Don Jong Un
Chúa tể đa cấp

Các nhà đầu tư nhỏ lẻ Trung Quốc đang sát cánh bên nhau thể hiện tinh thần dân tộc bằng việc mua và giữ cổ phiếu trong nước, trong bối cảnh các công ty Trung Quốc gặp khó khăn trong cuộc thương chiến với Mỹ, theo bài viết của Reuters.
Cao Minh Kiệt chưa từng mua bán cổ phiếu trước "Ngày Giải phóng" của ông Donald Trump.
Là một nhà thiết kế nội thất đến từ tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, ông Cao đã thay đổi suy nghĩ sau ngày 2 tháng 4, khi Tổng thống Mỹ công bố áp thuế "có đi có lại", đẩy cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc leo thang.
Muốn thể hiện tinh thần đoàn kết với Bắc Kinh, ông Cao quyết định mỗi tháng đầu tư 2.000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu đồng) vào thị trường chứng khoán trong nước.
"Mục tiêu không phải là kiếm tiền. Đó là đóng góp cho đất nước tôi," ông Cao nói. Người đàn ông này cho biết mình đã mở tài khoản giao dịch sau khi thuế quan cao khiến cổ phiếu Trung Quốc sụt giảm. Trong cuộc chiến tranh thương mại này, "mỗi cá nhân đều nên đứng về phía đất nước đến cùng".
Giống như Cao, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đang tham gia vào "đội quân quốc gia" do nhà nước hậu thuẫn để bảo vệ thị trường chứng khoán – một mặt trận khác trong cuộc thương chiến ngày càng mở rộng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, theo các nhà giao dịch và môi giới chứng khoán.
Các cổ phiếu được mua tập trung vào các lĩnh vực nhà đầu tư kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ các ưu tiên của nhà nước, như quốc phòng, tiêu dùng và bán dẫn.
Tinh thần yêu nước như vậy là điều hiếm thấy ở các nhà đầu tư nhỏ lẻ – vốn nổi tiếng với tư duy "cờ bạc" – và là sự thay đổi tích cực đối với giới chức đang tìm cách chống lại làn sóng hoảng loạn do chiến tranh thương mại gây ra, đồng thời ổn định thị trường vốn.
Kể từ đợt sụt giảm ngày 4/4, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã nhận được dòng vốn ròng từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trị giá 45 tỷ nhân dân tệ, theo dữ liệu từ công ty cung cấp thông tin tài chính Datayes. Trước đó, trong sáu phiên liên tiếp, dòng vốn rút ra khỏi thị trường lên đến 91,8 tỷ nhân dân tệ, ngay trước "Ngày Giải phóng" của Trump.
Một USD tương đương 7,2917 nhân dân tệ và một nhân dân tệ bằng khoảng 3.559 đồng tiền Việt Nam (VND), theo tỷ giá ngày 22/4.
Trước đây, các nhà đầu tư tư nhân và nhà nước từng mâu thuẫn trong cuộc khủng hoảng thị trường năm 2015 và sau các chiến dịch trấn áp giới công nghệ của Bắc Kinh, làm suy yếu nỗ lực cứu thị trường.
Nhưng hiện tại, lợi ích của họ dường như đã đồng nhất khi ông Trump đe dọa áp một mức thuế nhập khẩu rất cao, điều mà Trung Quốc gọi là "hành vi bắt nạt" – dù một số nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể chỉ đơn giản là đang tranh thủ cơ hội khi Bắc Kinh can thiệp mạnh mẽ và quyết liệt.
Khi cổ phiếu Trung Quốc giảm 7% vào ngày 7/4, các nhà đầu tư tổ chức với sự hậu thuẫn nhà nước đã công khai cam kết mua thêm cổ phiếu, các công ty chứng khoán hàng đầu Trung Quốc cam kết giữ ổn định giá và hàng loạt công ty niêm yết công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu.
Tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã kêu gọi các quan chức chính phủ tăng cường nỗ lực ổn định thị trường chứng khoán.
Chỉ số chứng khoán Trung Quốc đã tăng 8% kể từ mức đáy trong bảy tháng vào đầu tháng 4 và chỉ còn giảm 1,3% tính đến nay trong tháng này – so với mức sụt giảm hơn 8% của chứng khoán Mỹ.
"Chúng tôi cho rằng thị trường A-share của Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược lớn hơn," Mạnh Lỗi, chiến lược gia cổ phiếu Trung Quốc tại UBS Securities, nhận định. Các khoản đặt cược vì lòng yêu nước đã "cải thiện rõ rệt tâm lý nhà đầu tư," ông Mạnh nói.
NGUỒN HÌNH ẢNH, GETTY IMAGES
"Yêu nước là phải giữ cổ phiếu," ông Châu, một người leo núi, cho biết. Ông này sở hữu chủ yếu cổ phiếu tiêu dùng và quốc phòng trị giá 3 triệu nhân dân tệ và hiện có 7 triệu nhân dân tệ tiền mặt sẵn sàng đầu tư.
Thục Hạo, chủ một nhà hàng, cũng đã đầu tư vài triệu nhân dân tệ vào cổ phiếu Trung Quốc, nói rằng ông được truyền cảm hứng từ các nỗ lực của các ông lớn bán lẻ trong nước giúp các nhà xuất khẩu đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại.
JD.com, Freshippo thuộc sở hữu của Alibaba, cùng các chuỗi siêu thị như CR Vanguard (Hoa Vận) và Yonghui Superstores (Vĩnh Huy) đã công bố các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường nội địa.
"Mọi người đang thể hiện lòng yêu nước theo các cách khác nhau," Thục Hạo nói. Ông này cho biết đã mua cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng.
Các cổ phiếu và lĩnh vực mà người dân đổ tiền vào phản ánh niềm tự hào dân tộc – chủ yếu là những ngành mà Bắc Kinh đang đặt mục tiêu tự chủ, hoặc những công ty bị loại khỏi thị trường toàn cầu do thuế quan.
Theo đó, cổ phiếu tiêu dùng và sản xuất chip đã tăng kể từ "Ngày Giải phóng" của ông Trump, dù thị trường chung vẫn yếu, trong khi du lịch và nông nghiệp đã hồi phục nhanh chóng.
Các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) – một kênh đầu tư ngày càng phổ biến ở Trung Quốc – cũng nhận được lượng tiền lớn.
Kể từ đợt sụt giảm ngày 7 tháng 4, các quỹ ETF Trung Quốc đã nhận được dòng vốn hơn 230 tỷ nhân dân tệ, đẩy quy mô tổng cộng của lĩnh vực này vượt mốc 4.000 tỷ nhân dân tệ lần đầu tiên, theo truyền thông nhà nước. Tuy nhiên, dữ liệu không cho biết có bao nhiêu phần trong đó là từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ hay từ "đội quân quốc gia
Dương Đình Vũ, một nhà quản lý quỹ phòng hộ, cho biết ông đã dồn toàn bộ tiền mặt còn lại vào cổ phiếu.
"Đây là chiến tranh, chỉ là không có khói súng," ông Dương – quản lý danh mục tại Tongheng Investment (Đồng Hanh) – nói khi đề cập đến cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ với thuế trả đũa đã vượt quá 100%.
"Bạn đang đặt cược không chỉ vào danh mục đầu tư của mình, mà còn vào vận mệnh của đất nước," ông Dương chia sẻ.
Ông này đã đặt cược vào cổ phiếu nông nghiệp, năng lượng, tài chính và quốc phòng.
Châu Lập An, nhà sáng lập công ty quản lý tài sản Minority tại Thượng Hải, cho biết ông đã đầu tư toàn bộ danh mục 1 tỷ USD vào cổ phiếu Trung Quốc.
Cuộc chiến tranh thương mại thậm chí đã khiến một số nhà đầu tư Trung Quốc trở nên mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa.
"Danh mục của tôi đang chảy máu, nhưng tôi không quan tâm. Tôi sẽ kiên định đứng cùng chính phủ trong cuộc chiến chống lại sự bắt nạt của Mỹ," cô giáo Nancy Lư ở tỉnh Giang Tô chia sẻ. Cô thề sẽ không bao giờ vào quán cà phê Starbucks hay mang đồ Nike nữa, như một phần trong cuộc tẩy chay các thương hiệu Mỹ.
"Tôi sẽ không bán một cổ phiếu nào. Tôi sẽ giúp bảo vệ thị trường vì đất nước chúng tôi. Tôi chưa bao giờ cảm thấy tự hào như bây giờ khi là một nhà đầu tư nhỏ lẻ," cô nói thêm.
www.bbc.com
Cao Minh Kiệt chưa từng mua bán cổ phiếu trước "Ngày Giải phóng" của ông Donald Trump.
Là một nhà thiết kế nội thất đến từ tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, ông Cao đã thay đổi suy nghĩ sau ngày 2 tháng 4, khi Tổng thống Mỹ công bố áp thuế "có đi có lại", đẩy cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc leo thang.
Muốn thể hiện tinh thần đoàn kết với Bắc Kinh, ông Cao quyết định mỗi tháng đầu tư 2.000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu đồng) vào thị trường chứng khoán trong nước.
"Mục tiêu không phải là kiếm tiền. Đó là đóng góp cho đất nước tôi," ông Cao nói. Người đàn ông này cho biết mình đã mở tài khoản giao dịch sau khi thuế quan cao khiến cổ phiếu Trung Quốc sụt giảm. Trong cuộc chiến tranh thương mại này, "mỗi cá nhân đều nên đứng về phía đất nước đến cùng".
Giống như Cao, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đang tham gia vào "đội quân quốc gia" do nhà nước hậu thuẫn để bảo vệ thị trường chứng khoán – một mặt trận khác trong cuộc thương chiến ngày càng mở rộng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, theo các nhà giao dịch và môi giới chứng khoán.
Các cổ phiếu được mua tập trung vào các lĩnh vực nhà đầu tư kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ các ưu tiên của nhà nước, như quốc phòng, tiêu dùng và bán dẫn.
Tinh thần yêu nước như vậy là điều hiếm thấy ở các nhà đầu tư nhỏ lẻ – vốn nổi tiếng với tư duy "cờ bạc" – và là sự thay đổi tích cực đối với giới chức đang tìm cách chống lại làn sóng hoảng loạn do chiến tranh thương mại gây ra, đồng thời ổn định thị trường vốn.
Kể từ đợt sụt giảm ngày 4/4, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã nhận được dòng vốn ròng từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trị giá 45 tỷ nhân dân tệ, theo dữ liệu từ công ty cung cấp thông tin tài chính Datayes. Trước đó, trong sáu phiên liên tiếp, dòng vốn rút ra khỏi thị trường lên đến 91,8 tỷ nhân dân tệ, ngay trước "Ngày Giải phóng" của Trump.
Một USD tương đương 7,2917 nhân dân tệ và một nhân dân tệ bằng khoảng 3.559 đồng tiền Việt Nam (VND), theo tỷ giá ngày 22/4.
Trước đây, các nhà đầu tư tư nhân và nhà nước từng mâu thuẫn trong cuộc khủng hoảng thị trường năm 2015 và sau các chiến dịch trấn áp giới công nghệ của Bắc Kinh, làm suy yếu nỗ lực cứu thị trường.
Nhưng hiện tại, lợi ích của họ dường như đã đồng nhất khi ông Trump đe dọa áp một mức thuế nhập khẩu rất cao, điều mà Trung Quốc gọi là "hành vi bắt nạt" – dù một số nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể chỉ đơn giản là đang tranh thủ cơ hội khi Bắc Kinh can thiệp mạnh mẽ và quyết liệt.
Khi cổ phiếu Trung Quốc giảm 7% vào ngày 7/4, các nhà đầu tư tổ chức với sự hậu thuẫn nhà nước đã công khai cam kết mua thêm cổ phiếu, các công ty chứng khoán hàng đầu Trung Quốc cam kết giữ ổn định giá và hàng loạt công ty niêm yết công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu.
Tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã kêu gọi các quan chức chính phủ tăng cường nỗ lực ổn định thị trường chứng khoán.
Chỉ số chứng khoán Trung Quốc đã tăng 8% kể từ mức đáy trong bảy tháng vào đầu tháng 4 và chỉ còn giảm 1,3% tính đến nay trong tháng này – so với mức sụt giảm hơn 8% của chứng khoán Mỹ.
"Chúng tôi cho rằng thị trường A-share của Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược lớn hơn," Mạnh Lỗi, chiến lược gia cổ phiếu Trung Quốc tại UBS Securities, nhận định. Các khoản đặt cược vì lòng yêu nước đã "cải thiện rõ rệt tâm lý nhà đầu tư," ông Mạnh nói.

NGUỒN HÌNH ẢNH, GETTY IMAGES
'Yêu nước là giữ cổ phiếu'
Châu Lập Phong, đến từ khu vực Ninh Hạ, tây bắc Trung Quốc, bày tỏ quyết tâm đổ thêm tiền vào cổ phiếu dù có thể bị lỗ."Yêu nước là phải giữ cổ phiếu," ông Châu, một người leo núi, cho biết. Ông này sở hữu chủ yếu cổ phiếu tiêu dùng và quốc phòng trị giá 3 triệu nhân dân tệ và hiện có 7 triệu nhân dân tệ tiền mặt sẵn sàng đầu tư.
Thục Hạo, chủ một nhà hàng, cũng đã đầu tư vài triệu nhân dân tệ vào cổ phiếu Trung Quốc, nói rằng ông được truyền cảm hứng từ các nỗ lực của các ông lớn bán lẻ trong nước giúp các nhà xuất khẩu đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại.
JD.com, Freshippo thuộc sở hữu của Alibaba, cùng các chuỗi siêu thị như CR Vanguard (Hoa Vận) và Yonghui Superstores (Vĩnh Huy) đã công bố các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường nội địa.
"Mọi người đang thể hiện lòng yêu nước theo các cách khác nhau," Thục Hạo nói. Ông này cho biết đã mua cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng.
Các cổ phiếu và lĩnh vực mà người dân đổ tiền vào phản ánh niềm tự hào dân tộc – chủ yếu là những ngành mà Bắc Kinh đang đặt mục tiêu tự chủ, hoặc những công ty bị loại khỏi thị trường toàn cầu do thuế quan.
Theo đó, cổ phiếu tiêu dùng và sản xuất chip đã tăng kể từ "Ngày Giải phóng" của ông Trump, dù thị trường chung vẫn yếu, trong khi du lịch và nông nghiệp đã hồi phục nhanh chóng.
Các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) – một kênh đầu tư ngày càng phổ biến ở Trung Quốc – cũng nhận được lượng tiền lớn.
Kể từ đợt sụt giảm ngày 7 tháng 4, các quỹ ETF Trung Quốc đã nhận được dòng vốn hơn 230 tỷ nhân dân tệ, đẩy quy mô tổng cộng của lĩnh vực này vượt mốc 4.000 tỷ nhân dân tệ lần đầu tiên, theo truyền thông nhà nước. Tuy nhiên, dữ liệu không cho biết có bao nhiêu phần trong đó là từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ hay từ "đội quân quốc gia
Chiến tranh... không khói súng
Chủ nghĩa yêu nước cũng đang định hình lại danh mục đầu tư của một số nhà đầu tư chuyên nghiệp.Dương Đình Vũ, một nhà quản lý quỹ phòng hộ, cho biết ông đã dồn toàn bộ tiền mặt còn lại vào cổ phiếu.
"Đây là chiến tranh, chỉ là không có khói súng," ông Dương – quản lý danh mục tại Tongheng Investment (Đồng Hanh) – nói khi đề cập đến cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ với thuế trả đũa đã vượt quá 100%.
"Bạn đang đặt cược không chỉ vào danh mục đầu tư của mình, mà còn vào vận mệnh của đất nước," ông Dương chia sẻ.
Ông này đã đặt cược vào cổ phiếu nông nghiệp, năng lượng, tài chính và quốc phòng.
Châu Lập An, nhà sáng lập công ty quản lý tài sản Minority tại Thượng Hải, cho biết ông đã đầu tư toàn bộ danh mục 1 tỷ USD vào cổ phiếu Trung Quốc.
Cuộc chiến tranh thương mại thậm chí đã khiến một số nhà đầu tư Trung Quốc trở nên mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa.
"Danh mục của tôi đang chảy máu, nhưng tôi không quan tâm. Tôi sẽ kiên định đứng cùng chính phủ trong cuộc chiến chống lại sự bắt nạt của Mỹ," cô giáo Nancy Lư ở tỉnh Giang Tô chia sẻ. Cô thề sẽ không bao giờ vào quán cà phê Starbucks hay mang đồ Nike nữa, như một phần trong cuộc tẩy chay các thương hiệu Mỹ.
"Tôi sẽ không bán một cổ phiếu nào. Tôi sẽ giúp bảo vệ thị trường vì đất nước chúng tôi. Tôi chưa bao giờ cảm thấy tự hào như bây giờ khi là một nhà đầu tư nhỏ lẻ," cô nói thêm.

Nhà đầu tư Trung Quốc thể hiện lòng yêu nước bằng cách mua cổ phiếu - BBC News Tiếng Việt
"Yêu nước là phải giữ cổ phiếu," Châu Lập Phong, một người leo núi, cho biết. Ông sở hữu chủ yếu cổ phiếu tiêu dùng và quốc phòng trị giá 3 triệu nhân dân tệ và có 7 triệu nhân dân tệ tiền mặt sẵn sàng đầu tư.
