Live Người Mãn thắng mà thành ra thua, giờ mất cả bản sắc, tiếng nói, chữ viết, ra đường ko dám nhận mình là người Mãn

Nguyvoky

Thích phó đà
Tuy con cháu mang dòng máu mãn thanh vẫn còn nhưng mất hết bản sắc, văn hoá, tập tục, tiếng nói, chữ viết như này thì khác gì bị tính là diệt tộc (thậm chí cay đắng nhất là biết mình người mãn nhưng vẫn phải đổi họ và khai man mình là người Hán). Ngày đó mà ko xâm chiếm Trung Nguyên thì giờ có lẽ số phận người Mãn đã khác
Trong cuộc xâm chiếm nhà Minh vào thế kỷ 17, với sự giúp đỡ của những người phản loạn nhà Minh (như tướng Ngô Tam Quế), người Mãn tiêu diệt nhà Minh và lập ra nhà Thanh. Triều đại này đã thống trị người Hán và người Mông Cổ cho tới cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911, cuộc cách mạng dẫn đến việc thành lập chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Nhiều lãnh thổ khác tại Trung Quốc cũng tuyên bố độc lập (tuy nhiên chỉ có Mông Cổ/Ngoại Mông là ngày nay vẫn giữ độc lập khỏi Trung Quốc). Nhà Thanh bị thay thế bởi chính phủ cách mạng Quốc dân tại Nam Kinh, người Mãn Châu cũng dần bị đẩy lùi khỏi chính trị - xã hội - văn hóa tại Trung Hoa. Để tránh bị kỳ thị, nhiều người Mãn khi ấy đã khai sắc tộc thành người Hán, nên ngày nay có một bộ phận người Hán gốc là người Mãn Châu không công khai. Rất nhiều người Mãn Châu cũng đã bị người Hán thảm sát trong Chiến tranh Thái Bình Thiên Quốc và Cách mạng Tân Hợi do thù hận sắc tộc.

Dân tộc Mãn ngày nay gần như đã bị đồng hóa, đã đổi họ tên như người Hán, trong nhiều khía cạnh thì không khác gì người Hán nữa, duy chỉ có trang phục người Mãn có ảnh hưởng trực tiếp đến người Hán cho đến tận ngày nay, đã được người Hán tiếp nhận và thay thế cho trang phục trước đó của họ. Tiếng Mãn gần như không còn nữa, ngày nay chỉ có những người già sống ở các vùng nông thôn hẻo lánh ở bắc Trung Quốc hoặc những học giả là còn nói được ngôn ngữ này; hiện có khoảng 10.000 người nói tiếng Tích Bá, một phương ngữ được nói ở vùng Y Lê, ở Tân Cương.
 

Có thể bạn quan tâm

Top