Ngành manga Nhật Bản tìm đến AI để chống vi phạm bản quyền

Don Jong Un

Trai thôn
NATO
Ngành công nghiệp manga của Nhật Bản hiện trị giá 14 tỷ đôla. Tuy nhiên, con số này sẽ còn lớn hơn nếu không bị các trang web đăng tải các phiên bản lậu. Một công ty khởi nghiệp ở Tokyo hy vọng trí tuệ nhân tạo AI sẽ khắc phục tình trạng này. Hệ thống AI chuyên dụng của công ty có thể dịch manga sang nhiều ngôn ngữ chỉ trong vài ngày, nhanh chóng đưa các tập mới nhất đến tay người hâm mộ và có thể là một vũ khí mạnh mẽ để chống lại nạn vi phạm bản quyền.
Theo ước tính, các bản dịch trái phép tung lên mạng gây tổn thất cho các nhà xuất bản Nhật Bản tới 5 tỷ đôla/năm, đồng thời làm giảm thu nhập của các họa sĩ truyện tranh sống dựa vào tiền bản quyền. Để dịch tác phẩm thường phải mất một thời gian nhất định, những kẻ vi phạm bản quyền lợi dụng khoảng thời gian này và đăng bản của mình lên mạng trước khi bản được cấp phép ra mắt.

Nhu cầu dịch thuật manga hiện đã vượt xa nguồn cung. Tại chi nhánh New York của hiệu sách Nhật Bản Kinokuniya, người hâm mộ manga lùng sục trên kệ để tìm những phần dịch mới nhất.

X48GzkVSeqenizpITB1HwrQRd46qCPHsEr40syW5.jpeg
Một độc giả quan tâm tới manga tại hiệu sách Kinokuniya New York
Nhưng chỉ một phần nhỏ các đầu truyện tranh Nhật Bản là có bản dịch. Cửa hàng đặt biển báo thông báo cho khách hàng những manga nào chưa được phát hành bằng tiếng Anh.

Nagai Yasunobu, quản lý hiệu sách Kinokuniya New York, cho biết manga ngày càng được nhiều người yêu thích và nếu xu hướng này tiếp tục, cần dịch thêm rất nhiều tác phẩm

AI giải cứu​

Mantra, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Tokyo thành lập vào năm 2020, hy vọng có thể xoay chuyển tình thế. Công ty đã phát triển một hệ thống AI tinh vi, chuyên dịch manga đa ngôn ngữ.
QPsuT10BvVfjwfF1q6yWRjYGd0ZfVmlqBfNKIYpy.jpeg
Công ty khởi nghiệp Mantra ở Tokyo
Mantra đang chạy đua để giúp các nhà xuất bản ra mắt truyện tranh nhanh chóng nhằm theo kịp nhu cầu quốc tế. Hệ thống này tiến hành quét ấn bản điện tử của tác phẩm gốc, bỏ tiếng Nhật khỏi ô hội thoại và nhập văn bản dịch chỉ trong vài phút. Sau đó, các nhà thiết kế và biên tập viên chỉ cần tinh chỉnh lại.

Một nhà thiết kế bố cục của công ty cho biết: "Đôi khi chúng tôi phải điều chỉnh một chút cách bố trí từ ngữ để vừa với ô thoại cho dễ đọc hơn".
Với hệ thống này, một bộ manga thường phải mất một tháng hoặc hơn để dịch thì có thể được chuyển ngữ chỉ trong 2 ngày.

Anh Ishiwatari Shonosuke, người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) của Mantra, hy vọng sẽ phát huy được nhiều hơn khả năng của hệ thống AI mới của công ty.
Anh nói: "Trong tương lai, chúng tôi hy vọng có thể đưa manga đa ngôn ngữ đến tay độc giả theo thời gian thực. Đó chính là mục tiêu chúng tôi đang theo đuổi”.

Hiện tại, hệ thống AI này đang được tiếp tục nâng cấp do đôi khi vẫn gặp khó khăn trong việc xác định và thêm chủ ngữ vốn thường được lược bỏ trong nguyên bản tiếng Nhật, ví dụ như “tôi”, “bạn”, “anh ấy” và “cô ấy”.

Điểm hay nhất của manga Nhật Bản là cách diễn đạt độc đáo và ngôn ngữ tinh tế, nhưng chính điều này lại khiến việc dịch thuật trở nên khó khăn. Để đảm bảo tính chính xác, Mantra sử dụng biên dịch viên là con người.

Người hâm mộ muốn đọc manga bằng tiếng mẹ đẻ​

Khu Akihabara ở Tokyo là trung tâm của thế giới manga và anime Nhật Bản. Nhiều du khách nước ngoài đến đây với hy vọng tìm được sách bằng tiếng mẹ đẻ của mình, nhưng để hiểu được thì vẫn thường phải sử dụng chức năng dịch của điện thoại thông minh.

Một người hâm mộ trẻ đến từ Mỹ cho biết thường mua ấn bản tiếng Nhật và đọc bằng điện thoại thông minh, nhưng nhiều nội dung không được diễn tả sát nội dung gốc.

Anh cho biết sẽ cảm thụ tốt hơn các tác phẩm nếu có thể đọc phiên bản tiếng Anh thay vì "bản dịch chất lượng kém" trên điện thoại
Không chỉ những người sử dụng tiếng Anh cảm thấy thất vọng. Một người hâm mộ manga trẻ tuổi đến từ Đài Loan cho biết chỉ những tác phẩm nổi tiếng nhất mới được dịch sang tiếng Quan Thoại. Anh mong có thêm nhiều tác phẩm manga ít người biết cũng được dịch sang ngôn ngữ của mình.

Sinh ra trong gia đình có cha là người Nhật và mẹ là người Trung Quốc, bản thân CEO Ishiwatari của Mantra cũng là người xuất thân từ nền tảng giao thoa văn hóa. Anh tin rằng việc dịch nhiều manga hơn sang tiếng Quan Thoại không chỉ mang lại nhiều lợi nhuận. Anh cho rằng việc nhiều người Trung Quốc tiếp xúc với manga hơn sẽ khiến họ hiểu hơn về văn hóa Nhật Bản, góp phần đưa 2 đất nước xích lại gần nhau hơn.

Cấp thiết cần các bản dịch hợp pháp​

Các chuyên gia cho rằng việc đẩy nhanh ra mắt bản dịch hợp pháp sẽ giúp giải quyết vấn nạn vi phạm bản quyền.

Luật sư Hirai Yuki của Văn phòng Luật Sakurazaka từng tham gia nhiều vụ kiện vi phạm bản quyền. Ông nói rằng việc nhanh chóng đăng các bản đa ngôn ngữ chính thức lên mạng sẽ nhắm trực tiếp vào các trang web bất hợp pháp.

Ông nói rằng độc giả sẽ luôn tìm kiếm những nội dung có sẵn, vì vậy các nhà xuất bản “cần ngăn chặn điều này bằng cách phát hành càng nhiều bản dịch chính thức càng nhanh càng tốt”.
Hệ thống của Mantra hiện có thể dịch manga sang 18 ngôn ngữ. Các công ty khác, bao gồm cả các nhà xuất bản, cũng đang tìm cách đẩy nhanh quá trình dịch thuật bằng AI.

Biên dịch viên “nghi ngại” về AI​

Chính phủ Nhật Bản cũng hy vọng manga sẽ tiếp tục phổ biến. Chiến dịch "Cool Japan" nhằm quảng bá hình ảnh đất nước với thế giới bằng sức mạnh mềm bao gồm việc thúc đẩy xuất khẩu manga, anime và các loại hình giải trí khác, với mục tiêu đến năm 2033 sẽ tạo ra khoảng 125 tỷ đôla.

Nhưng không phải ai cũng cho rằng AI đã sẵn sàng đảm nhận vai trò then chốt trong cơn sốt manga. Ông Kamimura Saki, chủ tịch Hiệp hội biên dịch Nhật Bản, thể hiện hoài nghi việc AI có thể nắm bắt đúng nội dung hay chi tiết độc đáo của từng tác phẩm

Chi phí cũng một lý do chính khiến một số người tìm đến các phiên bản lậu để kịp xem các nội dung ra mắt liên tục. Việc các công ty sử dụng AI để dịch thuật có thể giúp giảm chi phí nhân lực cần thiết cho mảng này, do đó, độc giả cũng hy vọng sự tham gia của AI có thể giúp giảm giá manga.

Ông Kamimura cho biết tổ chức của ông không hẳn phản đối việc sử dụng AI, nhưng ông cho rằng công nghệ này có một số hạn chế.

Ông nói: "Chúng tôi băn khoăn liệu AI có thể đảm bảo chất lượng hay không. Chúng tôi đã quan sát cách các trang web vi phạm bản quyền đều sử dụng AI trong bản dịch của họ. Nếu ngành manga Nhật Bản bắt đầu làm điều tương tự, không hiểu các nhà xuất bản sẽ làm thế nào để có thể duy trì chất lượng cao hơn các trang web vi phạm bản quyền".

“Quan hệ hợp tác giữa con người và máy móc”​

Luật sư Hirai hình dung ra một tương lai mà các biên dịch viên sẽ sử dụng công nghệ mới này như một kiểu trợ lý.

Ông nói: "Sẽ lý tưởng nếu biên dịch viên sử dụng AI như một công cụ, một quan hệ hợp tác giữa con người và máy móc. Như thế, người hâm mộ sẽ có thể tiếp cận không chỉ những đầu sách nổi tiếng mà cả những đầu sách ít người biết đến nữa".

Các nhà sáng tạo sẽ có một hệ thống thuận tiện để có thể tiếp tục cung cấp nội dung mới. Ông Hirai cho rằng điều quan trọng là "tạo ra một hệ sinh thái như vậy, một điều có lợi cho tất cả mọi người, và đó sẽ là điều rất tuyệt vời”.
 

Có thể bạn quan tâm

Top