc này giúp Việt Nam có thời gian chuẩn bị giải pháp ứng phó với những thay đổi, đánh giá tác động thực sự của việc Mỹ áp thuế đối ứng với toàn thế giới.
Trong thông cáo phát đi cùng ngày, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cho rằng sự trì hoãn này là "cơ hội tạo dư địa cho hai Chính phủ tiếp tục đàm phán và xây dựng một khuôn khổ thương mại bền vững, đáp ứng lợi ích song phương".
"Đây cũng là bước đi cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam có thời gian chuẩn bị, thích ứng với mức thuế mới dự kiến", AmCham nhìn nhận.
Theo Hiệp hội này, đây là "khoảng đệm" cho phép doanh nghiệp hai nước điều chỉnh chuỗi cung ứng, xây dựng một lộ trình thương mại công bằng, cân bằng và dài hạn hơn.

Cụm cảng Lạch Huyện, Hải Phòng, ngày 20/1. Ảnh: Lê Tân
Việt - Mỹ đã thống nhất khởi động đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng, gồm nội dung về thuế. Các cấp kỹ thuật của hai bên sẽ trao đổi ngay về thoả thuận này.
Để đàm phán, PGS.TS Phạm Thế Anh (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin và lường trước tình huống có thể xảy ra.
GS.TS Phạm Hồng Chương nhấn mạnh một trong những nguyên tắc, giải pháp cần tuân thủ trong quan hệ thương mại với Mỹ là minh bạch xuất xứ. Theo chuyên gia, nguyên liệu có thể không do một nước sản xuất từ đầu đến cuối, nhưng phần giá trị gia tăng phải được tạo ra nhiều ở Việt Nam.
"Đây là căn cứ để Mỹ xem xét đánh thuế", ông nói, cho rằng về dài hạn, doanh nghiệp Việt cần nâng năng lực sản xuất, tự chủ ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Thêm vào đó, ông Chương nhìn nhận Việt Nam cũng cần tăng minh bạch trong thể chế, giảm thiểu "chi phí không chính thức", đi cùng với tăng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi các lĩnh vực như hải quan, thuế...
"Tăng cường minh bạch sẽ khắc phục hạn chế, giúp Việt Nam có lợi thế tốt hơn trên bàn đàm phán", ông nói.
Một tuần qua, Chính phủ liên tục có động thái nhằm giảm thiểu tác động từ thuế này. Tuần trước, Tổng bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Trump. Ông cho biết sẵn sàng trao đổi với Mỹ để đưa thuế nhập khẩu về 0% với hàng nhập từ Mỹ và đề nghị nước này áp dụng mức tương tự với hàng nhập từ Việt Nam.
Liên quan các giải pháp thương mại, Việt Nam dự kiến mua thêm các sản phẩm Mỹ có thế mạnh, trong nước có nhu cầu, kể cả mặt hàng liên quan an ninh, quốc phòng. Nhà điều hành cũng thúc đẩy giao hàng sớm với các hợp đồng thương mại máy bay.
Giới quan sát cho rằng hoạt động thương mại quốc tế sẽ thay đổi so với trước, bất kể cuộc đàm phán có kết quả như thế nào. "Cuộc chơi thương mại toàn cầu thay đổi, Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, tránh phụ thuộc vào một thị trường lớn", PGS.TS Phạm Thế Anh nói.
Ở khía cạnh này, GS.TS Tô Trung Thành (Đại học Kinh tế Quốc dân) nhìn nhận bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều bất định cũng là lúc Việt Nam cần chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng.
"Phát triển khu vực kinh tế tư nhân phải trở thành động lực then chốt của nền kinh tế trong giai đoạn mới", ông nói, thêm rằng Việt Nam cần tái cơ cấu lại chuỗi sản xuất theo hướng nâng giá trị gia tăng, chủ động thu hút các dòng vốn FDI chất lượng cao, tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước từng bước tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào một số thị trường lớn cũng là một chiến lược quan trọng với Việt Nam trong giai đoạn này", ông Thành gợi ý.
Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, hoàn thiện pháp luật theo hướng giảm can thiệp hành chính, tăng hiệu quả thực thi... sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong dài hạn.