Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Chó ngao Tây Tạng hay còn gọi là Ngao Tạng, tên tiếng Anh là Tibetan Mastiff. Là một giống chó mạnh mẽ, cơ bắp và nhanh nhẹn, với tính cách điềm đạm.
Là giống chó quý và đắt giá, không phải ai cũng có thể đủ tiền để mua được. Vào thời điểm ngao Tây Tạng lên ngôi, giá tiền để sở hữu một chú chó thuần chủng lên tới cả triệu đô la.
1. Nguồn gốc chó ngao Tây Tạng
Bằng chứng xét nghiệm DNA của các nhà nghiên cứu cho chúng ta biết rằng chó ngao có nguồn gốc từ Tây Tạng khoảng 5.000 năm trước.Trong hàng thiên niên kỷ, chúng là những người bảo vệ hùng mạnh của người dân Tây Tạng trên dãy Himalaya, và người ta cho rằng chúng là tổ tiên của tất cả các loài chó ngao ngày nay.

Chó ngao Tây Tạng hay còn gọi là Ngao Tạng
Trong thế kỷ 15, những nhà thám hiểm đầu tiên đến Tây Tạng đã phát hiện ra loài chó to lớn tại ngôi làng Jhangihe nằm trên dãy núi Himalaya. Khi trở về đã được người dân nơi đây trao tặng những chú chó ngao khổng lồ này như một món quà kỷ niệm. Năm 1820, vua Anh Quốc là George IV đã được trao tặng một chú chó ngao Tây Tạng. Đến năm 1834, vua William IV được tặng một cặp ngao Tây Tạng khác. Vẻ uy nghi dũng mãnh đã rất được giới hoàng gia Anh ưa chuộng và vào năm 1847, con chó đầu tiên từ Tây Tạng đã được nhập khẩu vào Anh và được tặng cho Nữ hoàng Victoria.
Năm 1874, Hoàng tử xứ Wales, người sau này trở thành Vua Edward VII, đã nhập khẩu thêm hai con chó ngao Tây Tạng sang Anh và chúng được trưng bày vào năm 1875 tại Triển lãm Cung điện Alexandra. Dần dần, loài chó to lớn oai vệ này được ưa chuộng khắp châu Âu và lan tỏa ra các nước khác trên thế giới như Mỹ, Canada...
Chính vì xuất hiện từ rất sớm nên chúng có thể được sử dụng để lai tạo ra giống chó ngao khác của Trung Đông và Châu Âu ngày nay.
2. Thông tin về chó ngao Tây Tạng
Ngao Tây Tạng tên tiếng Anh là Tibetan Mastiff là giống chó có bộ Gen cổ xưa nhất trên thế giới hiện nay không bị pha tạp. Được mệnh danh là chúa tể của thảo nguyên và được mô tả là to hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn hươu nai, ngao Tây Tạng sở hữu dáng vẻ oai vệ mà ít loại chó nào có được.- Tên khoa học: Canis lupus familiaris.
- Nguồn gốc: Tây Tạng, Nepal, Himalaya.
- Chiều cao: Trên 65cm tính từ chân đến vai.
- Cân nặng: Từ 55kg đến 90kg đối với con đực và 40kg đến 70kg đối với con cái.
- Tuổi thọ trung bình: 12 đến 15 năm.
- Sinh sản: Chó ngao Tây Tạng cũng trưởng thành rất chậm. Con cái từ 3-4 năm mới bắt đầu chu kì sinh sản, còn con đực cũng từ 3-5 năm mới phát dục và có khả năng giao phối.
- Phân loại: Ngao Tây Tạng được phân làm 2 dòng là Do-Khyi và Tsang-Khyi.
Do-Khyi là những chú chó sống trong các ngôi làng hoặc đi theo chủ là những người chăn cừu du mục và đóng vai trò như những người bảo vệ bầy cả chủ và đàn cừu.
Tsang-Khyi lớn hơn, thường được nuôi tại các tu viện để canh giữ và bảo vệ cho các nhà sư Phật giáo Tây Tạng.

3. Đặc điểm hình dáng của chó ngao Tây Tạng
Sở hữu ngoại hình to lớn như sư tử, ngao Tây Tạng thực sự là chú chó khiến ai cũng phải sợ hãi với vẻ ngoài hung dữ thế nhưng đây lại là giống chó cực kỳ trung thành duy nhất với 1 chủ.- Phần thân: Do đặc tính di chuyển và và bảo vệ chủ nhân, bảo vệ gia súc trên cao nguyên rộng lớn nên thân hình của ngao Tây Tạng vô cùng săn chắc và cân đối. Các phần cơ ngực, vai, hông và đùi phát triển tạo thành hình khối bắp thịt ẩn sâu dưới lớp lông dày xù như sư tử. Thân hình to lớn nhưng ngao Tây Tạng không hề ì ạch, chậm chạp chúng được mệnh danh là “sư tử cao nguyên” với khả năng di chuyển nhanh nhạy.

- Phần đầu: Đặc điểm nổi bật của giống chó này là đầu và đuôi. Đầu rộng, phẳng và không nếp nhăn, hộp sọ lớn phía sau. Đôi mắt sâu và hình quả hạnh, hơi xếch, mõm to hình trụ, miệng rộng và má hơi xệ tạo vẻ mặt đáng yêu khi còn nhỏ nhưng khi lớn, trông khuôn mặt chúng thật sự giữ tợn.

- Phần đuôi: Đuôi to và dài, cuốn thành cuộn tròn vắt trên thăn lưng khi di chuyển. Đứng yên thì đuôi buông thõng xuống.
- Chân: Chó ngao Tây Tạng đứng thẳng trên cổ chân, với bàn chân hình chân mèo nhưng đứng rất chắc chắn.
- Lông: Bộ lông chính là lớp áo bảo vệ chúng khỏi thời tiết lạnh giá vùng cao nguyên, nơi có độ cao hàng nghìn mét so với mặt nước biển. Chó ngao Tây Tạng có bộ lông kép với lớp lông bên ngoài dài, dày, có kết cấu thô không xoăn và lớp lông tơ bên trong nặng, mềm như len giúp giữ ấm cơ thể khi vào mùa lạnh.
Một chiếc bờm hình dáng như bờm sư tử bao phủ cổ và vai. Con đực thường có nhiều lông hơn con cái
4. Chó ngao Tây Tạng có mấy màu
Dựa vào màu sắc lông của ngao Tây Tạng, người ta đếm được có 6 màu bao gồm: Đen, Nâu đen, Nâu, đỏ cam, nâu đen, xám đá.
Hình ảnh chó ngao Tây Tạng và đàn con
5. Tính cách của chó ngao Tây Tạng
Luôn gắn bó với chủ là những người du mục chu du khắp các cao nguyên hay là “người bảo vệ” canh giữ tại các ngôi đền, ngao Tây Tạng là chú chó thông minh, nhưng cũng khá lì lợm.- Trung thành: Ngao Tây Tạng có tính trung thành tuyệt đối, chỉ nghe lời duy nhất một chủ đã nuôi lớn chúng từ lúc còn bé, lớn lên rất khó có thể thuần phục để về với chủ mới. Ngao Tây Tạng trở thành một người giám hộ trung thành của gia đình, nghiệm túc nghe theo mệnh lệnh để hoàn thành công việc, không thân thiện với người lạ. Lịch sử đã ghi nhận trận chiến kinh hoàng giữa ngao Tây Tạng chiến đấu giết chết 37 con sói để bảo vệ chủ nhân của nó.
- Lì lợm và hung dữ: Chúng sẵn sàng lao vào chiến đấu bất kể kẻ thù mạnh đến đâu cũng không hề ngần ngại, chiến đấu đến chết nếu chúng nhận thấy mối nguy hiểm đang cận kề với chủ nhân.

- Ương bướng và nghịch ngợm: Với bản tính độc lập, quen thuộc với lối sống hoang dã, ngao Tạng rất khó bảo và thích làm theo ý mình. Đôi khi, chúng quậy phá đồ đạc trong nhà, cắn xé và thích đào bới sân đất nếu không được dạy bảo kỹ càng. Vì vậy, chúng không thích hợp để nuôi nhốt trong căn hộ chung cư như những thú cảnh khác.
- Cảnh giác nhanh nhạy: Chỉ cần có tiếng động nhẹ, chúng rất thính và có thể sửa inh ỏi rất lâu. Tuy có thân hình to lớn nhưng chúng khá nhanh nhạy, lùng sục những thứ mà chúng cho là nguy hiểm để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối