Nhật Bản phát triển ethanol sinh học và nhiên liệu hàng không SAF làm từ dầu ăn đã qua sử dụng

newboi

Thanh niên Ngõ chợ
Thứ Tư, 10:17, 21/05/2025

Nghiên cứu, phát triển các loại nhiên liệu tổng hợp mới, có nguồn gốc sinh học được Nhật Bản xác định là bước đi đầy hứa hẹn, góp phần vào việc “xanh hóa” ngành năng lượng. Quá trình này đang được Tokyo thúc đẩy mạnh mẽ với những mục tiêu đầy tham vọng.​

Tầm nhìn và các biện pháp cụ thể​

Trên thực tế, chuyển đổi năng lượng xanh là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản nhằm thực hiện cam kết quốc tế về giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và kiến tạo một xã hội phi carbon hóa.

Về tổng thể ngành năng lượng, nếu như vào năm 2022, Nhật Bản đặt mục tiêu đến năm 2030, năng lượng tái tạo, bao gồm điện gió, điện mặt trời, điện địa nhiệt và nhiên liệu thế hệ mới sẽ chiếm từ 36%-38% trong cơ cấu tổng nguồn cung năng lượng của nước này, thì nay, với tầm nhìn đến năm 2040, tỷ lệ này tăng lên từ 40%-50%. Để thực hiện tầm nhìn này, ngoài năng lượng điện, việc phát triển các loại nhiên liệu mới để thay thế nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch đang được tăng tốc mạnh mẽ.

Dau tu phat trien cac loai nhien lieu moi - tham vong chien luoc cua nhat ban hinh anh 1

Cơ sở sản xuất SAF của Nikki Holdings tại Osaka. (ảnh trên: NHK)

Trong đó, một loại nhiên liệu được tạo ra bằng cách pha trộn 10% ethanol sinh học, làm từ ngô và mía, với xăng cùng một số nhiên liệu khác, có tên gọi “bioethanol”, được coi là một trong những nguồn cung chủ lực trong tương lai. Nhật Bản vừa quyết định sẽ thúc đẩy thực hiện kế hoạch hành động liên quan đến bioethanol sớm hơn 2 năm so với dự định ban đầu. Trước đây, chính phủ nước này đã lập kế hoạch nhằm thương mại hóa bioethanol từ năm tài chính 2030, nhưng với những nhu cầu cấp bách hiện nay, kế hoạch này sẽ được thực hiện từ năm 2028.
Lignocellulosic Bioethanol from Giant Reed - Arundo BioEnergy

Ngoài bioethanol (ảnh trên: nguyên liệu cỏ sậy), việc nghiên cứu – phát triển và sản xuất một loại nhiên liệu hàng không thế hệ mới, được giới chuyên môn gọi là nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) cũng đang được đầu tư lớn và đã có những thành công quan trọng. Đầu tháng 5 này, Tập đoàn Nikki Holdings (JGC Holdings Corporation) – một doanh nghiệp kỹ thuật - hóa chất của Nhật Bản, đã chế tạo thành công SAF từ nguyên liệu chính là các loại dầu ăn đã qua sử dụng thu thập từ các hộ gia đình và các nhà hàng ẩm thực.

Nikki Holdings đã chính thức bắt đầu bán ra thị trường loại nhiên liệu hàng không này từ đầu tháng 5, và hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines là khách hàng đầu tiên sử dụng loại nhiên liệu này cho một chuyến bay từ Osaka đến Thượng Hải (Trung Quốc) vào hôm 1/5 vừa qua.

Thế nhưng, cũng có nhiều người đặt câu hỏi về việc liệu các nguồn nhiên liệu mới thay thế có thực sự “xanh” như kỳ vọng hay không, do những loại nhiên liệu này có quá trình sản xuất, điều chế và chuyển đổi phức tạp. Đây là một nghi vấn hoàn toàn có cơ sở, khi đã có quá nhiều tiền lệ xấu về việc núp bóng chuyển đổi năng lượng xanh để thực hiện những mục tiêu khác mà không đem lại hiệu quả như tên gọi.

Dau tu phat trien cac loai nhien lieu moi - tham vong chien luoc cua nhat ban hinh anh 2

Nikki Holdings đã chế tạo thành công SAF từ nguyên liệu chính là các loại dầu ăn đã qua sử dụng thu thập từ các hộ gia đình và các nhà hàng ẩm thực. (ảnh trên: Nikki Holdings)

Hiệu quả thực tế​

Tuy nhiên, với trường hợp của Nhật Bản, có thể khẳng định một cách không hề chủ quan rằng câu chuyện sẽ không phải vậy, mà sẽ mang lại những hiệu quả rất tích cực. Nói như vậy, bởi vì, người Nhật có suy nghĩ và cách lựa chọn có tính thực tế, tính mục đích rất cao. Giữa rất nhiều phương án có thể, họ sẽ chỉ lựa chọn những gì phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và vừa sức mình, chứ không vì những mục tiêu cao siêu mà đánh mất tính ứng dụng của thương phẩm.

Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) đã được một số nước khác sản xuất từ trước và Nhật Bản vốn phải nhập từ nước ngoài. Trước đây, Nhật Bản không nghiên cứu – phát triển ngay, không phải vì họ không đủ năng lực để làm, mà vì vào thời điểm trước, họ chưa có thông tin đầy đủ về lợi ích của SAF, cũng như chưa có các yếu tố cần và đủ để thúc đẩy dự án. Nhưng đến khi họ đã nắm rõ và hội đủ các yếu tố cần thiết để triển khai, thì mọi thứ vô cùng nhanh chóng, hiệu quả. Trên thực tế, Nikki Holdings mới chính thức sản xuất loại nhiên liệu hàng không này từ tháng Tư vừa qua và đã bắt đầu bán ra thị trường ngay sau đó chưa đầy 1 tháng.
Nhật Bản chế tạo thành công nhiên liệu hàng không từ dầu ăn đã qua sử dụng  | VOV1.VOV.VN

Loại nhiên liệu mới này được trộn lẫn với nhiên liệu hàng không truyền thống theo một tỷ lệ nhất định để sử dụng cho các động cơ máy bay, làm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, giảm chi phí nhiên liệu, đồng thời được đánh giá là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn. Hiệu quả của nó là “một mũi tên trúng 3 đích”. Hiện nay, Nikki Holdings đang vận hành một nhà máy tại Osaka với sản lượng khoảng 30 triệu lít/năm. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng đang tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất SAF với công suất 40 triệu lít/năm tại Wakayama (miền Trung Nhật Bản), và sẽ đưa vào hoạt động từ năm 2028, với mục tiêu đến năm 2030, tất cả các hãng hàng không của Nhật Bản sẽ sử dụng ít nhất 10% loại nhiên liệu mới này để thay thế nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch.

Mục tiêu và triển vọng​

Với những tiền đề vững chắc này, Nhật Bản đặt mục tiêu vào năm 2030, tất cả các loại xe ô tô được sử dụng trong nước sẽ chạy bằng nhiên liệu sinh học. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng so với trình độ phát triển hiện nay, không chỉ của Nhật Bản, mà còn của nhiều nước khác, đồng thời, vẫn còn những băn khoăn và hoài nghi về khả năng thực hiện mục tiêu này. Bởi vì, thay đổi nhiên liệu đồng nghĩa với việc phải thay đổi nhiều yếu tố kỹ thuật của các loại động cơ hiện có.

20240129110033_ruumadmb.jpg


Trên thực tế, Nhật Bản đã hơn một lần thất bại trong việc thay đổi nhiên liệu cho động cơ ô tô và máy móc các loại. Cách đây khoảng gần 20 năm, Nhật Bản đã tung ra thị trường một loại ô tô chạy bằng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), mà chúng ta hay gọi là gas. Thế nhưng, loại xe này đã biến mất rất nhanh, hiện nay chỉ còn trong các bảo tàng ô tô - xe máy, hoặc trong bộ sưu tập của các nhà sưu tầm và một số rất ít do người tiêu dùng còn bảo quản được. “Thất bại là mẹ thành công”. Kinh nghiệm và các bài học quá khứ là nền tảng để Nhật Bản lựa chọn đúng đắn hơn.

Do đó, các loại nhiên liệu sinh học mà họ lựa chọn hiện nay như bioethanol, SAF... đều có tính khả thi, tính bền vững và hiệu quả cao cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh. Điều này đã được thực tế, không chỉ tại Nhật Bản, mà tại nhiều nước khác chứng minh. Thêm nữa, việc nghiên cứu – phát triển – sản xuất – sử dụng các loại nhiên liệu này còn là “một mũi tên trúng nhiều đích”. Bởi vì, việc sở hữu, sử dụng nhiên liệu thế hệ mới, không những góp phần bảo vệ môi trường, tăng thu cho ngân sách quốc gia và doanh nghiệp, mà còn giúp Nhật Bản giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ nước ngoài. Đây cũng là yếu tố mang tính sống còn, khiến Nhật Bản phải đẩy mạnh quá trình nghiên cứu – phát triển các loại nhiên liệu bền vững.

Bangchak Expands “Fry to Fly” Campaign Nationwide: 162 Service Stations Now  Offer Used Cooking Oil Collection for Sustainable Aviation Fuel (SAF)  Production | Bangchak Corporation


Tất cả những yếu tố nêu trên khiến giới chuyên môn đánh giá rất cao triển vọng của nhiên liệu sinh học. Đồng thời các chuyên gia cũng rất lạc quan về hiệu quả kinh tế - xã hội mà các chương trình liên quan đã, đang và sẽ mang lại. Thậm chí, có ý kiến dự báo các chương trình này sẽ được hoàn thành sớm hơn dự định và mang lại những lợi ích vượt ngoài mong đợi
 

Có thể bạn quan tâm

Top