
Ngày 17-4, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký ban hành Công văn số 2310/BYT-ATTP liên quan đến việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.
Công văn nêu rõ, hiện nay có tình trạng một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người sử dụng.
Khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã quy định: "Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm".
Như vậy, việc một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng là vi phạm quy định của pháp luật.
Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 9-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động quảng cáo thực phẩm, hạn chế tình trạng quảng cáo quá mức, quảng cáo chưa được thẩm định nội dung, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm thực phẩm đến với người tiêu dùng, Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; các viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y, dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam thông báo đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả người lao động của đơn vị đã nghỉ công tác) về tình trạng trên. Đồng thời rà soát, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nếu có vi phạm.
Thực tế thời gian qua cho thấy trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hình ảnh người tự xưng là bác sĩ, lương y, bác sĩ về hưu quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng nhằm tăng sự tin cậy của người dân.
Bộ Y tế khuyến cáo, người tiêu dùng cần cảnh giác với các clip giới thiệu là bác sĩ, lương y tư vấn bệnh, tư vấn dùng sản phẩm chữa bệnh, những clip giới thiệu từng là các bệnh nhân, dùng sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã khỏi bệnh và có thể khỏi bệnh.
Liên quan đến vấn đề này, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra vào cuối năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã “đăng đàn” trả lời nhiều câu hỏi của các đại biểu liên quan đến vấn đề thực phẩm chức năng.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh, người dân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thực phẩm chức năng vì đây không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Cần đọc kỹ thông tin chỉ định và chống chỉ định sử dụng của thực phẩm. Người tiêu dùng khi xem quảng cáo trên mạng cần lưu ý, nếu người quảng cáo nói uống thực phẩm này sẽ khỏi bệnh hay sản phẩm này tốt hơn sản phẩm khác, có hình ảnh y, bác sĩ quảng cáo đều là vi phạm. Đặc biệt, nếu trên thực phẩm nào không có ghi dòng chữ “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” cũng là vi phạm quy định của pháp luật.
Công văn nêu rõ, hiện nay có tình trạng một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người sử dụng.
Khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã quy định: "Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm".

Như vậy, việc một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng là vi phạm quy định của pháp luật.
Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 9-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động quảng cáo thực phẩm, hạn chế tình trạng quảng cáo quá mức, quảng cáo chưa được thẩm định nội dung, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm thực phẩm đến với người tiêu dùng, Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; các viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y, dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam thông báo đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả người lao động của đơn vị đã nghỉ công tác) về tình trạng trên. Đồng thời rà soát, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nếu có vi phạm.
Thực tế thời gian qua cho thấy trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hình ảnh người tự xưng là bác sĩ, lương y, bác sĩ về hưu quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng nhằm tăng sự tin cậy của người dân.
Bộ Y tế khuyến cáo, người tiêu dùng cần cảnh giác với các clip giới thiệu là bác sĩ, lương y tư vấn bệnh, tư vấn dùng sản phẩm chữa bệnh, những clip giới thiệu từng là các bệnh nhân, dùng sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã khỏi bệnh và có thể khỏi bệnh.
Liên quan đến vấn đề này, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra vào cuối năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã “đăng đàn” trả lời nhiều câu hỏi của các đại biểu liên quan đến vấn đề thực phẩm chức năng.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh, người dân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thực phẩm chức năng vì đây không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Cần đọc kỹ thông tin chỉ định và chống chỉ định sử dụng của thực phẩm. Người tiêu dùng khi xem quảng cáo trên mạng cần lưu ý, nếu người quảng cáo nói uống thực phẩm này sẽ khỏi bệnh hay sản phẩm này tốt hơn sản phẩm khác, có hình ảnh y, bác sĩ quảng cáo đều là vi phạm. Đặc biệt, nếu trên thực phẩm nào không có ghi dòng chữ “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” cũng là vi phạm quy định của pháp luật.