Don Jong Un
Chúa tể đa cấp

Indonesia kỳ vọng có thể hoàn tất các cuộc đàm phán với Mỹ liên quan đến mức thuế đối ứng mà Tổng thống Donald Trump công bố trong 60 ngày tới.
Thông tin trên được Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto công bố tại cuộc họp báo ngày 17/4 theo giờ Washington. Ông Hartarto đang cùng phái đoàn cấp cao của Indonesia tới Mỹ để đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Đại diện Thương mại Jamieson Greer về thỏa thuận thuế quan.
“Các bên đã đạt được sự đồng thuận về một số nội dung cốt lõi trong đàm phán, bao gồm: tăng cường hợp tác đầu tư – thương mại, khai thác khoáng sản chiến lược, đảm bảo độ tin cậy và khả năng phục hồi chuỗi cung ứng. Chúng tôi kỳ vọng trong vòng 60 ngày tới, các nội dung đã thống nhất sẽ được cụ thể hóa thành các thỏa thuận song phương chính thức,” Antara dẫn lời Bộ trưởng Airlangga Hartarto.
Bên cạnh đó, ông Hartarto cho biết Indonesia sẽ “tạo điều kiện thuận lợi” cho các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Indonesia, bao gồm cả việc đơn giản hóa thủ tục cấp phép và “cung cấp các ưu đãi phù hợp”.
“Indonesia cũng có kế hoạch nhập khẩu thêm các mặt hàng nông sản như lúa mì, đậu tương, bã đậu tương và đẩy mạnh mua sắm hàng hóa từ Mỹ,” Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia chia sẻ thêm.
Theo Jakarta Post, vào ngày 16/4 theo giờ Washington, Ngoại trưởng Indonesia Sugiono cũng đã có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Marco Rubio. Hai bên nhấn mạnh cam kết củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, thương mại và đầu tư.
Ngoại trưởng Sugiono đã giới thiệu một loạt sáng kiến của Jakarta nhằm thu hút đầu tư từ Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực khoáng sản chiến lược như niken và các ngành công nghiệp then chốt khác. Ông Sugiono cũng làm rõ các ưu tiên của Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto về đảm bảo an ninh năng lượng – lương thực, đẩy mạnh công nghiệp hóa tài nguyên trong nước và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Vào ngày 2/4 theo giờ Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố các mức thuế đối ứng toàn cầu. Mức tối thiểu 10% được áp dụng từ ngày 5/4 và tối đa 50% từ ngày 9/4. Mức tối thiểu 10% được áp dụng từ ngày 5/4 và tối đa 50% từ ngày 9/4.
Các quốc gia thành viên ASEAN là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thuế quan. Campuchia bị áp thuế đối ứng lên đến 49%, tiếp theo là Lào (48%), Việt Nam (46%) và Myanmar (44%). Trong khi đó, Thái Lan bị áp thuế 36%, Indonesia 32%, Brunei và Malaysia đều ở mức 24%, Philippines 17% và Singapore 10%.
Đến ngày 10/4, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ hoãn việc áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày với toàn bộ các đối tác thương mại (trừ Trung Quốc) để các quốc gia khác có thêm thời gian đàm phán.
Thông tin trên được Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto công bố tại cuộc họp báo ngày 17/4 theo giờ Washington. Ông Hartarto đang cùng phái đoàn cấp cao của Indonesia tới Mỹ để đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Đại diện Thương mại Jamieson Greer về thỏa thuận thuế quan.
“Các bên đã đạt được sự đồng thuận về một số nội dung cốt lõi trong đàm phán, bao gồm: tăng cường hợp tác đầu tư – thương mại, khai thác khoáng sản chiến lược, đảm bảo độ tin cậy và khả năng phục hồi chuỗi cung ứng. Chúng tôi kỳ vọng trong vòng 60 ngày tới, các nội dung đã thống nhất sẽ được cụ thể hóa thành các thỏa thuận song phương chính thức,” Antara dẫn lời Bộ trưởng Airlangga Hartarto.
Bên cạnh đó, ông Hartarto cho biết Indonesia sẽ “tạo điều kiện thuận lợi” cho các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Indonesia, bao gồm cả việc đơn giản hóa thủ tục cấp phép và “cung cấp các ưu đãi phù hợp”.
“Indonesia cũng có kế hoạch nhập khẩu thêm các mặt hàng nông sản như lúa mì, đậu tương, bã đậu tương và đẩy mạnh mua sắm hàng hóa từ Mỹ,” Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia chia sẻ thêm.
Theo Jakarta Post, vào ngày 16/4 theo giờ Washington, Ngoại trưởng Indonesia Sugiono cũng đã có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Marco Rubio. Hai bên nhấn mạnh cam kết củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, thương mại và đầu tư.
Ngoại trưởng Sugiono đã giới thiệu một loạt sáng kiến của Jakarta nhằm thu hút đầu tư từ Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực khoáng sản chiến lược như niken và các ngành công nghiệp then chốt khác. Ông Sugiono cũng làm rõ các ưu tiên của Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto về đảm bảo an ninh năng lượng – lương thực, đẩy mạnh công nghiệp hóa tài nguyên trong nước và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Vào ngày 2/4 theo giờ Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố các mức thuế đối ứng toàn cầu. Mức tối thiểu 10% được áp dụng từ ngày 5/4 và tối đa 50% từ ngày 9/4. Mức tối thiểu 10% được áp dụng từ ngày 5/4 và tối đa 50% từ ngày 9/4.
Các quốc gia thành viên ASEAN là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thuế quan. Campuchia bị áp thuế đối ứng lên đến 49%, tiếp theo là Lào (48%), Việt Nam (46%) và Myanmar (44%). Trong khi đó, Thái Lan bị áp thuế 36%, Indonesia 32%, Brunei và Malaysia đều ở mức 24%, Philippines 17% và Singapore 10%.
Đến ngày 10/4, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ hoãn việc áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày với toàn bộ các đối tác thương mại (trừ Trung Quốc) để các quốc gia khác có thêm thời gian đàm phán.