newboi
Thanh niên Ngõ chợ
Máy bay chiến đấu Mỹ được cho là đã sử dụng bom lượn dẫn đường chính xác "StormBreaker" trong chiến dịch không kích lực lượng Houthi, một phần trong chiến dịch oanh tạc dữ dội nhằm vào lực lượng nổi dậy do Iran hậu thuẫn.
Máy bay F/A-18 có thể mang bom StormBreaker. ảnh trên: Hải quân Mỹ.
Hình ảnh một quả bom do Mỹ sản xuất, dường như chưa nổ và bị chôn một nửa trong cát, bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội vào thứ Năm trong tuần. Các tài khoản tình báo nguồn mở đã định vị địa lý hình ảnh này tại tỉnh Shabwah, miền Nam Yemen.
Trevor Ball, một cựu kỹ thuật viên xử lý bom mìn của Lục quân Mỹ, đã xác định quả bom này là GBU-53/B StormBreaker – một loại vũ khí tương đối mới trong kho vũ khí Mỹ. Ông nói với Business Insider rằng việc phát hiện quả bom này, dường như còn nguyên vẹn, cho thấy một vấn đề nghiêm trọng: nó có thể rơi vào tay kẻ xấu.
GBU-53/B, còn được gọi là Small Diameter Bomb Increment II (Bom đường kính nhỏ giai đoạn II), là một vũ khí phóng từ trên không với khả năng dẫn đường chính xác và cánh gập tự bung. Quả bom nặng 200 pound (khoảng 90 kg) này do nhà thầu quốc phòng Mỹ Raytheon (nay là RTX) sản xuất và có thể được thả từ các máy bay chiến đấu đặt trên tàu sân bay như F/A-18E/F Super Hornet.
theo Bộ chỉ huy Hệ thống Hàng không Hải quân Mỹ, vũ khí này có thể được sử dụng để tấn công cả mục tiêu di động lẫn cố định và hoạt động hiệu quả ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu. Quả bom còn có khả năng nhận cập nhật tọa độ mục tiêu ngay trong khi bay.
tháng 10 năm 2023 hải quân Mỹ tuyên bố đạt được khả năng vận hành ban đầu đối với StormBreaker và cho biết các máy bay Super Hornet sẽ là nền tảng đầu tiên triển khai loại bom này.
Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM), đơn vị phụ trách các hoạt động tại Trung Đông, đã công bố đoạn phim vào tháng trước cho thấy StormBreaker cùng các loại vũ khí khác trên tàu sân bay USS Harry S. Truman – một lực lượng chủ chốt trong cuộc xung đột với Houthi.
Tờ The War Zone, cơ quan đầu tiên đưa tin hôm 25/4 về việc phát hiện StormBreaker tại Yemen, đã phát hiện bằng chứng vào tháng trước rằng Hải quân Mỹ đã sử dụng vũ khí này lần đầu tiên trong chiến đấu.
Trong ảnh chụp màn hình video ngày 21/3, quả bom StormBreaker có thể được nhìn thấy với sọc vàng ở cuối khung hình, trên tàu USS Harry S. Truman. ảnh trên: Quân đội Mỹ
Hình ảnh quả bom StormBreaker chưa nổ được xem là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Mỹ đang sử dụng vũ khí này chống lại lực lượng Houthi. Việc quả bom còn nguyên vẹn cho thấy nó không bị phòng không bắn hạ. Một quan chức quốc phòng Mỹ từ chối trả lời các câu hỏi từ Business Insider về sự cố này cũng như cung cấp thêm chi tiết.
Ball, hiện là nhà nghiên cứu tại Tổ chức Nghiên cứu Vũ khí (Armament Research Services), cảnh báo rằng rủi ro trong tình huống này là Iran, quốc gia từ lâu hậu thuẫn lực lượng Houthi, có thể tiếp cận được StormBreaker.
"Người Iran nổi tiếng với khả năng sao chép công nghệ vũ khí và chế tạo các phiên bản của riêng họ", ông Ball nói. "Càng nhanh chóng Iran tiếp cận và khai thác vũ khí của Mỹ, họ càng có thể thu hẹp khoảng cách công nghệ quân sự giữa hai bên".
Điều này thậm chí có thể mang lại lợi ích cho Nga, nước đã thiết lập quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng chặt chẽ với Iran kể từ khi Moscow phát động cuộc xâm lược Ukraine toàn diện vào tháng 2/2022.
Máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornet trên tàu sân bay có thể mang bom StormBreaker. ảnh trên: Quân đội Mỹ.
Ball giải thích rằng mặc dù quả bom được tìm thấy tại khu vực Yemen không do Houthi kiểm soát, "nhưng nó cho thấy nguy cơ bom chưa nổ có thể rơi vào tay Iran", nhất là khi bên trong quả bom chứa nhiều thành phần có thể mang tính tuyệt mật.
"Quy mô không kích và tần suất sử dụng vũ khí càng lớn thì nguy cơ này càng tăng", ông Ball nhấn mạnh, đồng thời lưu ý rằng rủi ro tương tự cũng áp dụng với AGM-158, loại tên lửa mà Mỹ đang dùng để tấn công Houthi.
AGM-158, hay còn gọi là Tên lửa Tấn công Đối đất Tầm xa (JASSM), là một tên lửa hành trình tàng hình tầm xa do Lockheed Martin phát triển. JASSM và StormBreaker đều là vũ khí "standoff" – cho phép máy bay phóng từ khoảng cách xa, tránh phải xâm nhập vùng phòng không của đối phương như khi thả bom thông thường.
Mỹ cũng được cho là đang sử dụng AGM-154 (Tên lửa Tấn công Đối đất Liên hợp - JSOW) cùng nhiều loại vũ khí tối tân khác chống lại Houthi.
Mỹ đã tiến hành các đợt không kích nhắm vào lực lượng Houthi liên tiếp trong sáu tuần nhằm buộc họ ngừng các cuộc tấn công tàu thuyền trên Biển Đỏ. Kể từ những ngày đầu chiến dịch, quân đội Mỹ công khai rất ít thông tin chi tiết về chiến dịch không kích dữ dội này, dù gần đây thừa nhận đã đánh trúng một trạm dầu lớn do Houthi kiểm soát – nơi được cho là có hàng chục người thiệt mạng trong vụ tấn công.
Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth hôm thứ Năm trong tuần cho biết Mỹ đã tấn công hàng trăm mục tiêu của Houthi kể từ khi chiến dịch bắt đầu và "làm tê liệt bộ máy lãnh đạo" của họ.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích tỏ ra hoài nghi rằng các cuộc không kích này sẽ thực sự xóa sổ được năng lực của lực lượng nổi dậy, bởi trước đó các đợt tấn công tương tự cũng không đạt hiệu quả như mong đợi. Chỉ vài ngày trước, lực lượng Houthi vẫn tiếp tục phóng tên lửa về phía Israel

Hình ảnh một quả bom do Mỹ sản xuất, dường như chưa nổ và bị chôn một nửa trong cát, bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội vào thứ Năm trong tuần. Các tài khoản tình báo nguồn mở đã định vị địa lý hình ảnh này tại tỉnh Shabwah, miền Nam Yemen.
Trevor Ball, một cựu kỹ thuật viên xử lý bom mìn của Lục quân Mỹ, đã xác định quả bom này là GBU-53/B StormBreaker – một loại vũ khí tương đối mới trong kho vũ khí Mỹ. Ông nói với Business Insider rằng việc phát hiện quả bom này, dường như còn nguyên vẹn, cho thấy một vấn đề nghiêm trọng: nó có thể rơi vào tay kẻ xấu.
GBU-53/B, còn được gọi là Small Diameter Bomb Increment II (Bom đường kính nhỏ giai đoạn II), là một vũ khí phóng từ trên không với khả năng dẫn đường chính xác và cánh gập tự bung. Quả bom nặng 200 pound (khoảng 90 kg) này do nhà thầu quốc phòng Mỹ Raytheon (nay là RTX) sản xuất và có thể được thả từ các máy bay chiến đấu đặt trên tàu sân bay như F/A-18E/F Super Hornet.

theo Bộ chỉ huy Hệ thống Hàng không Hải quân Mỹ, vũ khí này có thể được sử dụng để tấn công cả mục tiêu di động lẫn cố định và hoạt động hiệu quả ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu. Quả bom còn có khả năng nhận cập nhật tọa độ mục tiêu ngay trong khi bay.
tháng 10 năm 2023 hải quân Mỹ tuyên bố đạt được khả năng vận hành ban đầu đối với StormBreaker và cho biết các máy bay Super Hornet sẽ là nền tảng đầu tiên triển khai loại bom này.

Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM), đơn vị phụ trách các hoạt động tại Trung Đông, đã công bố đoạn phim vào tháng trước cho thấy StormBreaker cùng các loại vũ khí khác trên tàu sân bay USS Harry S. Truman – một lực lượng chủ chốt trong cuộc xung đột với Houthi.
Tờ The War Zone, cơ quan đầu tiên đưa tin hôm 25/4 về việc phát hiện StormBreaker tại Yemen, đã phát hiện bằng chứng vào tháng trước rằng Hải quân Mỹ đã sử dụng vũ khí này lần đầu tiên trong chiến đấu.

Hình ảnh quả bom StormBreaker chưa nổ được xem là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Mỹ đang sử dụng vũ khí này chống lại lực lượng Houthi. Việc quả bom còn nguyên vẹn cho thấy nó không bị phòng không bắn hạ. Một quan chức quốc phòng Mỹ từ chối trả lời các câu hỏi từ Business Insider về sự cố này cũng như cung cấp thêm chi tiết.
Ball, hiện là nhà nghiên cứu tại Tổ chức Nghiên cứu Vũ khí (Armament Research Services), cảnh báo rằng rủi ro trong tình huống này là Iran, quốc gia từ lâu hậu thuẫn lực lượng Houthi, có thể tiếp cận được StormBreaker.
"Người Iran nổi tiếng với khả năng sao chép công nghệ vũ khí và chế tạo các phiên bản của riêng họ", ông Ball nói. "Càng nhanh chóng Iran tiếp cận và khai thác vũ khí của Mỹ, họ càng có thể thu hẹp khoảng cách công nghệ quân sự giữa hai bên".
Điều này thậm chí có thể mang lại lợi ích cho Nga, nước đã thiết lập quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng chặt chẽ với Iran kể từ khi Moscow phát động cuộc xâm lược Ukraine toàn diện vào tháng 2/2022.

Ball giải thích rằng mặc dù quả bom được tìm thấy tại khu vực Yemen không do Houthi kiểm soát, "nhưng nó cho thấy nguy cơ bom chưa nổ có thể rơi vào tay Iran", nhất là khi bên trong quả bom chứa nhiều thành phần có thể mang tính tuyệt mật.
"Quy mô không kích và tần suất sử dụng vũ khí càng lớn thì nguy cơ này càng tăng", ông Ball nhấn mạnh, đồng thời lưu ý rằng rủi ro tương tự cũng áp dụng với AGM-158, loại tên lửa mà Mỹ đang dùng để tấn công Houthi.
AGM-158, hay còn gọi là Tên lửa Tấn công Đối đất Tầm xa (JASSM), là một tên lửa hành trình tàng hình tầm xa do Lockheed Martin phát triển. JASSM và StormBreaker đều là vũ khí "standoff" – cho phép máy bay phóng từ khoảng cách xa, tránh phải xâm nhập vùng phòng không của đối phương như khi thả bom thông thường.
Mỹ cũng được cho là đang sử dụng AGM-154 (Tên lửa Tấn công Đối đất Liên hợp - JSOW) cùng nhiều loại vũ khí tối tân khác chống lại Houthi.
Mỹ đã tiến hành các đợt không kích nhắm vào lực lượng Houthi liên tiếp trong sáu tuần nhằm buộc họ ngừng các cuộc tấn công tàu thuyền trên Biển Đỏ. Kể từ những ngày đầu chiến dịch, quân đội Mỹ công khai rất ít thông tin chi tiết về chiến dịch không kích dữ dội này, dù gần đây thừa nhận đã đánh trúng một trạm dầu lớn do Houthi kiểm soát – nơi được cho là có hàng chục người thiệt mạng trong vụ tấn công.
Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth hôm thứ Năm trong tuần cho biết Mỹ đã tấn công hàng trăm mục tiêu của Houthi kể từ khi chiến dịch bắt đầu và "làm tê liệt bộ máy lãnh đạo" của họ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích tỏ ra hoài nghi rằng các cuộc không kích này sẽ thực sự xóa sổ được năng lực của lực lượng nổi dậy, bởi trước đó các đợt tấn công tương tự cũng không đạt hiệu quả như mong đợi. Chỉ vài ngày trước, lực lượng Houthi vẫn tiếp tục phóng tên lửa về phía Israel