Nhà khoa học hàng đầu về nước giảng dạy, nhiều người lại chế giễu vì ngoại hình

tvxq2610

Phó thường dân
Puerto-Rico

TRUNG QUỐC - Nhà nghiên cứu hàng đầu về cơ sinh học Lin Shaozhen đã chính thức giảng dạy tại Đại học Trung Sơn sau nhiều năm học tập và làm việc tại nước ngoài. Gần đây ông được nhắc nhiều trên mạng xã hội nhưng không phải về thành tựu khoa học.​


Sau nhiều năm xây dựng sự nghiệp học thuật đáng nể tại châu Âu và châu Á, nhà khoa học Lin Shaozhen vừa về Trung Quốc nhận vị trí giáo sư, hướng dẫn nghiên cứu sinh tại Đại học Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông. Tuy nhiên, thay vì nhận được sự ngưỡng mộ xứng đáng, ông lại trở thành mục tiêu của làn sóng chế giễu trên mạng xã hội.

Theo thông báo trên trang web của Đại học Trung Sơn, từ tháng 2 năm nay, giáo sư Lin Shaozhen, hiện trên 30 tuổi, đã chính thức trở thành giảng viên toàn thời gian tại trường này. Trước đó, ông từng giảng dạy tại Đại học Aix-Marseille (Pháp) và Đại học Quốc gia Singapore.

nha-khoa-hoc-106220.jpg

Sau nhiều năm học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, nhà vật lý Lin Shaozhen đã trở về Trung Quốc làm việc tại Đại học Trung Sơn. Ảnh: SCMP

Tuy nhiên, theo SCMP, chỉ trong vài ngày gần đây, cái tên Lin Shaozhen bất ngờ xuất hiện trên ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc RedNote, kéo theo hàng trăm bình luận chế giễu ngoại hình của ông, chủ yếu nhắm vào đặc điểm đầu nghiêng - được cho là do chứng vẹo cổ bẩm sinh.

Từ hoàn cảnh nghèo khó vươn lên bằng nghị lực phi thường

Sinh ra tại thành phố Cám Châu (tỉnh Giang Tây), Lin Shaozhen từng tham gia chương trình được hỗ trợ học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Bằng ý chí và thành tích vượt trội, cậu học trò này từng giành điểm cao nhất kỳ thi đại học (gaokao) tại quê nhà và đỗ vào Đại học Thanh Hoa năm 2009 - ngôi trường danh giá hàng đầu Trung Quốc.

Tại Thanh Hoa, Lin Shaozhen luôn duy trì thành tích học tập xuất sắc. Ông tốt nghiệp đứng đầu lớp chuyên ngành vật lý năm 2013, sau đó tiếp tục theo học tiến sĩ chuyên ngành cơ sinh học.

Nghiên cứu của ông tập trung vào việc khảo sát lý thuyết và thực nghiệm về cách các tế bào di chuyển theo nhóm, đặc biệt là các hành vi vận động phối hợp đa tầng và đa cơ chế vật lý của vật chất mềm có hoạt tính sinh học, như phôi và khối u.

Năm 2017, với vai trò là tác giả chính, ông đã công bố một công trình nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences - đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nghiên cứu cơ học phát triển phôi.

Tốt nghiệp năm 2019, Lin Shaozhen nhận giải Luận án tiến sĩ xuất sắc trong lĩnh vực cơ học - giải thưởng chỉ trao cho 5 người mỗi năm, cùng danh hiệu “Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của Đại học Thanh Hoa” (top 4% toàn khóa). Ông đã công bố 10 bài báo trong thời gian học tại Đại học Thanh Hoa.

Sự nghiệp quốc tế và những ghi nhận đáng tự hào

Sau khi hoàn tất chương trình tiến sĩ, Lin Shaozhen tiếp tục phát triển sự nghiệp học thuật tại Đại học Aix-Marseille (Pháp) và sau đó là Đại học Quốc gia Singapore. Ông đã có thêm nhiều công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí học thuật uy tín như Nature Physics, Physical Review Letters, và được giới chuyên môn quốc tế trích dẫn, bình luận tích cực.

dai-hoc-trung-son-106221.png

Đại học Trung Sơn (Trung Quốc) - nơi giáo sư Lin Shaozhen về làm việc. Ảnh: Sysu.edu.cn

Việc giáo sư Lin Shaozhen trở lại Trung Quốc năm nay là một phần trong chương trình quốc gia thu hút nhân tài trẻ có trình độ quốc tế. Điều kiện chương trình rất khắt khe - yêu cầu ứng viên phải có ít nhất 3 năm công tác tại đại học lớn ở nước ngoài, cùng hồ sơ nghiên cứu xuất sắc. Nhiều nhà khoa học Trung Quốc đang làm việc ở nước ngoài cũng đã trở về theo diện này.

Phản ứng trái chiều và câu hỏi về sự công bằng xã hội

Bên cạnh những lời chế giễu về ngoại hình, vẫn có những tiếng nói ủng hộ giáo sư Lin Shaozhen trên mạng xã hội. Một tài khoản tên Tri Túc Thường Lạc chia sẻ: “Xin đừng nói xấu thầy Lin Shaozhen. Thầy là bạn tốt của tôi và thầy rất xuất sắc. Thầy xuất thân nghèo khó, vào được Đại học Thanh Hoa là nhờ nỗ lực và sự giúp đỡ của họ hàng. Thầy từ chối một vị trí lâu dài ở nước ngoài để về cống hiến cho quê hương”.

“Ở Thanh Hoa, tôi chưa từng nghe ai nói về thầy Lin Shaozhen như trong phần bình luận này. Nếu chúng ta lên án bất công xã hội, tại sao lại chế nhạo những người nghèo đã dũng cảm vượt lên số phận?”, người này nói thêm.

 
Bác 7 Niễng đầu thai à
7 niễng tàu vượt khó nghiên cứu, học giỏi, làm khoa học dc quốc tế công nhận.

7 niễng xứ Lồn chỉ có ăn hại, việt á, trung nam, ăn lồn ăn lắm, ăn đến cả chống ngập, cuối đời bị đồng chí chửi, dân chửi, nhục mặt đéo để đâu cho hết. Xong còn nuôi ra cậu khôi nữa =)))

Địt mẹ xứ lừa, lừa vãi Lồn, địt mẹ
 

Có thể bạn quan tâm

Top