Nền kinh tế 500 tỷ USD của Việt Nam đang vươn mình vào top 25 thế giới

ewqeqweqw

Địt Bùng Đạo Tổ
Mexico
Sau 50 năm thống nhất, Việt Nam đã vươn mình thành một trong 40 nền kinh tế có quy mô lớn nhất thế giới. Nhiều dự báo cho thấy Việt Nam có thể vượt Singapore, Malaysia vào 2029.

Ngày 30/4/1975 mở ra kỷ nguyên mới cho một đất nước Việt Nam độc lập và thống nhất. Tuy nhiên, thời điểm đó, số liệu của Cục Thống kê cho thấy GDP bình quân đầu người chỉ đạt 232 đồng với kinh tế hợp tác xã là trụ cột chính. Thu nhập bình quân hàng tháng của hộ công nhân viên chức miền Bắc là 28 đồng, xã viên hợp tác xã nông nghiệp đạt 19 đồng.

Qua nhiều nỗ lực bền bỉ, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng đổi mới, phát triển và hội nhập, từng bước vươn lên mạnh mẽ để trở thành điểm sáng tăng trưởng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ghi danh vào nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.

Năng lực phục hồi mạnh mẽ​

Nhìn lại giai đoạn đầy thách thức từ 1976 đến 1985, Việt Nam duy trì tăng trưởng GDP bình quân hàng năm khoảng 4,65%. Nông nghiệp chiếm gần 39% GDP, trong khi công nghiệp dù được đầu tư nhưng vẫn chưa thể là động lực tăng trưởng chính.
Bước ngoặt năm 1986 với chính sách Đổi mới đã đưa quy mô nền kinh tế tăng trưởng trung bình 6,51%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ rệt, khi tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 24,5% GDP vào năm 2000, công nghiệp - xây dựng chiếm 36,7% và dịch vụ đạt 38,7%. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ổn định với tốc độ trung bình hơn 11%/năm.

Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1.600 đồng/tháng lên gần 295.000 đồng/tháng vào năm 1999. Trong khi đó, lạm phát được kiểm soát từ mức ba chữ số trong giai đoạn 1986-1988 về một chữ số vào thập niên 1990.


Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam xác định mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền tảng phát triển dài hạn, trên cơ sở đó đã đem đến những thành tựu vượt bậc. Giai đoạn 2001-2010, GDP tăng trưởng trung bình 7,26%/năm, cao nổi bật trong khu vực.

Năm 2008, Việt Nam chính thức thoát khỏi nhóm thu nhập thấp, sang thu nhập trung bình thấp. Đến 2019, GDP bình quân đầu người đạt 2.715 USD, gấp 15 lần so với năm 1990.

Cũng trong giai đoạn này, hoạt động kinh tế đối ngoại mở rộng mạnh mẽ. Tỷ lệ xuất nhập khẩu so với GDP tăng từ 113% (năm 2000) lên 210% (năm 2019). Giai đoạn 2011-2019, tổng giá trị ngoại thương đạt 3.100 tỷ USD, gấp 20 lần giai đoạn 1991-2000.
 

Có thể bạn quan tâm

Top