Ví dụ 2: Ông Diệm có phản bội lại Bảo Đại hay không ?
- Đơn giản lắm, đọc hồi ký "Con Rồng Việt Nam" của Bảo Đại - sẽ thấy ông Diệm không phải là người ham mê quyền lực và Bảo Đại chưa từng một lời trách về nhân cách cá nhân ông Diệm, dù sau này ông Đại không đồng tình với cách cai trị kiểu Gia đình của ông Diệm. Vậy khi chính chủ - người mà lũ lợn quanh đây coi là nạn nhân bị ông Diệm phản bội (aka Bảo Đại) - không có một nhời phàn nàn oán trách ông Diệm, thì chúng mày lấy tư cách gì để mà phán xét ?
Trích một đoạn trong Con Rồng Việt Nam khi ông Đại trao quyền cho ông Diệm:
..Bà Nam Phương và tôi vui vẻ tiếp ông Diệm và cả ba chúng tôi mãi miết kể lại những kỷ niệm xưa… từ lúc tôi vừa về chấp chánh lần đầu năm 1932… Rồi từ chuyện này, chúng tôi kéo sang chuyện khác và làm như vô tình, tôi cũng nói một cách bang quơ:
- Khi nào Quốc Gia hữu sự, thì tôi lại cần đến Ông.
Và tôi lén nhìn ông, để xem ông có phản ứng như thế nào. Ông Diệm có vẻ cảm động nhiều, nhưng không nói gì… Được bước đầu, tôi từ từ đi vào lãnh vực các vấn đề tôn giáo (tôi biết ông Diệm là một tín đồ Thiên Chúa Giáo hết sức ngoan đạo), kinh tế, văn hóa, xã hội… Và cuối cùng về CS và về những phương cách để chống CS Bắc Việt xâm chiếm miền Nam. Ông Ngô Đình Diệm hăng say trình bày ý kiến. Và tôi kết luận:
-Không có gì hay hơn những gì Bác đề ra… nhưng… vấn đề là ai sẽ là người đủ khả năng và đủ đức hy sinh để đứng ra thực hiện những điều đó ?
Ông Ngô Đình Diệm im lặng không trả lời, nhưng tôi có cảm giác ông Diệm hiểu tôi muốn gì… Hồi lâu, ông nói:
- Thưa hoàng thượng, không thể được ạ. Tôi phải phụ lòng của hoàng thượng, không thể được ạ. Tôi xin trình ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu...
- Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Nhưng sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.
Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông Diệm có vẻ do dự:
- Còn bọn Pháp ?
Tôi đối phó với họ!
-Hoàng thượng sẽ cho tôi thời gian bao lâu ?
-Ông được toàn quyền hành xử, khỏi cần hỏi ý kiến tôi trước, và thời gian vô hạn định cho đến khi Ông cảm thấy đánh bại CS Bắc Việt, trong mưu toan xâm lăng Miền Nam.
- Hoàng thượng hứa chắc ?
- Tôi xin cam kết như vậy!
- Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.
Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước thánh giá tôi nói với Ông:
- Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông.
Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn CS, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.
Ông Diệm đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:
“Tôi xin thề.”
Nguồn: https://vietsu.org/con-rong-viet-nam/