Nhớ cô Nhíp dịp 30/4

  • Tạo bởi Tạo bởi hnty
  • Start date Start date

hnty

Gió lạnh đầu buồi
Đến tháng 3/1975, lực lượng cách mạng Sài Gòn - Gia Định có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt để khi thời cơ đến, phát động quần chúng khởi nghĩa và tổng khởi nghĩa giành chính quyền; tạo mọi điều kiện cần thiết cho các binh đoàn chủ lực có chỗ tập kết và nhanh chóng triển khai lực lượng tiến công vào thành phố.

43430931pm3a.jpg


Nữ chiến sĩ biệt động Nguyễn Trung Kiên (Cao Thị Nhíp) dẫn đường cho các chiến sĩ xe tăng Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975. Ảnh: Tư liệu

Ngày 12/4/1975, Thường vụ Thành ủy Sài Gòn - Gia Định đã ra một tài liệu hướng dẫn những việc cần làm ngay trong các giai đoạn trước, trong và sau khi thành phố được giải phóng, trong đó nêu rõ: “Thời cơ 30 năm mới có một lần. Nhiệm vụ khẩn cấp của chúng ta hiện nay là phải góp phần tích cực nhất, chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam tiến tới thống nhất nước nhà”.

Theo chủ trương của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, để chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang địa phương của Sài Gòn - Gia Định nhanh chóng được tăng cường: Tổng số lực lượng vũ trang của thành phố lên đến 2 vạn người. Các quận, huyện, ban, ngành khẩn trương thành lập các ban cán sự chỉ đạo khởi nghĩa, hoặc ủy ban khởi nghĩa để phụ trách từng khu vực. Các đội tuyên truyền xung phong được thành lập. Nhân dân Sài Gòn - Gia Định tích trữ và cất giấu số lượng lớn vật chất phục vụ cho chiến dịch. Thành phố bảo đảm hậu cần tại chỗ, nuôi nấng và che chở cho hơn 2 vạn chiến sĩ đang bám sát các mục tiêu. Lực lượng vũ trang thành phố bổ sung Đội biệt động F30, hình thành Tiểu đoàn 197 thuộc Lữ đoàn 316, tổ chức thêm Tiểu đoàn 83 và tăng cường thêm Tiểu đoàn Trinh sát 48. Mọi công tác triển khai lực lượng hết sức khẩn trương như nắm lại mục tiêu, điều chỉnh phương án tác chiến, bố trí lại giao thông liên lạc, vận chuyển đưa phương tiện, chất nổ vào vùng ven, nội thành và khui các hầm vũ khí dự trữ...

17 giờ, ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, 4 quân đoàn (1, 2, 3, 4) và Đoàn 232 (tương đương quân đoàn) trên 5 hướng tiến công vào tuyến phòng thủ vùng ven, phá vỡ các mắt xích phòng thủ vòng ngoài của địch, cắt đứt giao thông đường thủy, đường bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long..., tạo điều kiện cho đợt tiến công đồng loạt vào sào huyệt đối phương.

Phối hợp chặt chẽ với các hướng tiến công đó, Quân khu 7, Thành ủy, Thành đội Sài Gòn - Gia Định đã đưa 1.700 cán bộ cơ sở xuống các xã, phường, quận, huyện nội thành và ngoại thành, thâm nhập các xí nghiệp, công sở, trường học, các đoàn thể xã hội, tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng sẵn sàng nổi dậy, tiếp lương thực, thực phẩm cho bộ đội khi các cánh quân chủ lực đánh vào nội đô. Thành ủy, Thành đội cử hàng trăm chiến sĩ biệt động, tự vệ thành ra dẫn đường cho các cánh quân tiến công các mục tiêu then chốt như: Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham mưu, Biệt khu Thủ đô và Nha cảnh sát đô thành...

Cùng với khí thế tiến công như vũ bão của các binh đoàn, lực lượng đặc công, biệt động đồng loạt đánh địch trên các hướng. Hướng Bắc, Tiểu đoàn Đặc công 4 Gia Định mở đường tiến công sân bay Tân Sơn Nhất, giao tranh ác liệt với quân địch ở khu vực chợ Mới, hỗ trợ cho Trung đoàn 115 chiến đấu. Trong ngày 27/4/1975, đơn vị cùng nhân dân nổi dậy diệt tàn binh địch, giải phóng toàn xã Tân Thới Hiệp và một phần xã An Phú Đông. Hướng Đông Bắc, đêm 27, rạng sáng 28/4/1975, các đơn vị đặc công cùng với Tiểu đoàn 4 Thủ Đức đánh chiếm cầu Rạch Chiếc, cầu Tân Cảng, làm chủ tình hình, gỡ nhiều đồn bốt, cùng với nhân dân nổi dậy giải phóng 2/3 huyện, cướp chính quyền xong, trước khi chính quyền ngụy đầu hàng. Sau khi chiếm cầu, các đơn vị quyết tâm giữ không cho địch phá, chờ xe tăng và bộ binh của quân đoàn đánh vào thành phố. Tại đây, Sư đoàn 2 và Lữ đoàn 316 dũng cảm chiến đấu, đánh bật nhiều đợt phản kích của địch, giữ cầu Sài Gòn nguyên vẹn.

Sáng 30/4/1975, các đơn vị mở rộng địa bàn, tiếp tục chiếm xa lộ, trục lộ Bình Trung, An Phú, chờ đón và liên lạc kịp thời với 2 mũi tiến công của cấp trên từ Thành Tuy Hạ vượt sông Cát Lái sang và từ Biên Hòa, Long Bình tiến vào Sài Gòn. Tại đây, lực lượng biệt động đã bức hàng Liên đoàn 301 Bảo an, bắt 600 tù binh và làm nòng cốt cho nhân dân ở quận 9 nổi dậy cướp chính quyền, cùng với lực lượng công nhân bảo vệ nguyên vẹn các cơ sở quan trọng như: Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, Nhà máy nước, Nhà máy xi măng Hà Tiên...

Hướng Nam và Tây Nam, Tiểu đoàn Biệt động 197 phối hợp với đặc công đánh địch ở khu Tân Kiên, áp sát Lộ 4; cùng với quần chúng diệt ác trừ gian. Ngày 30/4/1975, tiến công đánh chiếm Phú Thọ Hòa, Ty cảnh sát quận 11 rồi phát triển cùng với đơn vị bạn và quân chủ lực đánh chiếm Tổng nha Cảnh sát địch, Hạ nghị viện chính quyền ngụy Sài Gòn. Trong khi đó, Tiểu đoàn Biệt động 198 phối hợp với Trung đoàn Đặc công 429 đánh chiếm bốt Bình Hưng, Ký Thủ Ôn, làm chủ Lộ 5, giữ đầu cầu Nhị Thiên Đường cho bộ đội chủ lực tiến công thành phố từ phía Nam.

Với những cố gắng vượt bậc, lực lượng đặc công, biệt động đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giờ phút lịch sử giải phóng Sài Gòn, trong đó, chiếm giữ được 11 cây cầu quan trọng trên các hướng quân ta tiến vào thành phố, đặc biệt là phối hợp với lực lượng tại chỗ bằng 3 mũi giáp công làm tê liệt hạ tầng cơ sở địch ở các khu vực cửa mở quan trọng, tạo điều kiện cho các cánh quân lớn đột phá thần tốc tiến vào sào huyệt cuối cùng của địch.

Được bộ đội chủ lực hỗ trợ, lực lượng vũ trang địa phương trở thành lực lượng nòng cốt cho các đội cơ sở và quần chúng nhân dân nổi dậy diệt ác, phá kìm giành quyền làm chủ. Trưa 30/4/1975, nhân dân Sài Gòn - Gia Định, với cờ hoa rực rỡ, nô nức chào đón các chiến sĩ Giải phóng quân. Cuộc Tổng tiến công đã giành thắng lợi trọn vẹn.

Kết hợp tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là nét điển hình của nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân. Trong đó, sự phối hợp giữa tiến công quân sự với nổi dậy của nhân dân Sài Gòn - Gia Định trong Chiến dịch Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng vào thắng lợi này. Đây là bài học vô cùng quý giá cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ để vận dụng, phát triển trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
 
Buổi sáng 30-4-1975, trong 5 cánh quân tiến vào nội đô Sài Gòn có một nữ chiến sĩ biệt động thành xinh xắn, đầu đội mũ tai bèo, vai khoác súng AK, ngồi trên xe tăng dẫn cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 24, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3, Quân giải phóng miền Nam tiến vào đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy. Cô gái biệt động thành thông minh, gan dạ ấy chính là chiến sĩ biệt động Nguyễn Thị Trung Kiên...
8a.jpg


Bức ảnh của nhà báo Đậu Ngọc Đản chụp nữ biệt động thành Nguyễn Thị Trung Kiên dẫn đường cho các chiến sĩ tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: tư liệu

Nguyễn Thị Trung Kiên tên thật là Cao Thị Nhíp, quê ở tỉnh Tiền Giang. Khi còn nhỏ tuổi, Nguyễn Thị Trung Kiên đã tham gia hoạt động cách mạng, nhờ gan dạ, dũng cảm, cô được chỉ huy đơn vị biệt động thành Sài Gòn tuyển dụng.

Cựu chiến binh Nguyễn Đình Thi, nguyên Chính trị viên phó Đại đội 2, Trung đoàn 24, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 nhớ lại: “Sáng 30-4-1975, trong lúc ngồi ở đường Lê Văn Duyệt chờ pháo binh của ta tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất, Nguyễn Thị Trung Kiên kể với anh em Đại đội 2 chúng tôi: Trước đây em làm nghề buôn bán, hằng ngày, em lên tận Bình Phước, Tây Ninh mua hàng rồi đem về Sài Gòn bán. Về sau, em tham gia biệt động thành dưới vỏ bọc là người làm công cho một gia đình sĩ quan ở Sài Gòn”.

Trước đó, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tổ công tác biệt động thành Sài Gòn của Nguyễn Thị Trung Kiên làm nhiệm vụ dẫn đường đưa Trung đoàn 24, Sư đoàn 10 vào đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Để đưa được đội hình ô tô, xe tăng, xe kéo pháo của Trung đoàn 24 từ Dầu Tiếng - Tây Ninh về Củ Chi là một việc không hề đơn giản, vì toàn bộ đường đi đều là ruộng lúa khô, vấn đề cơ động của Sư đoàn 10 gặp nhiều khó khăn.

Cả đêm 25 và ngày 26-4, bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Thị Trung Kiên cùng một nữ biệt động thành đã dẫn nhóm trinh sát, công binh của Trung đoàn 24 đi tắt qua các cánh đồng từ Dầu Tiếng về Củ Chi để trinh sát và cắm cọc tiêu đánh dấu đường cho quân ta tiến vào. Có thể nói, đây là quyết định rất mạo hiểm vì phải vượt qua nhiều đồn bốt địch và sự săn lùng của máy bay trinh sát, trực thăng, nhưng nữ biệt đông Nguyễn Thị Trung Kiên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ngày 29-4-1975, tổ biệt động thành của Nguyễn Thị Trung Kiên hành quân cùng với Tiểu đoàn 5, đơn vị đi đầu của Trung đoàn 24. Suốt chặng đường dài hơn 60km từ Dầu Tiếng về Sài Gòn, phải vượt qua rất nhiều tuyến chốt chặn của địch ở Củ Chi, thành Quan Năm, Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, Hóc Môn, Bà Quẹo..., có lúc không quân địch còn ném bom vào đội hình của ta nhưng nữ biệt động thành Nguyễn Thị Trung Kiên không hề nao núng, cô vẫn bình tĩnh dẫn đường cho bộ đội tiến quân. Đến chiều tối 29-4, tổ dẫn đường của Nguyễn Thị Trung Kiên đã đưa Trung đoàn 24 vào tới ngã ba Bà Quẹo, đây là cánh quân chủ lực đầu tiên có mặt tại nội đô Sài Gòn trong ngày 29-4-1975.

Sáng 30-4, khi cánh quân của Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 24 bị địch chặn đánh quyết liệt ở ngã tư Bảy Hiền, Nguyễn Thị Trung Kiên đã không sợ nguy hiểm ngồi trên chiếc xe tăng đi đầu của Đại đội 2 vượt qua ngã tư Bảy Hiền đánh thẳng về khu Lăng Cha Cả. Tới khu vực Lăng Cha Cả, thấy địch im ắng không có phản ứng gì, Nguyễn Thị Trung Kiên liền đề nghị Đại đội phó Đặng Đức Lập cho xe tăng tiến về Dinh Độc Lập.

Cựu chiến binh Nguyễn Đình Thi chia sẻ: “Phải nói đề xuất cho xe tăng tiến về Dinh Độc Lập của Nguyễn Thị Trung Kiên lúc đó là một đề xuất táo bạo, quyết đoán. Khi chiếc xe tăng chở cô và đồng đội tiến cách Dinh Độc Lập không còn xa, thấy dân ở các nhà đổ ra đường hò reo rồi thông báo: Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng nên người chỉ huy chiếc xe tăng đã cho xe quay lại. Hôm đó, nếu người chỉ huy của chiếc xe này không cho xe quay lại mà tiếp tục tiến thì đây là chiếc xe tăng đầu tiên có mặt ở Dinh Độc Lập trong ngày 30-4-1975”.

Cựu chiến binh Nguyễn Đình Thi cho biết thêm: “Sau giải phóng, Nguyễn Thị Trung Kiên chuyển về công tác ở Công ty thương nghiệp tổng hợp quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Nữ biệt động này có 2 người con đều học rất giỏi, một người học đại học ở Mỹ, một người học ở Vương Quốc Anh. Cả 2 người con của Nguyễn Thị Trung Kiên đều thành đạt, gia đình hạnh phúc.

Dù chỉ ở Trung đoàn 24 chúng tôi có vài ngày, nhưng hình ảnh cô gái biệt động thành bé nhỏ, gan dạ, dũng cảm Nguyễn Thị Trung Kiên đã để lại những ấn tượng rất sâu sắc với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 24. Bây giờ, mỗi lần có dịp gặp nhau anh em Trung đoàn 24 thời đó thường hay nhắc tới cô với một tình cảm trìu mến, thân thương, ai cũng rất mong có dịp gặp lại cô để cùng nhau ôn lại những ngày tháng chiến đấu ác liệt và rất hào hùng của những ngày cuối tháng 4 năm 1975”.

Trong một lần nói chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Đình Thi, nhà báo Đậu Ngọc Đản, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Truyền hình - người trực tiếp chụp bức ảnh nữ biệt động thành dẫn đường cho xe tăng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất nói: “Trong cuộc đời gần 40 năm làm báo của tôi thì những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời kỳ ghi dấu ấn sâu đậm nhất. Đến bây giờ, tôi vẫn không thể nào quên được dù chiến tranh đã lùi xa.

Về bức ảnh Cô Nhíp, lúc bấy giờ tôi thấy xe tăng của Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 cắm cờ giải phóng và cạnh đó là một cô gái vừa đẹp, vừa hiền dịu, lại vừa hiên ngang nên bấm máy chụp. Sau này, qua tìm hiểu tôi được biết, cô ấy tên là Cao Thị Nhíp, còn tên hoạt động là Nguyễn Thị Trung Kiên. Quả thực, ngay khi vừa nhìn thấy cô Nhíp bên xe tăng, tôi đã bị vẻ đẹp ấy cuốn hút. Tôi có cảm giác rằng đây là một hình tượng đẹp - hình tượng tổng tiến công và nổi dậy. Một hình tượng Việt Nam với nụ cười sáng hiền, kiên cường, gan góc nhưng không kém phần nhân hậu, vị tha”.
 

Có thể bạn quan tâm

Top